Chữa mề đay bằng mẹo có hiệu quả không? Những điều cần lưu ý

Chữa mề đay bằng mẹo có hiệu quả không? Những điều cần lưu ý
Có nhiều cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian ngay tại nhà. Bạn cần cẩn trọng khi áp dụng, tránh gây tổn thương da nặng hơn.

Chữa mề đay bằng mẹo có hiệu quả không? Những điều cần lưu ý
Chữa mề đay bằng mẹo dân gian như thế nào?
MỤC LỤC
Mề đay là gì?
Nguyên nhân gây mề đay
Chữa mề đay bằng mẹo dân gian tại nhà 
Lưu ý khi chữa mề đay bằng mẹo tại nhà
Làm dịu viêm da, dị ứng, nổi mề đay với kem bôi da thành phần thảo dược

Mề đay là gì?

Mề đay hay nổi mày đay là tình trạng phát ban trên da, với đặc trưng là sự xuất hiện của các nốt ban sần và mẩn ngứa trên da. 
Các nốt sần có kích thước và hình dạng rất khác nhau: hình tròn, hình bầu dục hoặc hình vòng; với kích thước thay đổi từ nhưng chấm nhỏ li ti đến những mảng lớn với đường kính hơn 10cm. Mề đay có thể chỉ ảnh hưởng ở một vùng da thường là trên mặt, cánh tay, cổ, bắp chân,.. nhưng cũng có thể xuất hiện toàn thân. 
Mề đay là một trong những bệnh da liễu phổ biến và thường xuyên gặp nhất, bao gồm 2 dạng: cấp tính và mãn tính. Phần lớn các trường hợp nổi mề đay đều ở dạng cấp tính, bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn trong vòng 6 tuần, chỉ một số rất ít, khoảng 5% người bệnh bị mề đay mãn tính, với các triệu chứng kéo dài và tái phát liên tục. 
Nổi mề đay nhưng không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng phù mao mạch dị ứng: sưng phù mặt, mi mắt, môi, lưỡi hoặc cổ họng (các mô lỏng). Nguy hiểm nhất là có thể gây sưng họng, bít tắc đường thở thậm chí dẫn đến tử vong trong vòng 4 phút nếu không cấp cứu để giải phóng đường thở kịp thời.
 
Chữa mề đay bằng mẹo có hiệu quả không? Những điều cần lưu ý
Các vị trí dễ gặp mề đay nhất

Nguyên nhân gây mề đay

Nổi mề đay là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, giải phóng histamin và các chất trung gian làm giãn nở mạch máu, tạo nên các vết phát ban nhỏ trên da.
 
Một số tác nhân có thể gây dị ứng và là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi ban trên da là:
• Thuốc điều trị: kháng sinh, thuốc hạ áp, các thuốc giảm đau;
• Thực phẩm gây dị ứng: hải sản, cà chua, trứng, sữa tươi…;
• Phụ gia thực phẩm, hóa chất bảo quản;
• Các thành phàn có trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân.
• Vi sinh vật gây bệnh; Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc,...;
• Lông động vật, bụi trong nhà, phấn hoa hoặc do ong chích 
• Tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời;
• Do thay đổi nhiệt độ đột ngột 
• Dị ứng mủ cao su 
• Chà xát da quá mạnh, Stress, căng thẳng liên tục
• Do bệnh lý: Nhiễm virus (cúm, cảm lạnh), nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Sjögren, bệnh celiac và tuýp 1.
• Mề đay do lực ép/đè như: mặc quần áo chật, ngồi lâu, đeo giỏ/ba lô nặng.

Chữa mề đay bằng mẹo dân gian 

Phương pháp điều trị mề đay chính hiện nay là điều trị triệu chứng bằng thuốc chống dị ứng kháng histamin. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự chữa mề đay tại nhà bằng cách áp dụng một trong những mẹo sau đây: 
 
Giảm ngứa và nổi mẩn bằng cách chườm lạnh
 
Trong một số trường hợp nổi mề đay mức độ nhẹ, chườm lạnh bằng đá lạnh hoặc khăn ướt có gây tê tạm thời, giảm ngứa và đau rát do mề đay gây ra. 
Nếu vùng da bị ảnh hưởng rộng hoặc ở những vị trí khó chườm, bạn có thể trực tiếp bằng nước lạnh trong khoảng 20 - 30 phút để cải thiện sự khó chịu đang gặp phải.
 
Chữa mề đay bằng muối
 
Trong Y học cổ truyền, muối có vị mặn, tính hàn,công dụng chính là tiêu viêm, sát khuẩn, vì vậy được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da. 
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị khoảng 2 thìa muối hạt cùng khoảng 2-3 lít nước đun sôi.
Pha muối tan hoàn toàn trong nước, sau đó đổ nước ra chậu để nguội dần.
Ngâm vùng da bị nổi mề đay vào trong nước muối
Đến khi nước nguội hoàn toàn thì nhấc tay ra, rửa sạch lại với nước. 
Áp dụng mỗi ngày 2 lần cho đến khi hết mề đay
 
Dùng gừng để trị mề đay tại nhà
 
Gừng tươi từ lâu đã được sử dụng rất nhiều để làm gia vị trong hoặc làm thuốc chữa bệnh. Trong gừng có chứa thành phần tinh dầu zingiberen, tinh bột, vị cay, tính ấm nên được dùng để tiêu đàm và giải độc.  
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị khoảng 20-30g gừng tươi cùng 1-2 thìa mật ong.
Rửa sạch gừng bằng nước muối pha loãng sau đó để ráo nước.
Thái gừng thành từng lát mỏng, sau đó cho vào 1 ly nước sôi khuấy đều.
Chờ cho nước nguội bớt thì cho thêm mật ong vào khuấy tan và sử dụng, kiên trì sử dụng mỗi ngày một lần.
 
Chữa mề đay bằng mẹo có hiệu quả không? Những điều cần lưu ý
Gừng giúp chống dị ứng, thải độc, do đó được dùng để chữa mề đay
 
Uống trà hoa cúc thải độc
 
Trà hoa cúc là một loại ra có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe, bao gồm tăng cường đề kháng, chống viêm, chữa cảm cúm, ho,..
Thành phần các hoạt chất trong hoa cúc bao gồm lượng lớn các chất chống oxy hóa, giúp bài tiết bã nhờn, kháng viêm trên da, hỗ trợ trị nổi mề đay hiệu quả.
 
Cách trị mề đay bằng rau má
 
Rau má cũng được xem là “thần dược” với tác dụng thanh nhiệt, dưỡng ẩm và đào thải độc tố cực hiệu quả. Nhờ vậy, giúp xoa dịu triệu chứng của mề đay, nhanh chóng trả lại làn da khỏe mạnh.
 
Nha đam làm lành và dịu vết ngứa
 
Cây nha đam là một loại thực vật tính mát, có công dụng chống viêm nhiễm nên trị mề đay vô cùng hiệu quả. 
Trong nha đam có chứa thành phần chính là các hoạt chất như glycoprotein, acid cinnamic, vitamin,… có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm và se khít lỗ chân lông, có tác dụng kích thích đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, sau đó lột vỏ và tách thịt.
Bôi trực tiếp phần thịt nha đam lên vùng da bị tổn thương.
Massage nhẹ nhàng để phần dưỡng chất được thẩm thấu vào sâu bên trong da, cuối cùng rửa sạch lại với nước.
 
Chữa mề đay bằng mẹo có hiệu quả không? Những điều cần lưu ý
Nha đam giúp làm mềm da, giảm kích ứng và ngứa da
 
Tắm nước chè xanh
 
Lá chè xanh là một vị thuốc nam quen thuộc, hay được dùng để nấu nước uống hằng ngày để thanh nhiệt, giải độc và kích thích tiêu hóa. 
Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh trong lá chè có nhiều thành phần có tác dụng kháng viêm, giải độc và giảm ngứa rất tốt như catechin, quercetin,… . 
Vì vậy tắm nước chè xanh có tác dụng giảm tình trạng ngứa ngáy và phục hồi mô da, ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố gây hại.
 
Đắp lá trầu không
 
Bên trong lá trầu không chứa một lượng tinh dầu lớn với hoạt chất chính là các polyphenol và một số dưỡng chất có lợi khác. 
Chúng đều là các chất có hoạt tính kháng sinh cực mạnh, có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại, đồng thời kháng viêm hiệu quả, làm lành vết thương và thúc đẩy khả năng phục hồi làn da.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 10g lá trầu không cùng một chút muối hạt.
Rửa sạch lá trầu không và ngâm với nước muối pha loãng để sát khuẩn.
Sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào nghiền nát cùng một chút muối hạt.
Đắp hỗn hợp thu được trên vùng da bị mề đay cho đến khi khô hẳn rồi rửa lại với nước ấm.
 
Giảm ngứa, đau rát do mề đay bằng mật ong
 
Mật ong là một loại thực phẩm quen thuộc, đem lại nhiều giá trị đối với   như chống oxy hoá tế bào, tăng khả năng bảo vệ và phục hồi các tổn thương, chống viêm và điều hoà hệ miễn dịch,… 
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong rất có hiệu quả trong việc điều trị mề đay, ngăn chặn không cho các vi khuẩn lan rộng.
Cách thực hiện như sau:
Rửa sạch vùng da bị mề đay với nước muối.
Lấy mật ong nguyên chất bôi một lớp mỏng lên trên vùng da bị tổn thương.
Sau 15 phút thì rửa sạch lại vùng da đó với nước ấm, kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tuần để đạt kết quả tốt nhất.
 
Chữa mề đay bằng mẹo có hiệu quả không? Những điều cần lưu ý
Chữa mề đay bằng mật ong cũng là một mẹo hiệu quả

Lưu ý khi chữa mề đay bằng mẹo tại nhà 

Trong quá trình chữa mề đay bằng mẹo dân gian, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Điều quan trọng để có thể điều trị hiệu quả, nhanh chóng tình trạng mề đay là cần loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng ra khỏi cơ thể, đồng thời tránh xa các yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng mẩn ngứa. 
Thay quần áo thoáng mát, vì quần áo có thể có dính các tác nhân gây dị ứng mà bạn không biết. Quần áo quá chật chội, ra nhiều mồ hôi cũng có thể khiến dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. 
Các mẹo chữa mề đay chỉ áp dụng trong các trường hợp nhẹ, mề đay cấp tính đã xác định rõ nguyên nhân, còn đối với các trường hợp mề đay mãn tính hoặc các triệu chứng nghiêm trọng, cần được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ. Không tự ý điều trị tại nhà. 
Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất nên đưa trẻ đi thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ mẹo chữa mề đay nào cho trẻ. 
Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, uống đủ nước và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, tránh rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích vì chúng cũng có thể là nguyên nhân khởi phát mề đay. 
Nếu cơ thể có những phản ứng bất thường nào khác trong quá trình thực hiện các biện pháp chữa mề đay, mẩn ngứa kể trên thì nên ngừng áp dụng và tới các bệnh viện để được hỗ trợ.

Làm dịu viêm da, dị ứng, nổi mề đay với kem bôi da thành phần thảo dược

Các loại kem bôi da có khả năng tạo lớp màng ẩm, giúp làm dịu kích thích và cảm giác da nhanh chóng, cân bằng độ ẩm, ngăn ngừa tổn thương lan rộng và thúc đẩy quá trình chữa lành và tái tạo làn da mới. 
Với thành phần gồm các thảo dược như nghệ vàng, kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội… có hiệu quả làm dịu viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa. 
Kem bôi da còn giúp hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương.
Kem bôi da hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.
 

Kem Nhất Nhất

Chữa mề đay bằng mẹo có hiệu quả không? Những điều cần lưu ýThành phần:
Nghệ vàng, Kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội, dầu mè.
Phụ liệu: Sáp ong vàng, Glycerin, Glyceryl monostearate, Ceteareth-25, Shea butter, Sodium carboxymethyl cellulose, Panthenol, Methyl paraben, Propyl paraben.
Công dụng: 
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa.
Làm giảm nấm ngứa trên thân, bẹn, bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân, ngón móng tay, ngón móng chân.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương. 
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo. Làm giảm giời leo (zona), sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng: 
Viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, nấm ngứa trên thân, bẹn, bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân, ngón móng tay, ngón móng chân, zona, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 1-3mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.  
Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì ngưng.
Chống chỉ định: Người dùng quá mẫn cảm với các thành phần của kem.
Cảnh báo và thận trọng: 
- Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 
- Sản phẩm này chỉ dùng bên ngoài, không được nuốt. 
- Thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. 
Quy cách đóng gói: 
Hộp 1 tuýp x 5g; Hộp 1 tuýp x 10g
Bảo quản:
Nơi khô, dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời.
Hạn dùng: 
36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An. 
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Bộ GTVT thông tin việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
14 Tháng 10, 2024

Ngày 11/10, Bộ GTVT vừa có công văn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Đọc thêm
Đông Anh, Hà Nội: Sắp có thêm tuyến đường rộng 40m

Đông Anh, Hà Nội: Sắp có thêm tuyến đường rộng 40m

14 Tháng 10, 2024

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường từ đường gom quốc lộ 3 mới qua UBND xã Vân Hà...

Học vấn của dàn Hoa - Á hậu đại diện Việt Nam đi thi quốc tế trong năm 2024

Học vấn của dàn Hoa - Á hậu đại diện Việt Nam đi thi quốc tế trong năm 2024

14 Tháng 10, 2024

Những người đẹp đại diện nhan sắc Việt Nam dự thi đấu trường quốc tế cuối năm 2024, đầu năm 2025 đều có học vấn...

HLV Kim Sang-sik sở hữu thống kê đáng quên nào cùng ĐT Việt Nam?

HLV Kim Sang-sik sở hữu thống kê đáng quên nào cùng ĐT Việt Nam?

14 Tháng 10, 2024

Kể từ khi HLV Kim Sang-sik lên nắm quyền, ĐT Việt Nam chưa giữ sạch lưới bất kỳ trận đấu nào.

Gala Quả bóng vàng 2024 có sự thay đổi

Gala Quả bóng vàng 2024 có sự thay đổi

14 Tháng 10, 2024

Giải thưởng Quả bóng vàng 2024 có sự thay đổi giúp cho buổi lễ này trở nên hấp dẫn hơn.

Nguy cơ gia tăng người mắc sốt xuất huyết

Nguy cơ gia tăng người mắc sốt xuất huyết

14 Tháng 10, 2024

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến hết tháng 9, cả nước ghi nhận 79.727 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), 12 ca...

0.72440 sec| 2303.57 kb