Chính phủ ban hành chương trình phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng

Chính phủ ban hành chương trình phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng
  Chương trình phục hồi kinh tế lớn nhất từ trước đến nay với quy mô 350.000 tỷ đồng sẽ  gồm nhiều chính sách hỗ trợ, giải ngân trong năm 2022 và 2023.

Mục tiêu của chương trình phục hồi kinh tế sắp được triển khai là phát triển nhanh sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng GDP 5 năm tới bình quân 6,5-7% một năm, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép và các cân đối lớn vĩ mô được đảm bảo.

Đối tượng được hỗ trợ là người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế.

Các chính sách hỗ trợ sẽ được thực hiện trong 2 năm (2022-2023), một số chính sách có thể kéo dài, bổ sung nguồn lực tuỳ diễn biến của dịch bệnh.

Nghị quyết chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - vừa được Chính phủ ban hành ngày 31/1 đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Một là, mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh. 

Lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, dịch vụ ... sẽ được cấp có thẩm quyền hướng dẫn triển khai trên cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Chính phủ sẽ điều chỉnh, thống nhất các quy định về đi lại, di chuyển của người lao động, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an toàn, duy trì hoạt động liên tục, ổn định.

Các dự án đầu tư mới, cải tạo nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh của viện và bệnh viện cấp trung ương gắn với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế, sản xuất vaccine trong nước và thuốc điều trị... sẽ được tập trung thực hiện trong 2 năm tới.

Hai là, đảm bảo an sinh xã hội, việc làm. 

Sáu tháng đầu năm 2022, người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà. 

Trong đó, mức hỗ trợ đối với lao động quay trở lại làm việc là 1 triệu đồng một tháng và lao động đang làm tại các doanh nghiệp là 500.000 đồng một tháng.

Ở nhóm giải pháp này, Chính phủ cũng đưa ra chính sách cho vay hỗ trợ duy trì, mở rộng việc làm, với tổng vốn cho vay tối đa 10.000 tỷ đồng.

Các cá nhân, hộ gia đình cũng sẽ được vay để mua, thuê mua nhà ở nhà xã hội, nhà ở cho công nhân, hoặc vay để cải tạo, sửa chữa nhà... với tổng vốn 15.000 tỷ đồng.

Học sinh, sinh viên sẽ được vay để mua , thiết bị học tập trực tuyến và chi phí học tập... khoảng 3.000 tỷ đồng.

Chính phủ cũng dành nguồn lực cho vay chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi 10 năm tới, với tổng vốn vay 9.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động ít nhất 1 tháng theo yêu cầu phòng, chống dịch sẽ được vay hỗ trợ, tổng vốn vay tối đa 1.400 tỷ đồng.

Chính phủ sẽ cấp bù lãi suất và phí quản lý tối đa 2.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai cho vay ưu đãi. Đồng thời, hỗ trợ lãi suất 2% một năm với các khoản có lãi suất cho vay trên 6% một năm và được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong trong 2022-2023. Tổng vốn hỗ trợ lãi suất là 3.000 tỷ đồng.

Tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động, bảo đảm tính khả thi và tổ chức triển khai nhanh trong thực tế.

Đầu tư tăng cường kết nối cung - cầu lao động toàn quốc trên nền tảng trực tuyến phục vụ công tác , giới thiệu việc làm và cung ứng lao động; xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, nhất là trường cao đẳng chất lượng cao, trọng điểm và thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; nâng cao năng lực cơ sở tuyến đầu của hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, chăm lo cho các đối tượng bị sang chấn tâm lý, cơ nhỡ và các đối tượng yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Trang bị máy tính bảng theo Chương trình "Sóng và máy tính cho em" từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng và sử dụng hiệu quả. Tổng kinh phí tối đa là 1.000 tỷ đồng.

Ba là, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. 

Cụ thể, loạt chính sách miễn giảm thuế phí, lệ phí trong năm 2022 được Chính phủ đưa ra. Chẳng hạn, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) về 8% với cơ sở kinh doanh tính theo khấu trừ và giảm 20% tỷ lệ phần trăm khi xuất hoá đơn với hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. 

Việc giảm thuế VAT không áp dụng với lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay giảm 50%; giảm 50% phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân phải ngừng kinh doanh, sản xuất do ảnh hưởng của Covid-19 sẽ được giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022.

Các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức vào hoạt động phòng, chống dịch sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế doanh nghiệp, cho kỳ tính thuế năm 2022.

Gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất trong năm 2022.

Các ngân hàng thương mại sẽ hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong hai năm (2022 - 2023) với các khoản vay của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã có khả năng trả nợ, phục hồi, thuộc lĩnh vực như hàng không, vận tải kho bãi; du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo; xuất bản phần mềm... Điều kiện hỗ trợ là thuộc đối tượng thụ hưởng, đã được vay vốn hoặc đáp ứng các điều kiện vay vốn, được ngân hàng thương mại chấp thuận.

Ngành ngân hàng phấn đấu suất cho vay 0,5-1% trong 2 năm tới, nhất là với lĩnh vực ưu tiên. Các ngân hàng cũng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Nghị quyết lần này Chính phủ cũng quyết định tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước giữ trên 50% vốn từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ 2021-2023 và từ nguồn ngân sách Nhà nước cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank).

Chính phủ cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu xem xét giảm tiền điện, tiền nước cho doanh nghiệp, người dân.

Bốn là, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vào các dự án quan trọng, cấp thiết, có tính lan toả lớn và giải ngân nhanh, hấp thụ ngay vào nền kinh tế.

Các dự án hạ tầng quan trọng được Chính phủ chú trọng đầu tư giai đoạn này là hoàn thành tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các tuyến kết nối vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên với Miền Trung, các tuyến cao tốc vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long; hạ tầng giao thông kết nối các vùng, cảng biển, cửa khẩu, khu và cụm công nghiệp; hạ tầng số, chuyển đổi số; hạ tầng y tế, xã hội; lao động - việc làm; phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn hồ chứa nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai.

Sử dụng hiệu quả nguồn lực của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, internet.

Năm là, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. 

Theo đó, các cơ chế, chính sách cản trở sản xuất, kinh doanh sẽ được đẩy nhanh cắt giảm. Thủ tục hành chính sẽ được tăng xử lý trực tuyến; nghiên cứu các giải pháp đột phá, khuyến khích thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững...; khẩn trương nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch và quỹ đất liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Nghị quyết cũng đưa ra cơ chế giám sát để tránh trục lợi chính sách trong quá trình thực hiện gói hỗ trợ phục hồi này.

Theo dõi chặt chẽ các chỉ số vĩ mô để có giải pháp kịp thời bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đến chỉ tiêu về lạm phát, nợ xấu; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi để đạt được các chỉ tiêu trong Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; trường hợp có biến động, rủi ro lớn, kịp thời cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cân đối giải pháp tiền tệ hỗ trợ Chương trình với tổng thể phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.

thực hiện gói hỗ trợ sẽ được Bộ Kế hoạch và đầu tư tổng hợp, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2022 - 2023 và kỳ họp cuối năm 2024.

Cách đây 3 ngày, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 15 quy định giảm 2 điểm % thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế VAT 10%.

Chính sách giảm VAT áp dụng với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không phân biệt phương pháp tính thuế khấu trừ hay tính tỷ lệ % trên doanh thu, hiệu lực từ 1/2 đến hết 31/12/2022 và chỉ áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm nay.

Dự kiến, ngân sách nhà nước năm 2022 giảm thu 51.400 tỷ đồng, chủ yếu do giảm 49.400 tỷ đồng từ việc hạ VAT, còn lại là phần khấu trừ chi phí tính vào thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến “gắt gao” khi xét học bạ?
23 Tháng 11, 2024

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển học bạ.

Đọc thêm
Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

22 Tháng 11, 2024

Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở với...

Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm

Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm

22 Tháng 11, 2024

Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và...

Phát hiện mỏ vàng lớn 1.000 tấn ở Trung Quốc

Phát hiện mỏ vàng lớn 1.000 tấn ở Trung Quốc

22 Tháng 11, 2024

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 21/11 đưa tin: Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được...

Lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp': Trò cũ vẫn lừa được nhiều người

Lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp': Trò cũ vẫn lừa được nhiều người

22 Tháng 11, 2024

Dù không còn mới nhưng chiêu trò lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp' tiếp tục tái diễn tại TPHCM và vẫn...

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

22 Tháng 11, 2024

Hoài Lâm trải qua 4 lần đổi nghệ danh sau khoảng 15 năm bước chân vào con đường ca hát.

0.73462 sec| 2279.703 kb