Những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng âm ỉ trên rốn
MỤC LỤC
Đau bụng âm ỉ trên rốn là gì?
Đau bụng lâm râm, âm ỉ trên rốn là dấu hiệu của bệnh gì?
Các phương pháp chữa đau bụng âm ỉ trên rốn
Đau bụng âm ỉ trên rốn là gì?
Đau bụng trên rốn hay đau thượng vị, là hiện tượng các cơn đau xuất hiện trên vùng rốn, dưới xương sườn, có thể tập trung ở chính giữa (đau giữa bụng trên rốn), đôi khi đau bụng trên rốn bên trái hoặc đau bên phải.
Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói từng đợt ở vùng bụng trên, đôi khi người bệnh có thể cảm giác đau quặn, co thắt từng cơn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể có cảm giác căng tức vùng bụng kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, người mệt mỏi…
Vùng bụng trên rốn là vị trí của nhiều cơ quan tiêu hóa bao gồm dạ dày, tá tràng, lá lách, túi mật, một phần thận, đại tràng nên các cơn đau vùng thượng vị thường liên quan tới một trong những vấn đề tại các bộ phận này.
Dựa vào vị trí đau, đau bụng âm ỉ trên rốn có thể là liên quan tới:
Đau phía trên rốn bên trái: liên quan tới các cơ quan như dạ dày, một phần của tuyến tụy và lách.
Đau phía trên rốn bên phải: bao gồm các thành phần túi mật, một nửa tuyến tụy, gan và ống dẫn mật.
Đau quanh vùng giữa bụng: vùng chứa mật và hệ thống tiêu hóa như một phần dạ dày, gan, tuyến tụy, một phần ruột non.
Cấu tạo và vị trái các cơ quan trong bụng
Đau bụng lâm râm, âm ỉ trên rốn là dấu hiệu của bệnh gì?
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng đặc trưng bởi các cơn đau bụng quặn thắt từng cơn, đôi lúc nhói lên từng cơn do nhu động ruột bị mất cân bằng, có lúc tăng nhu động, có lúc chậm nhu động.
Ngoài đau bụng trên rốn còn xuất hiện đau bụng bên phải, kèm theo một số triệu chứng như: Chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài nhiều lần, táo bón, đi ngoài phân sống, đau vùng thượng vị âm ỉ nhiều ngày.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ảnh hưởng đến ruột, đặc biệt là tại ruột già.
Tình trạng này thường tái đi tái lại nhiều lần với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, đôi khi có thể sờ thấy cục cứng nổi lên ở bụng…
Trong hầu hết các trường hợp, đây là một bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để kéo dài mà không điều trị, nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày do nguyên nhân từ vi khuẩn hoặc các tác nhân khác.
Các cơn đau thường bắt đầu âm ỉ ở trên rốn rồi tiến triển với cơn đau thắt, đau trong thời gian kéo dài.
Ngoài ra người bệnh còn xuất hiện đi kèm với các triệu chứng: Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng; đau bụng từ rốn trở lên, dưới ức; đầy bụng; chậm tiêu; ăn uống kém; suy nhược thần kinh.
Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là vết loét hở phát triển ở dạ dày hoặc tá tràng - phần đầu tiên của ruột non.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm: đau hoặc khó chịu ở vùng bụng trên, giữa rốn và xương ức; đầy hơi; ợ chua; khó chịu sau khi ăn; ăn uống không ngon miệng và chán ăn.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng xảy ra khi axit trong dạ dày chảy ngược vào thực quản.
Nguyên nhân chính là do sự kém hoạt động của cơ vòng thực quản, khiến nó không đóng lại kịp thời, các chất từ dưới dạ dày có thể chảy ngược lên bên trên.
Trào ngược gây kích ứng niêm mạc thực quản và có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng âm ỉ trên rốn, ợ nóng, thở khò khè,…
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa biểu hiện bằng một loạt các triệu chứng như ăn không tiêu, đầy hơi chướng bụng, căng tức bụng hoặc đau âm ỉ, đau dữ dội vùng bụng trên hoặc dưới rốn.
Tình trạng này thường là hậu quả một số bệnh lý nhất định trên tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khi dùng quá nhiều thuốc tây, đặc biệt liên quan đến cả chế độ ăn uống.
Tùy vào từng nguyên nhân mà cơn đau có biểu hiện mức độ và vị trí khác nhau.
Bệnh lý sỏi mật
Sỏi mật hình thành do mất cân bằng các thành phần trong mật, bao gồm muối mật, bilirubin và cholesterol, có thể gây tắc nghẽn ống mật, dẫn đến các cơn đau bụng dữ dội.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác bao gồm: đau ngực, đau lưng; buồn nôn và ói mửa; vàng da, vàng mắt; khó tiêu, ợ chua, đầy hơi.
Các cơn đau diễn ra đều đặn, lặp đi lặp lại, có thể kéo dài từ khoảng 15 phút đến vài giờ và thường giảm dần sau 1 – 3 giờ hoặc lâu hơn.
Sỏi mật gây những cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng trên
Các nguyên nhân khác
Đau cơ: do nhiều cơ tập trung vùng bụng trên, khi bị đau do chấn thương hoặc co thắt cơ có thể gây ra đau cơ bụng trên
Viêm ruột thừa: thời gian đầu gây đau âm ỉ quanh rốn nhưng sau đó có thể lan đến bên trên rốn
Bệnh túi thừa: vị trí đau phụ thuộc vào túi thừa, hầu hết xảy ra cơn đau bụng dưới nhưng cũng có trường hợp xuất hiện ở ruột trên, gây đau bụng bên trên rốn.
Các phương pháp chữa đau bụng âm ỉ trên rốn
Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến cơn đau mà sẽ có các biện pháp thích hợp nhất điều trị tình trạng đau bụng trên âm ỉ. Các cách chữa đau bụng được dùng nhiều nhất hiện nay là:
Điều trị bằng thuốc
Một số thuốc có thể được chỉ định để giảm đau, cải thiện sự khó chịu của người bệnh và điều trị nguyên nhân gây đau. Các thuốc được dùng là:
Thuốc giảm đau: cơn đau bụng có thể giảm bằng cách sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen hoặc paracetamol.
Thuốc kháng axit hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI): giảm tình trạng viêm dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản,...
Thuốc chống co thắt: dùng trong trường hợp bị nhiễm khuẩn gây viêm dạ dày hoặc ruột.
Truyền nước: trong trường hợp đau bụng kèm tiêu chảy hoặc đau bụng trên rốn kèm buồn nôn làm mất nước.
Massage
Massage bụng là phương pháp đơn giản hiệu quả, có tác dụng thư giãn, giảm đau đặc biệt những vấn đề liên quan đến dạ dày, tiêu hóa, đau bụng, táo bón, đầy hơi.
Sử dụng một lực vừa phải xoa xung quanh vùng bụng bị đau có tác động tích cực đến thể chất, tinh thần và cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm đầy hơi, điều hòa nhu động ruột.
Các bước massage giảm đau bụng trên rốn âm ỉ
Chườm ấm
Nhiệt độ vừa phải từ 37 đến 40 độ C giúp làm giãn các cơ đang căng cứng giảm tình trạng đau khiến cơ thể dễ chịu hơn.
Mặt khác, chườm ấm còn giúp cải thiện sự co bóp các tế bào cơ vùng dạ dày giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả làm giảm tình trạng khó tiêu, táo bón.
Uống trà gừng
Theo Đông y, gừng là một vị thuốc có tính ấm sẽ giúp làm giảm tình trạng co bóp quá mức của dạ dày. Điều này giúp cho các cơ dạ dày hoạt động hiệu quả tránh tạo áp lực lên dạ dày.
Mặt khác, gừng còn giúp hạn chế tình trạng nôn, buồn nôn, táo bón và rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể dùng túi trà gừng hoặc pha một tách trà rồi thả gừng vào để thưởng thức.
Sử dụng bạc hà
Trong bạc hà có chứa nhiều chất chống oxy hóa như eugenol, limonene, anthocyanins, beta-carotene có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, giúp giảm triệu chứng viêm và giảm đau bụng.
Ngoài ra, bạc hà còn có chứa monoterpene làm giảm co thắt cơ trơn đường ruột qua đó giảm áp lực lên thành bụng.
Ăn quế
Quế chứa các chất chống oxy hóa như beta-carotene, alpha-carotene, beta-cryptoxanthin, lycopene, lutein giúp ức chế tình trạng viêm ở dạ dày qua đó cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ giảm đau dạ dày.
Có thể sử dụng quế một mình hoặc kết hợp với mật ong làm trà hay để chế biến các món ăn hàng ngày để giúp cải thiện tiêu hóa hiệu quả.
Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn
Nghỉ ngơi nhiều khi bị đau, không nên gắng làm việc quá sức, vận động mạnh có thể khiến cơn đau ngày càng tồi tệ hơn.
Uống đủ 1,5 - 2,5 lít nước một ngày, nên dùng nước ấm, uống một lượng vừa phải mỗi lần, tránh uống quá nhiều nước một lúc để tránh làm dạ dày căng quá mức.
Không sử dụng các chất chứa cồn như rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác, không ăn đồ ăn quá nóng, quá cứng hay các loại thực phẩm khó tiêu khi bị đau bụng.
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây có chứa vitamin, chất xơ và khoáng chất có tác dụng cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và sức khỏe chung.
Chia nhỏ bữa ăn, ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa, nên để đồ ăn nguội bớt vì đồ ăn quá nóng có thể kích thích cơn đau tại dạ dày.
Hạn chế việc căng thẳng, thức khuya vì stress có thể khiến cảm giác đau nghiêm trọng hơn. Ngủ đủ giấc và tập thể dục để năng cao sức khỏe.
Dùng thuốc dạ dày Đông y
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến cơn đau bụng âm ỉ trên rốn chính là bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính.
Đông y có bài thuốc dạ dày có tác dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống, thường được dùng trong các trường hợp viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày, rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon…
Bài thuốc dạ dày này hiện đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Dạ Dày dạng viên nén tiện dụng.
Người bị đau bụng âm ỉ trên rốn kèm theo những triệu chứng như trên có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc DẠ DÀY NHẤT NHẤT Điều trị: Xem thêm về sản phẩm: Dạ Dày Nhất Nhất |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm