Tìm hiểu cách phòng ngừa đột quỵ do nhồi máu cơ tim
MỤC LỤC:
Nguyên nhân đột quỵ do nhồi máu cơ tim
Đột quỵ do nhồi máu cơ tim có gây tử vong không?
Triệu chứng cảnh báo đột quỵ
Điều trị khẩn cấp đột quỵ do nhồi máu cơ tim
Phòng ngừa đột quỵ do nhồi máu cơ tim
Nguyên nhân đột quỵ do nhồi máu cơ tim
Đột quỵ do nhồi máu cơ tim là một tình trạng liên quan đến sự tương tác giữa hệ tuần hoàn tim và não.
Cơ chế nhồi máu cơ tim
- Xơ vữa động mạch: Mảng bám xơ vữa hình thành trong các động mạch vành do tích tụ cholesterol, tế bào viêm và các chất béo khác.
- Hình thành cục máu đông: Khi một mảng xơ vữa bị vỡ, tiểu cầu sẽ kết tụ lại tại vị trí này và hình thành cục máu đông.
- Tắc nghẽn động mạch vành: Cục máu đông này có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần động mạch vành, làm giảm hoặc ngăn chặn dòng máu tới cơ tim, gây ra nhồi máu cơ tim.
Cơ chế đột quỵ sau nhồi máu cơ tim
Sau nhồi máu cơ tim, có một số cơ chế chính có thể dẫn đến đột quỵ:
Cục máu đông từ tim (Thuyên tắc từ tim):
Huyết khối trong tim: Sau nhồi máu cơ tim, các cục máu đông có thể hình thành trong các buồng tim, đặc biệt là trong tâm nhĩ hoặc tâm thất trái.
Di chuyển lên não: Các cục máu đông này có thể vỡ ra và di chuyển qua hệ tuần hoàn, tới não và gây tắc nghẽn mạch máu não, dẫn đến đột quỵ nhồi máu.
Rối loạn nhịp tim:
Rung nhĩ: Nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến các rối loạn nhịp tim như rung nhĩ. Điều này khiến nhịp đập không đều tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành cục máu đông, những cục máu đông này có thể di chuyển lên não và gây đột quỵ.
Huyết áp cao và viêm nhiễm:
Tăng huyết áp: Sau nhồi máu cơ tim, huyết áp có thể tăng cao, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và tổn thương mạch máu não.
Viêm nhiễm và stress oxy hóa: Nhồi máu cơ tim gây ra tình trạng viêm nhiễm và stress oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ đột quỵ.
Đột quỵ do nhồi máu cơ tim là một tình trạng liên quan đến tim và não
Đột quỵ do nhồi máu cơ tim có gây tử vong không?
Đột quỵ do nhồi máu cơ tim là một tình trạng nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Các yếu tố làm ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong:
- Vị trí cục máu đông: Cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu lớn trong não có nguy cơ tử vong cao
- Kích thước cục máu đông: Cục máu đông lớn có nguy cơ tử vong cao
- Thời gian điều trị: Điều trị trong vòng vài giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện triệu chứng (thường trong vòng 4,5 giờ) bằng thuốc tiêu sợi huyết có thể giảm thiểu tổn thương não và cải thiện tỷ lệ sống sót.
- Tình trạng sức khỏe tổng thể: Bệnh nhân có các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch khác thường có nguy cơ cao hơn.
- Mặc dù tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong trong vòng một tháng sau đột quỵ do nhồi máu cơ tim có thể dao động từ 10% đến 20%.
Những bệnh nhân sống sót có thể phải đối mặt với các vấn đề như suy giảm chức năng vận động, ngôn ngữ và nhận thức. Quá trình hồi phục cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế, kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm.
Triệu chứng cảnh báo đột quỵ
- Mất đột ngột khả năng nói hoặc hiểu lời nói
- Yếu hoặc tê liệt một bên cơ thể
- Mất thị lực đột ngột
- Chóng mặt hoặc mất cân bằng
- Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân
Điều trị khẩn cấp đột quỵ do nhồi máu cơ tim
Thuốc tiêu sợi huyết (tPA): Cần được sử dụng trong vòng 4,5 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
Can thiệp nội mạch: Sử dụng thiết bị để loại bỏ cục máu đông trực tiếp từ mạch máu não.
Điều trị hỗ trợ: Bao gồm kiểm soát huyết áp, đường huyết và các biện pháp hỗ trợ hô hấp nếu cần thiết.
Đột quỵ do nhồi máu cơ tim cần được cấp cứu sớm
Phòng ngừa đột quỵ do nhồi máu cơ tim
Phòng ngừa đột quỵ do nhồi máu cơ tim là những việc cần thực hiện để kiểm soát các yếu tố nguy cơ và duy trì sức khỏe tim mạch.
Dưới đây là những việc cần thực hiện:
- Kiểm soát huyết áp: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi lối sống và theo dõi huyết áp thường xuyên.
- Kiểm soats cholesterol cao: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày và sử dụng thuốc hạ cholesterol nếu cần thiết.
- Kiểm soát đường huyết: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, có chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp.
- Ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, protein lành mạnh như cá, thịt gà không da…
- Cắt giảm muối, mỡ động vật, thức ăn nhanh và các sản phẩm từ sữa béo
- Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia
- Kiểm soát căng thẳng
- Khám sức khỏe định kỳ
- Dùng thuốc chống đông máu như aspirin hoặc warfarin theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
- Dùng thuốc hoạt huyết Đông y tăng cường lưu thông máu đi khắp cơ thể, phòng tránh xơ vữa động mạch, nghẽn mạch.
Thuốc hoạt huyết Đông y tăng cường lưu thông máu dạng viên nén (ví dụ như Hoạt Huyết Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu Thành phần (Cho 1 viên nén): Chỉ định: Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não. Liều dùng, cách dùng: Lưu ý: Chống chỉ định: Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Sản xuất bởi: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022 |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm