Đầy hơi đau bụng có thể cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa
Triệu chứng đầy hơi đau bụng
Thời gian tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hấp thu ở ruột non thông thường từ 3-5 giờ. Nếu quá 3 -5 giờ mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa sẽ sinh ra chướng bụng, đầy hơi; nếu nhanh hơn sẽ gây tiêu chảy. Một người tiêu hóa bình thường sẽ đi đại tiện sau khi ăn mỗi 12 đến 24 giờ.
Một số triệu chứng thường gặp giúp nhận biết đầy hơi đau bụng bao gồm:
- Cảm giác bụng phình to, căng cứng sau ăn 30 phút dẫn tới khó chịu, thấy no bụng bất thường
- Có thể ợ hơi nhiều lần, ợ chua, nóng rát vùng họng
- Có lúc buồn nôn hoặc nôn
- Bụng tức nặng ở phía trên, ậm ạch, khó chịu
- Bụng đau râm ran, đi lại nặng nề, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón kèm theo
- Đau toàn vùng bụng, đau thắt ngực sau khi ăn
Nguyên nhân đầy hơi trướng bụng
Có rất nhiều nguyên nhân gây đầy hơi đau bụng, thường gặp nhất là:
- Do chế độ ăn uống: chế độ ăn uống không lành mạnh kéo dài gây hại cho đường tiêu hóa. Các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ… thường gây đầy hơi kéo dài
- Do rối loạn hệ thống vi khuẩn: tỉ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường tiêu hóa là 85:15. Nếu tỉ lệ này bị mất cân bằng sẽ dẫn đến rối loạn.
- Do rối loạn nhu động ống tiêu hóa: làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm gây khó khăn cho tiêu hóa hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật, tụy khiến thức ăn không được tiêu hóa hiệu quả, sinh ra khí. Đây thường là nguyên nhân dẫn tới đầy hơi đau bụng dưới.
- Stress, căng thẳng: hay lo âu, thần kinh căng thẳng cũng có thể gây đầy hơi đau bụng.
- Các bệnh lý về đường tiêu hóa: như viêm loét dạ dày, thực quản có thể gây đầy hơi đau bụng.
Bệnh lý dạ dày thường gây ra đầy hơi đau bụng
Cách chữa đầy hơi đau bụng tại nhà hiệu quả
1. Dùng thảo dược tự nhiên
Đối với triệu chứng đầy hơi đau bụng không phải do nguyên nhân bệnh lý, bạn có thể tham khảo sử dụng các phương pháp tự nhiên giúp cải thiện tình trạng khó chịu:
Tỏi
Tỏi giúp giảm đầy bụng khó tiêu rất hiệu quả. Cách dùng như sau:
- Cách 1: Tỏi bóc vỏ 30g, giã nát, trộn với 5g đường phèn hoặc đường kính. Hòa với 60ml nước sôi ấm (từ 40 – 50 độ) chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Cách 2: Nướng 1 củ tỏi rồi bọc trong một miếng gạc mỏng, đặt lên rốn của người bị đầy hơi chướng bụng, cách này giúp xì hơi để họ cảm thấy dễ chịu hơn.
Gừng
Gừng là vị thuốc được nhắc tới rất nhiều về tác dụng chữa bệnh trong đó có đầy hơi đau bụng, rối loạn tiêu hóa, giải độc… Cách dùng gừng để đẩy lùi tình trạng đầy hơi đau bụng như sau:
- Cách 1: Uống từng ngụm nước nóng có vài lát gừng.
- Cách 2: Uống trà gừng nóng ngay sau ăn sẽ giúp giảm đầy bụng khó tiêu.
- Cách 3: Gừng tươi rửa sạch đập nát cho vào một cốc nước nóng ngâm khoảng 30 phút rồi thêm 1 thìa mật ong quấy đều, ngày uống 2 – 3 lần sau bữa ăn.
Quế
Quế là vị thuốc nổi tiếng có tác dụng chữa đầy hơi đau bụng. Cách sử dụng như sau:
- Cách 1: Đun sôi 250ml nước, thêm 1/2 thìa cà phê bột quế vào hòa tan trong nước. Gạn lấy nước uống sau khi ăn.
- Cách 2: Thêm 1/2 thìa cà phê bột quế vào trong ly sữa ấm và uống khi chướng bụng đầy hơi.
Quế thường được sử dụng để pha trà khi bị đau bụng đầy hơi
Trà hoa cúc
Hoa cúc có chứa hoạt chất chống viêm tự nhiên, làm dịu niêm mạc dạ dày, ruột, giảm khí. Lấy 1 ít hoa cúc khô hoặc tươi cho vào ấm pha trà sau đó đổ nước sôi vào. Đậy nắp kín 15 phút là có ngay một ly trà thơm ngon.
Cần tây
Cần tây được coi là vị thuốc hỗ trợ bệnh lý về đường ruột, giúp thanh lọc cơ thể và giải độc đường tiêu hóa rất hiệu quả. Bạn có thể nấu canh, xào rau cần tây giúp lợi tiểu, giảm lượng nước trong cơ thể và thúc đẩy quá trình bài tiết.
Đu đủ
Trong đu đủ có chứa enzym papain màu trắng sữa giúp quá trình tiêu hoá hoạt động tốt hơn, các chất khí hơi ứ đọng cũng dễ dàng được đào thải.
Bạn có thể ăn đu đủ chín hoặc nấu canh đu đủ…đều ngon miệng và bổ dưỡng. Tuy nhiên không nên dùng đu đủ cho người bị bệnh dạ dày.
Lá ổi
Lá ổi có tác dụng hỗ trợ điều trị đầy hơi chướng bụng khá hiệu quả bởi trong lá ổi có chứa tanin giúp làm se niêm mạc ruột, làm giảm dịch nhầy trong dạ dày. Bên cạnh đó, vị chát của lá ổi cũng giúp chống lại các vi khuẩn gây chướng khí.
Cách thực hiện như sau: Lấy 7 – 10 lá ổi non, rửa sạch và ngâm nước muối loãng sau đó xay nhuyễn với 1 ly nước, lọc lấy nước, uống ngày 2 lần. Có thể pha chút mật ong giúp dễ uống hơn.
Nhai lá ổi trị đau bụng đầy hơi là biện pháp dân gian thường được sử dụng
2. Massage bụng
Xoa đều bụng theo chiều kim đồng hồ từ sườn bên phải sang trái, xuống dưới, sang phải rồi trở về điểm xuất phát cho tới khi ợ hơi. Có thể bôi thêm chút dầu nóng lên bụng khi xoa để tăng hiệu quả.
3. Dùng túi chườm ấm
Dùng túi chườm nóng và chườm nhẹ nhàng lên vùng bụng, bẹ sườn sẽ giúp giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng hiệu quả. Hoặc bạn ccó thể cho nước sôi vào một cái chai và vặn nút thật chặt sau đó chườm nhẹ lên vùng bụng. Lăn nhẹ chai nước quanh vùng bụng sẽ giúp cải thiện chướng bụng đầy hơi.
Tắm trong bồn nước ấm cũng có tác dụng giảm đau và căng thẳng ở đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
4. Tập thể dục hàng ngày
Tích cực tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp kích thích nhu động ruột, giải phóng khí dư thừa ra ngoài và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Tập thể dục cũng giúp giảm căng thẳng, stress – nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng.
5. Lưu ý chế độ ăn
Ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn quá no, không nên vừa ăn vừa nói chuyện, xem ti vi hay xem điện thoại.
Không ăn thực phẩm ngọt như bánh kẹo, hoa quả chín nẫu, các loại sữa hay các sản phẩm được chế biến từ sữa.
Không nhai kẹo cao su vì hoạt động nhai liên tục có thể đưa không khí vào bụng dễ dàng. Không nên uống nước ngọt, đồ uống có ga, soda vì chúng gây tích tụ nhiều khí trong dạ dày.
Cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn giúp giảm tình trạng tích nước trong người, từ đó cải thiện chướng bụng đầy hơi.
Ngoài ra, nên bổ sung chất xơ vào trong khẩu phần ăn mỗi ngày giúp phòng ngừa táo bón, giảm chướng bụng đầy hơi.
Những người hay bị đau bụng đầy hơi tránh ăn kẹo cao su
6. Điều trị bằng thuốc Đông y
Đầy hơi đau bụng là biểu hiện của bệnh lý đường tiêu hóa mà cụ thể là bệnh lý dạ dày. Nếu tình trạng kéo dài và sử dụng các biện pháp dân gian không đỡ, bạn nên đi khám để được điều trị phù hợp.
Hiện nay, xu hướng điều trị được nhiều chuyên gia đánh giá cao và đông đảo bệnh nhân tin tưởng là kết hợp cả Tây và Đông y khi điều trị.
Theo quan điểm Đông y, các chứng bệnh liên quan đến tỳ vị (dạ dày) là do chứng nghịch khí hình thành, nên thuốc Đông y thường giúp khí lưu thông, đồng thời giúp trung hòa dịch vị acid, giảm tình trạng đầy hơi đau bụng ở dạ dày, khó tiêu…
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y giúp chữa bệnh dạ dày, tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng có hiệu quả. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc bí truyền hiệu quả thực sự, với cơ chế hành khí (giúp khí lưu thông), hòa vị (giúp trung hòa dịch vị), tán hàn (giúp tiêu cái lạnh), chỉ thống (giảm đau).
Bài thuốc đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy Dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị đầy hơi đau bụng do bệnh dạ dày có thể tham khảo để điều trị, giảm triệu chứng cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm