Tìm hiểu các bệnh tai mũi họng thường gặp
MỤC LỤC
Bệnh tai mũi họng là gì?
Đặc điểm của hệ thống tai mũi họng
Vì sao bệnh tai mũi họng lại phổ biến?
Các bệnh tai mũi họng thường gặp
Các biện pháp điều trị tại nhà và ngăn ngừa bệnh tai mũi họng
Bệnh tai mũi họng là gì?
Bệnh tai mũi họng là một trong những bệnh lý có tỷ lệ mắc phải hàng năm nhiều nhất và là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới kê đơn kháng sinh trong bệnh viện.
Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể dễ dàng gặp phải các bệnh đường hô hấp trên.
Trung bình người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, cảm lạnh ít nhất một lần trong năm.
Trẻ em thường gặp thường xuyên hơn, với khoảng 3-4 lần ốm do các bệnh tai-mũi-họng thậm chí nhiều hơn.
Không có mốc thời gian cụ thể, bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng tập trung nhiều vào thời điểm giao mùa, khi trời chuyển lạnh hoặc trong những đợt trời mưa nhiều.
Đặc điểm của hệ thống tai mũi họng
Tai, mũi, họng cùng với các xoang và nắp thanh quản tạo thành đường hô hấp trên, đóng vai trò nạp không khí cung cấp cho đường hô hấp dưới và thức ăn để đưa xuống dạ dày làm nhiệm vụ tiêu hóa.
Thực tế, các bộ phận này không riêng rẽ mà được nối thông với nhau và thông với các bộ phận khác.
Các xoang thông với mũi, mũi họng thông với tai, xương chũm qua vòi nhĩ. Lớp niêm mạc ở đây được chi phối bởi hệ thống mạch máu và thần kinh rất phong phú.
Nếu một bộ phận bị bệnh thì nhiễm trùng dễ dàng có thể qua các hốc nối, tới các bộ phận khác và gây bệnh tại đó.
Chính vì thế, các bệnh lý về tai mũi họng không bao giờ xuất hiện đơn lẻ mà thường xảy ra cùng lúc.
Khi bị viêm họng sẽ gây nên viêm mũi, viêm thanh quản trong khi viêm mũi thường là nguyên nhân gây viêm xoang, viêm họng mãn tính.
Hệ thống tai - mũi - họng thông nhau
Vì sao bệnh tai mũi họng lại phổ biến?
Tai mũi họng thường được ví như “cửa ngõ” của cơ thể, có nhiệm vụ canh gác ngăn virus, vi khuẩn hay khói bụi xâm nhập.
Vì vậy đây là các bộ phận thường xuyên phải chịu nhiều tác động từ yếu tố môi trường, thời tiết, là nơi tiếp xúc đầu tiên của bất kỳ tác nhân gây bệnh nào.
Đặc biệt với điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, nắng mưa xen kẽ, nhiệt độ biến động đột ngột, khiến cơ thể không kịp ứng phó.
Virus, vi khuẩn và các tác nhân dị ứng sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và gây bệnh tại đây.
Các bệnh tai mũi họng thường gặp
Một số bệnh tai mũi họng phổ biến nhất ở người lớn và trẻ nhỏ bao gồm: Viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng và viêm xoang.
Các bệnh tai mũi họng thường gặp
Viêm họng
Viêm họng là một trong các bệnh đường hô hấp trên thường gặp nhất. Niêm mạc hầu họng bị tấn công bởi vi khuẩn và virus, dẫn tới viêm, sưng gây đau rát, khó chịu và vướng víu ở cổ khi nhai nuốt.
Thông thường viêm họng có thể cải thiện sau 7-10 ngày điều trị, nhưng một số ít trường hợp có thể chuyển thành viêm họng mãn tính. Viêm họng mãn tính thường biến chứng sang viêm tai giữa, viêm thanh quản.
Viêm amidan
Amidan là tổ chức ở họng, giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, do đó thường xuyên bị tấn công và xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
Các triệu chứng đặc trưng bao gồm đau họng, sốt, chảy nước mũi, amidan sưng to, vùng họng viêm đỏ… Viêm amidan mãn tính thường tiến triển thành nhiều đợt cấp tính, trung bình từ 5-6 lần trong mỗi năm.
Bệnh có thể gây ra những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc thấp tim.
Viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang hay còn gọi là viêm xoang là tình trạng viêm mũi và các xoang cạnh mũi được biểu hiện bởi hai hay nhiều triệu chứng nhưng ít nhất phải có một trong hai triệu chứng là ngạt mũi/chảy dịch mũi.
Viêm mũi xoang cấp tính thường khởi phát đột ngột, diễn biến nhanh, các triệu chứng rầm rộ, kéo dài và khỏi trong vòng 4 tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài trong vòng 12 tuần không khỏi, bệnh được xem là giai đoạn viêm mãn tính.
Bệnh thường xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ, thường kéo theo viêm tai giữa và viêm họng mãn tính.
Viêm VA
Viêm VA xảy ra khi có tình trạng viêm mô VA, nguyên nhân thường do nhiễm trùng, dị ứng hoặc kích ứng từ axit dạ dày. Chủ yếu trẻ nhỏ dưới 7 tuổi thường xuyên bị viêm VA, trong khi người lớn chủ yếu viêm amidan.
Viêm VA hiếm khi tự xảy ra và thường liên quan đến các bệnh lý như viêm amidan, viêm họng, viêm mũi xoang hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Tình trạng kích ứng liên tục có thể dẫn đến phì đại VA và gây viêm VA quá phát.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ được xác định bởi các đợt ngưng thở và giảm thở thường xuyên. Đây cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa hay ung thư.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn xảy ra khi đường hô hấp trên bị tắc nghẽn nhiều lần trong khi ngủ, khiến luồng không khí giảm hoặc ngừng hoàn toàn. Đây là hội chứng ngưng thở khi ngủ phổ biến nhất.
Tình trạng thừa cân – béo phì, viêm amidan quá phát… có thể làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Các biện pháp điều trị tại nhà và ngăn ngừa bệnh tai mũi họng
Để giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các bệnh lý tai mũi họng tại nhà, có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Xây dựng chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các chất để tăng cường dinh dưỡng
Uống nhiều nước, có thể uống các loại trà thảo mộc ấm
Ăn và uống đồ ấm nóng, mềm như cháo, súp
Súc miệng họng hoặc rửa mũi xoang bằng nước muối sinh lý
Xông hơi giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp giảm nghẹt mũi
Sử dụng máy xông tinh dầu và máy phun sương tạo độ ẩm giúp giảm khô họng và nghẹt mũi
Liệu pháp massage, bấm huyệt để giảm các triệu chứng ngạt mũi, đau họng...
Có thể giảm khô và ngứa rát cổ họng bằng xịt họng thảo dược lành tính
Vệ sinh mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang
Khi bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Zn...) với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
Dung dịch vệ sinh mũi chứa muối và nước khoáng hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO Thành phần: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm