Cả nước thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học

Cả nước thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học
TS Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết, trên thực tế cả nước còn thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học.

Thông tin trên Báo Sài Gòn giải phóng Online cho biết, ngày 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội thảo bố trí giáo viên và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Tại hội thảo, tiến sĩ Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết, trên thực tế cả nước còn thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học. Trong đó, bậc mầm non thiếu nhiều nhất với 44.000 giáo viên, kế đến là tiểu học thiếu gần 33.000 giáo viên, THCS thiếu trên 18.000 và THPT thiếu gần 12.000 giáo viên.

Nguyên nhân là do từ năm 2015 trở về trước, nhiều địa phương có tỷ lệ giáo viên/lớp thấp do chỉ tiêu biên chế được giao chưa đủ định mức, bậc tiểu học triển khai chương trình dạy học 1 buổi/ngày nên giao biên chế 1,2 giáo viên/lớp.

Từ năm 2015 đến nay, thực hiện chủ trương dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học, định mức nâng lên 1,5 giáo viên/lớp nhưng biên chế giáo dục không tăng thêm, trong khi đó số lượng học sinh tăng đều hàng năm, đặc biệt ở các thành phố lớn tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai... Riêng đối với các môn học đặc thù như tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật, chính sách tuyển dụng và thu nhập cho giáo viên chưa đủ sức thu hút nên luôn khan hiếm nguồn tuyển.

Trước tình trạng trên, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đề nghị các địa phương tập trung giải quyết. Cụ thể, đặt hàng các trường sư phạm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; sắp xếp lại hệ thống trường lớp, giảm trường học có quy mô nhỏ, xây dựng trường nhiều cấp học.

Bên cạnh đó, hóa giáo dục ở những nơi đủ điều kiện, đẩy mạnh bố trí giáo viên liên trường, liên cấp nhằm tháo gỡ khó khăn về đội ngũ. Song song đó, mỗi cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh cơ chế tự chủ, khẩn trương tuyển dụng giáo viên còn thiếu so với biên chế được giao.

Cả nước thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học
Ảnh minh họa

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cũng tại hội thảo, trước đây khi triển khai chương trình giáo dục theo Quyết định 16/2006 đã xảy ra tình trạng thiếu giáo viên.

Đến nay, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 với các môn học mới khiến nhân sự càng khó khăn hơn. Trong đó, các môn học không thay đổi tên gọi so với chương trình cũ đều giữ nguyên hoặc giảm nhẹ số tiết nên không xáo trộn về nhân sự. Cơ cấu giáo viên biến động ở các môn học mới đòi hỏi sự chủ động rà soát, bố trí đội ngũ tại mỗi đơn vị.

Liên quan đến tình trạng thiếu giáo viên, nguồn tin trên Báo Dân trí cho biết, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên môn Tin học và Ngoại ngữ trở thành môn học bắt buộc từ năm lớp 3, nhưng hai bộ môn này thiếu giáo viên trầm trọng.

Riêng môn Ngoại ngữ, để thực hiện dạy theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới cho lớp 3 năm học 2022 - 2023, theo Bộ GD&ĐT, cả nước cần thêm 5.322 giáo viên, còn cho hai năm tiếp theo lần lượt là 2.207 và 2.061 giáo viên. Tương tự, để đủ cho cả 3 năm, cả nước sẽ cần thêm 9.589 giáo viên, việc thiếu cục bộ xảy ra ở nhiều tỉnh. Với môn Tin học, theo Bộ GD&ĐT, để đủ giáo viên (tính tối thiểu 1 giáo viên/trường) cả nước cần bổ sung thêm 3.684.

Theo Bộ GD&ĐT, nguyên nhân của tình trạng thiếu giáo viên là việc tuyển dụng không sát với nhu cầu và quy mô phát triển trường lớp, học sinh. Việc bố trí, điều động, phân công giáo viên cũng chưa phù hợp. Một phần khác do tình trạng di dân cơ học tại một số khu công nghiệp, đô thị lớn.

Nhiều địa phương trên cả nước cho biết đang thiếu giáo viên nghiêm trọng. Có tỉnh thiếu tới hàng nghìn, thậm chí chục nghìn giáo viên trong năm học mới, nhất là đối với Chương trình GDPT 2018.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

25-04-2025 06:39

Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Nổi bật trang chủ
Chiến thuật với môn Ngữ văn thi vào lớp 10
25 Tháng 04, 2025

Ngữ văn không còn là môn “học thuộc”. Học sinh cần kỹ năng và năng lực đọc - viết thực sự mới có thể tự giải quyết được các câu hỏi của đề thi.

Đọc thêm
Nàng Á hậu đình đám chia sẻ câu chuyện gây xúc động dịp Đại lễ

Nàng Á hậu đình đám chia sẻ câu chuyện gây xúc động dịp Đại lễ

24 Tháng 04, 2025

Á hậu Trương Mỹ Nhân khiến nhiều người xúc động khi chia sẻ câu chuyện về sự hỗ trợ kịp thời của lực lượng cảnh...

3 kịch bản nóng: Nga-Mỹ chọn điều xấu nhất cho Kiev

3 kịch bản nóng: Nga-Mỹ chọn điều xấu nhất cho Kiev

24 Tháng 04, 2025

Secret Chancellery cho biết, có 3 phương án chấm dứt xung đột ở Ukraine, Nga-Mỹ dường như lựa chọn phương án 2, đó là điều...

Tỷ phú Madam Pang 'kiệt sức' giữa lúc FAT khó khăn tài chính

Tỷ phú Madam Pang 'kiệt sức' giữa lúc FAT khó khăn tài chính

24 Tháng 04, 2025

Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) Nualphan Lamsam phải nhập viện ở thủ đô Bangkok giữa áp lực tài chính nặng nề...

Giới trẻ rộn ràng 'bắt trend' tháng Tư lịch sử

Giới trẻ rộn ràng 'bắt trend' tháng Tư lịch sử

24 Tháng 04, 2025

Giới trẻ đang "bắt trend" tháng Tư hướng về 50 năm ngày thống nhất đất nước với lòng tự hào dân tộc.

Lưu ý trong ôn thi môn Toán vào lớp 10 Hà Nội

Lưu ý trong ôn thi môn Toán vào lớp 10 Hà Nội

24 Tháng 04, 2025

Cô Nguyễn Thị Thanh Hà, GV Trường THCS Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) lưu ý giúp học sinh ôn tập, làm tốt bài thi...

0.74107 sec| 2268.953 kb