Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non
Hiện nay, phụ cấp ưu đãi của giáo viên mầm non đang 35%, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng tốt nhất tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non tương tự như phụ cấp ưu đãi của y tế cấp cơ sở.

Theo thông tin trên Báo Pháp luật TP HCM, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - , ngân sách Nhà nước của Quốc hội diễn ra ngày 27/10, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, thiếu giáo viên và giáo viên nghỉ việc, chuyển việc là hai vấn đề khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Về việc thiếu giáo viên, Bộ trưởng thông tin ngành giáo dục đã phối hợp với ngành nội vụ tính toán và xác định số lượng giáo viên từ nay đến năm 2026 cần phải bù đắp, bổ sung lên đến 107.000 người. Con số này có thể còn biến động trước tình hình giáo viên nghỉ việc. Đây là số giáo viên để đảm bảo vừa duy trì hoạt động dạy và học bình thường, vừa để thực hiện các mục tiêu đổi mới, mục tiêu nâng cao chất lượng, vì một trong 3 yêu tố nâng cao chất lượng giáo dục là giáo viên, cơ sở vật chất và chương trình, phương pháp.

Về nguyên nhân của tình trạng thiếu giáo viên, Bộ trưởng cho rằng có nguyên nhân từ nhiều năm về trước đã thiếu, do số lượng bỏ việc, giảm biên chế, do nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số cần, do thừa thiếu cục bộ khó điều tiết, kể cả lý do tăng dân số tự nhiên.

Thiếu giáo viên còn do biến động dồn dịch về dân số, một số vùng miền dồn về các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Mặt khác, thiếu giáo viên còn do vấn đề dịch bệnh tác động đến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là các nhóm trẻ tư thục, số lượng đóng cửa rất lớn.

Ngoài ra, còn do nhu cầu để thực hiện phổ cập mầm non 5 tuổi; do việc tăng từ học 1 buổi lên 2 buổi/ngày; do chuẩn về mặt tỷ lệ giáo viên trên học sinh và số học sinh trên lớp để đảm bảo chuẩn 35 học sinh/lớp ở tiểu học và 45 học sinh/lớp ở bậc trung học. Bộ trưởng thừa nhận, muốn nâng cao chất lượng thì không thể duy trì số lượng học sinh quá lớn trên lớp. Nếu số lượng học sinh/lớp là 60 - 65, thậm chí cao hơn thì rất khó để nâng cao chất lượng dạy và học.

Đặc biệt, gần đây, khi triển khai một số môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, kỹ năng của người học, như môn Tin học, Ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3 vào năm 2022; học sinh THPT học môn Mỹ thuật, Âm nhạc… lại thiếu giáo viên thêm ở các môn này. Qua thống kê thì chỉ riêng số giáo viên dành cho các môn học mới đến năm 2025, 2026 đã thiếu 26.228 giáo viên để đảm bảo cho môn học.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non

Ảnh minh hoạ

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, để giải quyết được vấn đề giáo viên nghỉ việc, Chính phủ đang nghiên cứu tăng lương cơ sở cho toàn bộ công chức, viên chức. Điều này nhằm động viên thầy cô giáo gắn bó với nghề.

“Một trong các chính sách rất quan trọng là tăng lương cho giáo viên, chính sách này đang được Chính phủ tính toán, sẽ là giải pháp quan trọng để giải quyết , tâm lý giáo viên, để giáo viên yên tâm công tác”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giáo viên thiếu nhiều nhất và bỏ việc nhiều nhất là ở bậc mầm non, số nghỉ việc ở bậc mầm non chiếm trên 40% tổng số giáo viên nghỉ việc. Do đó, Bộ trưởng đề nghị, Quốc hội xem xét điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non. Hiện nay, phụ cấp ưu đãi của giáo viên mầm non đang 35%, Bộ trưởng cho rằng tốt nhất tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non tương tự như phụ cấp ưu đãi của y tế cấp cơ sở, còn tối thiểu nên tăng 35% lên 70% ngang với mức ưu đãi cũ của y tế cơ sở. Ngành giáo dục rất mong muốn tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non.

Bên cạnh đó, một chính sách nữa để giải quyết thiếu giáo viên, đó là cân nhắc việc giảm biên chế 10% đối với giáo viên. Các địa phương cũng cần giám sát, thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng đảm bảo việc tuyển dụng công khai, công bằng, tránh phát sinh tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên. Phát sinh vấn đề tiêu cực trong tuyển dụng có thể là một trong những lý do khiến nhiều người không muốn ứng tuyển.

Bộ trưởng cũng đề nghị triển khai chính sách các địa phương tăng cường dùng ngân sách địa phương để ký các hợp đồng đối với giáo viên không thuộc diện xác định chỉ tiêu biên chế. Hiện còn thiếu căn cứ pháp lý cho việc này. Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ ngành để có cơ chế cho các địa phương thực hiện nội dung này.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết, vừa qua Bộ Chính trị đã duyệt giao cho ngành giáo dục hơn 65.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ nay đến năm 2026, riêng năm 2022 chỉ tiêu biên chế là hơn 27.000 giáo viên. Các sở nội vụ của các địa phương đã bắt đầu công việc tuyển dụng giáo viên.

Mặt khác, ngoài việc thiếu chỉ tiêu, các địa phương còn tồn đọng hơn 10.000 chỉ tiêu giáo viên chưa tuyển dụng, do đó Bộ trưởng đề nghị các địa phương vừa tuyển dụng mới, vừa tuyển dụng số lượng còn tồn đọng này. Trong số 65.000 chỉ tiêu, tuy sẽ tuyển rải đến năm 2026 nhưng Bộ GD&ĐT cũng mong ngành nội vụ phối hợp với ngành giáo dục để dồn chỉ tiêu này cho năm 2023 và năm 2024. Bởi đây là các năm nhu cầu giáo viên cho các môn học mới rất lớn và nếu như sau năm 2024, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đã xong thì việc tuyển dụng không còn nhiều ý nghĩa. Các địa phương cần tuyển ngay, tránh tình trạng để dồn 2-3 năm mới tuyển.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Đáp trả thuế quan: Trung Quốc giáng đòn vào giấc mơ máy bay chiến đấu F-47 của ông Trump

Đáp trả thuế quan: Trung Quốc giáng đòn vào giấc mơ máy bay chiến đấu F-47 của ông Trump

08-04-2025 17:47

Các hạn chế xuất khẩu mà Trung Quốc áp dụng đối với hoạt động xuất khẩu nguyên tố đất hiếm sang Mỹ bao gồm các nguồn tài nguyên quan trọng cho thiết bị điện tử hàng không, có thể gây tổn hại đến kế hoạch sản xuất máy bay phản lực thế hệ thứ sáu của Mỹ.

Nổi bật trang chủ
Ban hành thông tư bắt buộc sử dụng vắc-xin: Bước tiến quan trọng
08 Tháng 04, 2025

Bộ Y tế đề xuất danh mục 13 bệnh truyền nhiễm, nhóm bắt buộc phải sử dụng vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng...

Đọc thêm
Bộ trưởng Tài chính thông tin việc đàm phán lệnh áp thuế 46% của Mỹ

Bộ trưởng Tài chính thông tin việc đàm phán lệnh áp thuế 46% của Mỹ

08 Tháng 04, 2025

"Nhiệm vụ đầu tiên trong ngắn hạn là tăng cường đối thoại, thúc đẩy đàm phán song phương với Mỹ để thỏa thuận mức áp...

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục có thể phải nhận mức án bao nhiêu năm tù?

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục có thể phải nhận mức án bao nhiêu năm tù?

08 Tháng 04, 2025

Trước thông tin Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị khởi tố, nhiều bạn đọc thắc mắc về hình phạt mà 2 bị can...

Tiến sĩ Hàn Quốc thất nghiệp hàng loạt

Tiến sĩ Hàn Quốc thất nghiệp hàng loạt

08 Tháng 04, 2025

Vào năm 2024, tình trạng thất nghiệp của tiến sĩ Hàn Quốc đã đạt mức kỷ lục, đặc biệt nghiêm trọng đối với những người...

Dược sĩ Tiến gây bức xúc khi giữ các video về kẹo rau củ Kera

Dược sĩ Tiến gây bức xúc khi giữ các video về kẹo rau củ Kera

07 Tháng 04, 2025

Nhiều video nói về kẹo rau củ Kera của Dược sĩ Tiến hiện vẫn tồn tại khiến cộng đồng mạng bức xúc.

Ông chủ NATO lần đầu tiên tiết lộ lý do không tham gia đàm phán hòa bình Ukraine

Ông chủ NATO lần đầu tiên tiết lộ lý do không tham gia đàm phán hòa bình Ukraine

07 Tháng 04, 2025

NATO không tham gia vào các cuộc đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian giữa Nga và Ukraine, Tổng thư ký Mark Rutte...

0.92069 sec| 2268.727 kb