Theo đó, 2 đầu sách giáo khoa lớp 4 môn Tiếng Việt được Bộ GD&ĐT phê duyệt thuộc các đơn vị: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (2 đầu sách) và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM (1 đầu sách).
Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng đã phê duyệt 44 đầu SGK lớp 4 của 6 đơn vị gồm: Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam; NXB Đại học Sư phạm; NXB Đại học Vinh; NXB ĐH Huế, NXB Đại học Sư phạm TP HCM, NXB Đại học Huế, NXB Đại học Quốc gia TP HCM cho các môn học Toán, Đạo đức, Lịch sử, Khoa học, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Anh.
Theo lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong năm học 2023 - 2024, học sinh lớp 4 trên cả nước sẽ học sách giáo khoa mới. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa. Căn cứ danh mục được công bố, các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa phù hợp để triển khai Chương trình GDPT 2018 áp dụng cho các lớp 4 từ năm học 2023 - 2024.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham chiếu trong quá trình dạy học, giáo viên không phải dạy theo từng chữ từng câu mà vận dụng linh hoạt theo tinh thần dạy học phân hóa.
Trong báo cáo tóm tắt của Hội thảo Sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT cũng đã đưa ra đánh giá về chất lượng các bản mẫu SGK mới. Theo đó, về ưu điểm, cấu trúc các bản mẫu SGK cơ bản đáp ứng, đồng nhất về cấu trúc, nội dung theo quy định về SGK. Ngữ liệu, hình ảnh được sử dụng không vi phạm quy định về chủ quyền quốc gia, thân nhân tác giả; không có vấn đề mang tính nhạy cảm về chính trị, ngoại giao, dân tộc, tôn giáo. Nội dung phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá thể hiện trong các bản mẫu SGK đều đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh được quy định trong chương trình các môn học/hoạt động giáo dục. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm