Bộ GD-ĐT nói gì khi môn Lịch sử thành môn học tự chọn từ lớp 10?

Bộ GD-ĐT nói gì khi môn Lịch sử thành môn học tự chọn từ lớp 10?
Từ năm học tới, môn lịch sử trở thành môn học tự chọn từ lớp 10. Vấn đề này gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận khiến các chuyên gia và lãnh đạo Bộ GD-ĐT phải lên tiếng.

Theo Lao động, Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư ban hành chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT gồm 7 môn học bắt buộc là: Ngữ văn, Toán và 5 môn học lựa chọn trong 3 nhóm môn theo nguyên tắc mỗi nhóm môn lựa chọn ít nhất 1 môn học. 

Trong đó, nhóm môn Khoa học gồm: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật; nhóm môn Khoa học tự nhiên gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học; nhóm môn gồm: Tin học, Công nghệ. Hoạt động bắt buộc là hoạt động tập thể. Các môn học tự chọn gồm: Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc thiểu số. Hoạt động tự chọn là nội dung giáo dục địa phương. Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước.

Cùng với đó là các chuyên đề học tập. Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ và Tin học có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học viên tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Lịch sử thành môn học tự chọn từ lớp 10: Các chuyên gia và Bộ GD-ĐT nói gì?
Lịch sử trở thành môn học tự chọn từ lớp 10 từ năm học 2022-2023. Ảnh: Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô

Như vậy, từ năm học 2022 - 2023, học sinh lớp 10 cả nước sẽ bắt đầu học chương trình phổ thông mới. Việc môn Lịch sử trở thành môn học tự chọn ở bậc THPT gây ra nhiều tranh cãi. Chia sẻ trên Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Minh Thuyết - tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho biết, theo thiết kế chương trình Giáo dục phổ thông 2018, sau khi học xong chín năm phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 9), học sinh đã hoàn thành nội dung giáo dục cơ bản, trong đó có nội dung môn lịch sử, đảm bảo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực cốt lõi.

Cấp THPT được thiết kế theo hướng phân hóa, định hướng nghề nghiệp. Chương trình lịch sử ở cấp học này là nội dung chuyên sâu, giúp những học sinh có định hướng học ngành khoa học xã hội và nhân văn tiếp cận nghề nghiệp tương lai. Vì thế môn lịch sử nằm trong nhóm môn học lựa chọn. Như vậy, môn lịch sử không bị "xóa trắng" như dư luận lo ngại, ngoài những học sinh lựa chọn lịch sử theo định hướng lựa chọn ngành nghề ở bậc học cao hơn, những học sinh khác có thể chọn học thêm lịch sử vì yêu thích. Với phân hóa này, nếu môn lịch sử có sự chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp dạy học để hấp dẫn hơn thì sẽ thu hút nhiều học sinh tự nguyện học thay vì bị ép buộc hoặc chỉ "học để thi".

Trả lời phỏng vấn trên Tiền Phong về vấn đề để môn Lịch sử trở thành một trong số môn học lựa chọn ở bậc THPT, GS Phạm Hồng Tung, Tổng chủ biên chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khẳng định, chương trình GDPT không bỏ môn Lịch sử mà học sinh bắt buộc học và tạo điều kiện để tìm hiểu kiến thức môn học này ở bậc tiểu học và THCS.

Kiến thức lịch sử có trong các bộ môn Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí, liên tục từ lớp 1 đến lớp 5. Ở cấp THCS, Lịch sử là phân môn trong môn học tích hợp Lịch sử và Địa lý xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9. Trong đó, giúp học sinh có được nền tảng kiến thức về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á, từ khởi nguyên cho tới ngày nay. Có thể nói, khi học xong cấp THCS, học sinh đã hoàn thành toàn bộ nội dung giáo dục cơ bản.

Khẳng định trên Dân Trí, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018 cho biết: Việc thiết kế Chương trình đã được thực hiện rất công phu, nghiêm túc, dựa trên các quan điểm chỉ đạo của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, yêu cầu của thực tế và tham khảo đầy đủ quốc tế.

Theo yêu cầu chọn 5 môn học từ ba nhóm môn học lựa chọn (nhóm môn khoa học xã hội, nhóm môn khoa học tự nhiên, nhóm công nghệ và nghệ thuật), trong đó mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học bên cạnh các môn học bắt buộc, những học sinh có định hướng nghề nghiệp khác vẫn có thể chọn học môn Lịch sử với các chủ đề học tập như đã quy định trong Chương trình GDPT.

"Như vậy, có thể khẳng định là Chương trình GDPT mới đã thực hiện nội dung giáo dục lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân một cách đầy đủ, toàn diện theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 29 và các văn bản quy phạm pháp luật mà Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành", GS.TS Nguyễn Minh Thuyết trả lời trên Tiền Phong.

Lịch sử thành môn học tự chọn từ lớp 10: Các chuyên gia và Bộ GD-ĐT nói gì?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ảnh: Tiền Phong.

Cũng theo GS Thuyết, giải pháp dạy học phân hóa cũng đáp ứng yêu cầu giảm tải, giảm số môn học so với chương trình cũ (13 môn so với 17 môn). "Với số lượng môn học này tuy vẫn còn cao so với chương trình các nước (chương trình tú tài quốc tế IB: 6 môn; chương trình của Anh: 6 môn; chương trình của Trung Quốc: 12 môn,…). Tôi tin chắc rằng, đa số học sinh, phụ huynh sẽ thấu hiểu, đồng tình với giải pháp phân hóa mềm và giảm tải của chương trình GDPT mới", GS.TS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định trên tạp chí Người đưa tin.

Theo Thanh Niên, trao đổi về vấn đề này trên tại cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo T.Ư ngày 19/4, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, trong Chương trình giáo dục năm 2018 có sự sắp xếp, cân đối thời gian, thời lượng, nội dung cho từng môn học, môn lịch sử được bố trí dạy như sau: Ở cấp học THCS, giai đoạn giáo dục cơ bản, nội dung Chương trình phân môn lịch sử được bố trí dạy ở tất cả các lớp (lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9), nội dung chương trình cung cấp những kiến thức phổ thông, cơ bản, cốt lõi của toàn bộ lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Ở cấp THPT, giai đoạn định hướng nghề nghiệp, môn lịch sử được bố trí là một môn trong tổ hợp xã hội. Các chuyên đề, chủ đề của môn lịch sử cấp THPT là những nội dung chuyên sâu, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các nội dung cơ bản ở cấp THCS.

Ở giai đoạn này, học sinh bắt buộc phải học 5 môn lựa chọn trong 3 tổ hợp. Học sinh nào chọn tổ hợp xã hội đã có môn lịch sử. Học sinh chọn tổ hợp tự nhiên vẫn phải chọn một môn trong tổ hợp xã hội có môn lịch sử (học sinh hoàn toàn có thể chọn môn lịch sử nếu thấy môn này cần thiết cho bản thân hoặc cần thiết để phục vụ định hướng nghề nghiệp mà học sinh lựa chọn).

Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể còn dành 20% thời lượng cho chương trình địa phương, do các địa phương tự biên soạn đưa vào giảng dạy theo quy định. Các nội dung lịch sử địa phương tiếp tục được đưa vào giảng dạy bắt buộc ở tất cả các lớp từ lớp 6 đến đến lớp 12.  “Với cách bố trí như vậy, môn lịch sử đảm bảo đáp ứng được vai trò giáo dục lịch sử cho học sinh phổ thông”, Thứ trưởng Độ khẳng định

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản có gì đặc biệt?

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản có gì đặc biệt?

20-04-2024 16:58

Trào ngược dạ dày thực quản gây cảm giác nóng rát, ợ chua vô cùng khó chịu. Tìm hiểu phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản có những loại thuốc gì.

Nổi bật trang chủ
Miền Bắc sắp đón 2 đợt không khí lạnh liên tiếp trong tuần tới
20 Tháng 04, 2024

Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh liên tiếp vào ngày 22/4 và 26/4 nên nhiệt độ giảm nhẹ, trời mát mẻ.

Đọc thêm
Thu Phương phủ nhận tin đồn hủy hôn với Dũng Taylor

Thu Phương phủ nhận tin đồn hủy hôn với Dũng Taylor

19 Tháng 04, 2024

Thu Phương tỏ ra ngạc nhiên trước tin đồn cô hủy hôn Dũng Taylor và chia sẻ về mối quan hệ hiện tại của cả...

Khởi tố ông Lê Tùng Vân về tội loạn luân trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai

Khởi tố ông Lê Tùng Vân về tội loạn luân trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai

19 Tháng 04, 2024

Liên quan đến vụ Tịnh thất Bồng Lai, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ...

Sở Giao thông vận tải Hà Nội chỉ ra lý do khiến giao thông ùn tắc thường xuyên

Sở Giao thông vận tải Hà Nội chỉ ra lý do khiến giao thông ùn tắc thường xuyên

19 Tháng 04, 2024

Sở GTVT Hà Nội cho biết, trong năm 2024, trên địa bàn thành phố có tổng số 33 điểm ùn tắc giao thông, đồng thời...

Trương Ngọc Ánh khẳng định không hề chia tay người yêu kém 14 tuổi

Trương Ngọc Ánh khẳng định không hề chia tay người yêu kém 14 tuổi

19 Tháng 04, 2024

"Tôi và Anh Dũng có chia tay đâu. Người ta chỉ đồn linh tinh, tội Dũng", Trương Ngọc Ánh lần đầu lên tiếng phủ nhận...

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa chất cấm

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa chất cấm

19 Tháng 04, 2024

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng không mua và sử dụng sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm...

0.67785 sec| 2292.891 kb