I - Bị lạnh run người nhưng không sốt là gì?
Lạnh run người nhưng không sốt hay được gọi là hiện tượng ớn lạnh. Lúc này nhiệt độ trên cơ thể giảm xuống đột ngột nhưng không gây tình trạng sốt.
Triệu chứng ớn lạnh thường xảy ra nhiều vào ban đêm, khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống làm cơ thể chưa kịp thích ứng và cảm thấy lạnh đột ngột.
Ngoài ra, người bị lạnh run người nhưng không sốt còn có biểu hiện là nổi da gà, răng va vào nhau lập cập, thậm chí có người phải đắp chăn dày mới cảm thấy bớt lạnh.
Theo đánh giá, bị ớn lạnh nhưng không sốt là dấu hiệu hiếm gặp trên cơ thể. Nếu thường xuyên gặp triệu chứng trên thì bạn cần theo dõi để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
II - Nguyên nhân bị ớn lạnh nhưng không sốt
Người bị ớn lạnh nhưng không sốt thường do rối loạn trung tâm điều thân nhiệt, do tác động từ các yếu tố bên ngoài hoặc sự bất thường bên trong cơ thể, không liên quan tới nhiễm trùng nhiễm khuẩn. Cụ thể như sau:
1. Cơ thể gầy yếu, suy nhược
Cơ thể gầy yếu là hệ quả của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng hoặc rối loạn hấp thu dinh dưỡng. Khi thiếu chất dinh dưỡng thì trung tâm điều hòa thân nhiệt trong não bộ hoạt động bất thường. Từ đó cơ thể xuất hiện tình trạng ớn lạnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, thiếu chất dinh dưỡng còn làm giảm lưu thông tuần hoàn máu khắp cơ thể. Máu có vai trò quan trọng trong việc điều hòa thân nhiệt, khi thiếu máu thì nhiệt độ thân thể giảm và khiến cho người bệnh giảm.
Bên cạnh đó, suy nhược cơ thể cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị lạnh run người nhưng không sốt. Suy nhược cơ thể khiến toàn bộ cơ thể bị đau nhức, mệt mỏi trong thời gian từ 6 tháng trở lên.
Nguyên nhân gây bệnh lý này thường do thiếu máu thiếu sắt, nhiễm trùng toàn thân, giảm sức đề kháng. Người bị suy nhược cơ thể cảm thấy lạnh do năng lượng ở mức thấp, không đủ sưởi ấm các cơ quan và bộ phận.
Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau nhức kéo dài
2. Phơi nhiễm lạnh kéo dài
Tình trạng cơ thể bị ớn lạnh nhưng không sốt còn bắt nguồn từ việc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh trong thời gian dài. Chẳng hạn như:
- Nếu bạn đang mặc quần áo ướt và đứng trước gió, điều này thường dẫn đến cảm giác ớn lạnh.
- Nếu ở ngoài trời trong thời tiết rất lạnh mà không có đủ lớp áo để giữ ấm bạn sẽ bắt đầu cảm thấy ớn lạnh.
- Ngoài ra, dành quá nhiều thời gian để tắm trong nước lạnh cũng gây ra tình trạng này.
3. Suy giáp không được chẩn đoán
Tuyến giáp là bộ phận có kích thước nhỏ nằm trước cổ với chức năng tuyến giáp là sản xuất hormone thyroxin và triiodothyronin (hay còn gọi là T4 và T3). Tuyến giáp giữ vai trò quan trọng khi điều hòa thân nhiệt và kiểm soát chuyển hóa cơ bản.
Khi bị suy giáp thì lượng 2 thành tố hormone này bị sụt giảm khiến cơ thể bị lạnh run người nhưng không sốt. Ngoài ra, người bị suy giáp có những biểu hiện khác như: tăng cân quá mức, mệt mỏi kéo dài, suy giảm trí nhớ, tóc rụng, khô và gãy.
4. Cơ thể phản ứng với hoạt động thể chất quá mức
Vận động quá mức có thể gây ra sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể đột ngột và biểu hiện là ớn lạnh. Đây là phản ứng của cơ thể bất kể trong điều kiện thời tiết nào đi chăng nữa.
Khi hoạt động quá mức, nhiệt độ cơ thể tăng cao để đốt cháy năng lượng nên da phản ứng lại bằng cách tăng cường tiết mồ hôi, lỗ chân lông trên da mở to hơn. Khi ngừng hoạt động, nhiệt độ cơ thể giảm dần và mồ hôi trên da bay hơi nên làm cho chúng ta cảm thấy lạnh.
5. Lạnh run không sốt do hạ đường huyết
Hạ đường huyết là biểu hiện lượng đường máu giảm bất thường đi kèm triệu chứng ớn lạnh đột ngột. Tuy nhiên, hiện tượng này không phổ biến ở những người bị hạ đường huyết.
Khi hạ đường huyết, cơ thể rơi vào trạng thái thiếu glucose (dưỡng chất chính cung cấp năng lượng cho cơ thể). Khi bị thiếu năng lượng hoạt động, mạch máu sẽ co lại và không mang đủ nhiệt lượng để làm ấm các bộ phận trong cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng bị ớn lạnh nhưng không đi kèm với sốt.
6. Lạnh run nhưng không sốt vì thiếu máu
Thiếu máu làm giảm lưu lượng tuần hoàn tới nhiều bộ phận trong cơ thể. Vì thế, nhiều bộ phận (chân tay) không được cung cấp đủ nhiệt lượng và cơ thể bị lạnh run người nhưng không sốt.
Khi bị lạnh người nhưng không sốt, da xanh xao, người mệt mỏi, khó thở khi hoạt động gắng sức thì cần đi khám tại các cơ sở y tế để xác định xem có bị thiếu máu không nhé.
7. Tác dụng phụ của thuốc
Người bị ớn lạnh nhưng không sốt có thể do biến chứng phụ khi sử dụng các loại thuốc. Hiện tượng này thường xảy ra trong trường hợp người bệnh dùng sai liều dùng của thuốc không kê đơn, thuốc có sự kê đơn hoặc thực phẩm chức năng.
Để hạn chế tình trạng này, bạn nên đọc kỹ thông tin về tác dụng phụ tiềm ẩn ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Trường hợp nghi ngờ bị ớn lạnh do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên ngừng sử dụng thuốc và thông tin đến Bác sĩ (hoặc Dược sĩ) để xử lý kịp thời.
8. Thay đổi cảm xúc bất thường
Khi gặp cú sốc hoặc sự kiện bất ngờ, cảm xúc của chúng ta sẽ thay đổi đột ngột và đây cũng là nguyên nhân gây ra ớn lạnh. Trong trường hợp này ớn lạnh thường đi kèm với sợ hãi hoặc lo lắng.
Ớn lạnh còn bắt nguồn từ những cảm xúc sâu sắc của niềm vui, nỗi hân hoan như nghe nhạc hay những điều truyền cảm hứng.
Tình trạng này còn được gọi là “lạnh sống lưng” hoặc “nổi da gà.” Loại phản ứng cảm xúc này được gây ra bởi các cơ chế sinh học thần kinh kích hoạt giải phóng dopamine, một chất có tác dụng dẫn truyền thần kinh.
III - Bị lạnh run người nhưng không sốt phải làm sao?
Bị lạnh người nhưng không sốt là dấu hiệu bệnh do nhiều yếu tố gây ra. Nếu bạn chưa xác định được nguyên nhân thì nên đi khám tại các cơ sở y tế để chẩn đoán và có biện pháp khắc phục phù hợp nhằm phòng ngừa biến chứng.
Nếu bị lạnh run người nhưng không sốt do nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý thì tình trạng này có thể tự hết được. Lúc này, người bệnh chỉ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, có chế độ vận động khoa học, giữ ấm cơ thể, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và nước ấm.
- Nước ấm: Nếu đang cảm thấy rất lạnh, bạn hãy uống ngay một cốc nước ấm để cân bằng lại thân nhiệt. Lưu ý là nên uống thành ngụm nhỏ và uống chậm.
- Gừng: Theo quan điểm của Đông Y, gừng có tính cay nóng, thúc đẩy tuần hoàn trong cơ thể và giữ ấm cơ thể từ sâu bên trong. Người bệnh có thể uống trà gừng, hoặc thêm gừng vào các món ăn để giảm bớt tình trạng lạnh run người.
- Quế: Nếu bạn đang bị lạnh run người thì có thể sử dụng quế để giảm bớt tình trạng này. Đông Y cho rằng quế có tính đại nhiệt, giải biểu tán hàn nên cho tác dụng tốt để khắc phục người đang bị lạnh, rét run.
Ngược lại, nếu bị ớn lạnh nhưng không sốt là do mắc phải bệnh lý nào đó, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, suy nhược cơ thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bị lạnh run người nhưng không sốt. Muốn khắc phục tình trạng này hiệu quả, nâng cao thể trạng của cơ thể thì nên áp dụng phương pháp Đông Y.
Đông Y có tác dụng bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết, đưa cơ thể về trạng thái khỏe mạnh. Nhờ đó, mà đem lại công dụng làm ấm phủ tạng và hạn chế tình trạng lạnh run người nhưng không có sốt.
Hiện nay, Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương - Đông Y thế hệ 2 là sản phẩm tiên phong trên thị trường đem lại hiệu quả cao và bền vững cho người bị suy nhược cơ thể với biểu hiện lạnh run người.
Sản phẩm tác động vào cơ địa, làm giảm hẳn triệu chứng ớn lạnh, người mệt mỏi ở những người bị suy nhược cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Đặc biệt, Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương được sản xuất từ 100% dược liệu sạch, được trồng trọt và thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO theo Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Do vậy, sản phẩm đảm bảo an toàn cho người dùng không gây biến chứng nguy hiểm.
Khách hàng không thể chủ quan khi cơ thể bị lạnh run người nhưng không sốt. Nếu thân nhiệt hạ xuống quá thấp có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, gián đoạn tuần hoàn máu và ảnh hưởng đến nhiều chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Vì thế, bạn nên thăm khám để chẩn đoán và khắc phục tình trạng này nhanh chóng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm