Bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ - Bậc cha mẹ chớ nên chủ quan!

Bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ - Bậc cha mẹ chớ nên chủ quan!
Đau đầu ở trẻ em là một tình trạng bệnh lý chiếm đến 90% trẻ em ở tuổi học đường. Thế nhưng, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ về bệnh này.

Theo các bác sĩ nhi khoa, 3 triệu chứng bệnh lý khiến các cha mẹ phải đưa trẻ đi khám thường gặp nhất đó là đau bụng, đau ngực và đau đầu. Trong đó, đau đầu dữ dội, đột ngột thường gợi ý những vấn đề nghiêm trọng mà chúng ta không thể bỏ qua. Nguyên nhân gây ra các cơn đau này có thể do các vấn đề ở hệ thần kinh trung ương hoặc vùng đầu, cần được nhanh chóng chẩn đoán và có những điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, đau đầu cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân thuộc thể chất hoặc do tâm lý.

1. Tổng quan đau đầu ở trẻ nhỏ

tre-em-bi-dau-dau

Bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ có thể là đau đầu nguyên phát hoặc thứ phát. Đau đầu thứ phát là triệu chứng của một số bệnh khác trong khi đau đầu nguyên phát là đau đầu không có bất cứ nguyên nhân y tế nào.

Trong đó, đau nửa đầu ở trẻ nhỏ là một loại đau đầu thường gặp nhất. Ít nhất 10% trẻ bị đau nửa đầu. 

Đau đầu ở trẻ  có thể gây rắc rối cho trẻ trong nhiều giờ và thường xuất hiện ở trẻ từ 10 tuổi trở lên, có thể kéo dài 7 ngày hoặc hơn. Triệu chứng đau xuất hiện đằng sau mắt, tiếp theo có thể là bị đỏ mắt, chảy nước mắt và nặng còn có thể khiến mắt và trán thậm sưng lên. Bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ nếu diễn ra thường xuyên còn có nguyên nhân do những khối u não gây ra, đây là một trường hợp bệnh nguy hiểm và gây nhiều biến chứng nhất cho trẻ.

2. Nguyên nhân và triệu chứng đau đầu ở trẻ em

2.1. Các bệnh lý nhiễm trùng

Một vài bệnh lý như cảm lạnh, cúm, viêm tai, viêm xoang,…thường là những nguyên nhân chính gây đau đầu ở trẻ em. Bên cạnh đó, một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não cũng gây đau đầu kèm theo các triệu chứng sốt, cứng cổ, nôn, rối loạn thị giác.

2.2. Chấn thương vùng đầu

Cha mẹ có thể không biết các va chạm khi trẻ chơi đùa như ngã, va đập hoặc bị đánh trúng vùng đầu. Cách nhận biết là kiểm tra xem có các vết bầm tím hay không hoặc hỏi trẻ. Đặc biệt chú ý khi có cơn đau đầu kèm theo nôn. Hãy đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được đánh giá mức độ nguy hiểm và có biện pháp điều trị cần thiết.

2.3. Các vấn đề về cảm xúc

nhuc-dau-tre-nho
 
Áp lực học hành cùng một số vấn đề trong cuộc sống có thể khiến trẻ bị căng thẳng và gây ra các cơn đau đầu. Phụ huynh nên thường xuyên giao tiếp, với con về những vấn đề ở nhà cũng như ở trường để giúp trẻ giải tỏa tâm lý, tránh cảm giác cô đơn, buồn phiền thậm chí trầm cảm.

2.4. Thực phẩm

Một vài chất bảo quản thường thấy trong các loại thịt nguội, xúc xích,…có thể gây ra các cơn đau đầu. Ngoài ra các chất caffeine có trong nước ngọt, chocolate, cà phê,..có thể là thủ phạm gây ra các cơn đau đầu ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thức ăn nhanh và nước ngọt, các thực phẩm đóng hộp.

2.5. Vấn đề trong não

Mặc dù hiếm gặp nhưng cũng có một số trường hợp trẻ bị đau đầu do khối u não, khối áp xe, xuất huyết não gây chèn ép các khu vực, dây thần kinh và mạch máu não. Bạn có thể lưu ý các dấu hiệu đi kèm như rối loạn thị giác, chóng mặt, các cơn co giật. 

2.6. Yếu tố di truyền

Đau đầu, đau nửa đầu ở trẻ nhỏ có yếu tố di truyền trong các gia đình, nếu cha mẹ, người thân thường xuyên bị đau đầu thì các con đều có khả năng phải đối mặt với triệu chứng này trong tương lai.
Khi trẻ có các triệu chứng đau đầu thường xuyên và nghiêm trọng hay khi cha mẹ có nghi ngờ trẻ bị chấn thương hoặc bệnh lý vùng đầu, nên cho trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử toàn diện và trong trường hợp nghi ngờ các bệnh lý nghiêm trọng, trẻ sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính vùng sọ não, chọc dịch não tủy hay các kiểm tra khác để tìm ra nguyên nhân.

3. Cách chữa trị đau đầu ở trẻ nhỏ

Khi nắm được nguyên nhân và triệu chứng bệnh thì việc kịp thời tìm hướng điều trị đau đầu ở trẻ nhỏ là rất quan trọng.
Đầu tiên, hãy kiểm tra xem trẻ có sốt không bằng nhiệt kế hoặc xem trẻ có gặp các chấn thương vùng đầu không. Nếu chắc chắn không có các bất thường nào do va đập, hãy cho trẻ nằm nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi yên tĩnh với đầu hơi cao. Cha mẹ nên đắp cho trẻ một chiếc khăn ấm hoặc khăn lạnh lên vùng trán, cổ. Nếu trẻ bị đau nửa đầu thì nên giảm các kích thích như tiếng ồn, ánh sáng và chườm lạnh vùng đầu. 

nguyen-nhan-tre-em-bi-nhuc-dau
 
Nên khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng, chế độ ăn lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhanh và dùng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ.
Nếu thời gian gần đây trẻ bị căng thẳng do áp lực học tập, hãy sắp xếp lại thời gian và trao đổi với giáo viên để điều chỉnh. 
Trợ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng và dễ dàng hơn bằng cách ghi chép lại lịch sử các cơn đau như”
  • Cơn đau xuất hiện khi nào?
  • Kéo dài bao lâu?
  • Đồ ăn của con trong ngày là gì?
  • Ban đêm con ngủ được mấy tiếng?
  • Điều gì làm cơn đau của con nặng hơn hay giảm đi?

4. Đưa con đến gặp bác sĩ ngay khi nào?

  • Các cơn đau dữ dội và đột ngột
  • Có kèm các triệu chứng nôn, buồn nôn, méo miệng
  • Sốt cao
  • Khó di chuyển chân, tay
  • Cơn đau xuất hiện sau chấn thương vùng đầu
  • Các cơn đau đầu xảy ra thường xuyên

Như vậy, nếu như các cơn đau đầu ở người trưởng thành và người lớn tuổi thường xảy ra do thiểu năng tuần hoàn não, các bệnh lý tim mạch, huyết áp thì ở trẻ em các cơn đau thường không phải từ các bệnh lý mạn tính. Điều quan trọng là cha mẹ cần nhận biết kịp thời và đánh giá mức độ nguy hiểm để đưa trẻ đi khám trong trường hợp cần thiết.

thông tin tư vấn

 

Bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ - Bậc cha mẹ chớ nên chủ quan!

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Tiến Linh háo hức đá cặp cùng Xuân Sơn ở AFF Cup

Tiến Linh háo hức đá cặp cùng Xuân Sơn ở AFF Cup

23-11-2024 11:43

Tiền đạo Tiến Linh đánh giá cao năng lực của sao nhập tịch Xuân Sơn và háo hức được đá cặp với tiền đạo này.

Nổi bật trang chủ
Ăm ắp yêu thương: Người cha, người mẹ thứ hai
23 Tháng 11, 2024

Vì tương lai của học trò, những thầy, cô giáo vùng sâu trở thành người cha, người mẹ thứ hai quan tâm, chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho các em.

Đọc thêm
Man United, Arsenal gặp khó trong thương vụ Viktor Gyokeres

Man United, Arsenal gặp khó trong thương vụ Viktor Gyokeres

23 Tháng 11, 2024

Man United và Arsenal đang gặp nhiều khó khăn trong việc chiêu mộ Viktor Gyokeres của Sporting.

Lễ ăn hỏi của diễn viên Anh Đào có dàn sao phim giờ vàng đến chúc mừng

Lễ ăn hỏi của diễn viên Anh Đào có dàn sao phim giờ vàng đến chúc mừng

23 Tháng 11, 2024

Mới đây, diễn viên Anh Đào và Anh Tuấn đã tổ chức lễ ăn hỏi tại quê nhà Bắc Giang của cô dâu. Cặp đôi...

Đi du lịch hoàn toàn dựa vào...TikTok

Đi du lịch hoàn toàn dựa vào...TikTok

23 Tháng 11, 2024

Thuật toán của TikTok được tinh chỉnh đề xuất dựa trên lịch sử tìm kiếm và vị trí của người dùng, giúp cung cấp nội...

Những sao Việt gắn bó với sự nghiệp

Những sao Việt gắn bó với sự nghiệp "phấn trắng bảng đen"

22 Tháng 11, 2024

Bên cạnh hoạt động nghệ thuật, nhiều sao Việt còn đảm đương vai trò của một nhà giáo. Họ tham gia giảng dạy ở nhiều...

Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

22 Tháng 11, 2024

Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở với...

0.87630 sec| 2263.18 kb