Bệnh cảm hàn có nguy hiểm không?
MỤC LỤC Bệnh cảm hàn là gì? Bệnh cảm hàn có nguy hiểm không? Cách điều trị cảm hàn tại nhà Phòng ngừa cảm hàn như thế nào? |
Bệnh cảm hàn là gì?
Cảm hàn (hay còn gọi là cảm lạnh) là một dạng nhiễm lạnh gây ra bởi yếu tố thời tiết, khiến cơ thể bị mất cân bằng âm dương theo quan niệm Đông y. Trong y học hiện đại, cảm hàn thường do virus gây ra, phổ biến nhất là Rhinovirus.
Người mắc cảm hàn thường có biểu hiện như:
- Hắt hơi, sổ mũi
- Ho khan hoặc ho có đờm
- Sốt nhẹ hoặc không sốt
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức
- Cảm giác lạnh người, sợ gió
Cảm hàn là một dạng nhiễm lạnh do thời tiết
Bệnh cảm hàn có nguy hiểm không?
Thông thường, cảm hàn là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 5–7 ngày nếu được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu không điều trị kịp thời, cảm hàn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm phế quản: Do virus lan xuống đường hô hấp dưới.
- Viêm xoang: Do ứ đọng dịch nhầy lâu ngày.
- Viêm tai giữa: Thường xảy ra ở trẻ nhỏ.
- Bội nhiễm vi khuẩn: Làm bệnh kéo dài và nặng hơn.
Đặc biệt, đối với người già, trẻ nhỏ, người có bệnh nền (như hen suyễn, tim mạch), cảm hàn có thể gây suy hô hấp và phải nhập viện điều trị.
Tóm lại, cảm hàn không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Tuy nhiên, không nên chủ quan, nhất là với các đối tượng có hệ miễn dịch yếu.
Cách điều trị cảm hàn tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp thông thường, cảm hàn là một bệnh có thể tự điều trị tại nhà. ưới đây là các cách bạn có thể điều trị cảm lạnh tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng và giúp cơ thể nhanh hồi phục:
Nghỉ ngơi đầy đủ
Đây là yếu tố quan trọng nhất. Khi bạn bị cảm lạnh, cơ thể cần năng lượng để chống lại virus.
Đảm bảo đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức và cho phép cơ thể được nghỉ ngơi.
Bù đủ nước
Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, trà thảo mộc ấm (như trà gừng), nước canh, súp.
Việc này giúp làm loãng đờm, giảm nghẹt mũi, giảm đau họng và ngăn ngừa mất nước, đặc biệt khi bạn bị sốt.
Tránh các đồ uống có cồn, caffeine và nước ngọt có ga vì chúng có thể gây mất nước.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Hòa tan 1/4 đến 1/2 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm. Súc miệng 3-4 lần/ngày giúp làm dịu cổ họng, sát khuẩn và giảm sưng.
Uống nước ấm pha mật ong và chanh
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu cổ họng, chanh cung cấp vitamin C tăng cường miễn dịch.
Ngậm kẹo ngậm ho hoặc viên ngậm đau họng
Giúp làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng.
Mật ong và chanh có tác dụng làm dịu cổ họng, tăng đề kháng
Làm thông mũi
Xì mũi đúng cách: Hỉ nhẹ từng bên mũi một để tránh đẩy dịch nhầy vào sâu hơn. Rửa tay kỹ sau khi xì mũi.
Sử dụng nước muối sinh lý xịt hoặc nhỏ mũi: Giúp làm sạch chất nhầy, làm ẩm niêm mạc mũi và giảm nghẹt mũi.
Xông hơi: Hít hơi nước nóng từ bát nước nóng hoặc khi tắm vòi sen nước nóng. Hơi nước giúp làm loãng đờm, thông mũi và giảm áp lực xoang. Có thể thêm vài giọt tinh dầu tràm, bạc hà hoặc khuynh diệp để tăng hiệu quả.
Duy trì độ ẩm trong phòng
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để giữ không khí ẩm, giúp giảm khô mũi và họng, làm loãng đờm.
Ăn uống đầy đủ, khoa học
Duy trì chế độ ăn đủ chất, dễ tiêu hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Súp gà được nhiều người tin rằng có tác dụng làm ấm, dễ chịu và bổ sung dinh dưỡng khi bị cảm.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, ổi, ớt chuông) và kẽm (hải sản, thịt đỏ, các loại hạt) giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Dùng thuốc không kê đơn (nếu cần)
Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol hoặc Ibuprofen có thể giúp giảm đau đầu, đau nhức cơ thể và hạ sốt.
Thuốc kháng histamine: Giúp giảm sổ mũi, hắt hơi.
Thuốc thông mũi: Giúp co mạch máu ở mũi, giảm sưng và nghẹt mũi. (Lưu ý không dùng quá 3-5 ngày để tránh hiện tượng nghẹt mũi trở lại).
Sử dụng thuốc Giải Cảm từ dược liệu
Đông y có bài thuốc giải cảm hiệu quả, với thành phần gồm các thảo dược như cam thảo, hương phụ, phòng phong, sinh khương, tía tô, trần bì, kinh giới, mạn kinh tử, tần giao, xuyên khung…
Sự kết hợp của các thảo dược này có công dụng giải biểu tán hàn – giúp làm dịu các triệu chứng thường gặp của cảm mạo như hắt hơi, sổ mũi, ho nhẹ, đau đầu, đau nhức người và sốt nhẹ.
Hiện nay, bài thuốc này đã được ứng dụng công nghệ hiện đại để bào chế thành dạng viên nén tiện lợi khi sử dụng, dễ bảo quản, phù hợp với nhu cầu của người dùng hiện đại.
Thuốc Giải Cảm dạng viên nén hiện đã có mặt tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc.
Phòng ngừa cảm hàn như thế nào?
Cảm hàn thường có xu hướng xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển lạnh, giao mùa hoặc môi trường có nhiều gió lạnh. Để bảo vệ cơ thể và phòng ngừa cảm hạn, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Giữ ấm cơ thể đúng cách: Mặc quần áo đủ ấm, nhất là cổ, bụng, bàn tay, bàn chân và ngực – những vị trí dễ bị nhiễm lạnh.
Tránh tiếp xúc với gió lạnh đột ngột: Không tắm khuya, không dùng nước lạnh để tắm gội trong mùa lạnh. Hạn chế ngồi lâu dưới quạt hoặc điều hòa nhiệt độ thấp.
Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, ổi), kẽm, protein. Uống đủ nước mỗi ngày, tập thể dục nhẹ nhàng.
Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý để ngăn vi khuẩn, virus xâm nhập.
Tránh lây lan từ người bị cảm: Không dùng chung khăn mặt, cốc uống nước với người đang bị cảm. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần hoặc ở nơi đông người.
Mẹo Đông y hỗ trợ phòng ngừa: Có thể dùng các thảo dược có tính ấm như gừng, tía tô, sả để pha trà uống ấm mỗi ngày.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT
Chống chỉ định: Không dùng cho người cảm nhiệt, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người có tiền sử động kinh hay co giật do sốt cao. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337 ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm