Tìm hiểu nguyên nhân ăn xong đau bụng đi ngoài
Ăn xong đau bụng đi ngoài do đâu?
Thức ăn sau khi đưa vào cơ thể, hệ tiêu hóa sẽ dồn máu về ruột để co bóp và tiêu hóa thức ăn. Lúc này, nhu động ruột tăng lên khiến đại tràng co bóp, đẩy chất cặn bã trong ruột già ra ngoài, tạo cảm giác đau bụng, muốn đi đại tiện.
Dựa vào hình dạng phân và tần suất đại tiện để biết bạn có mắc bệnh hay không. Với trường hợp đi ngoài sau ăn cùng hình dạng phân không lỏng, nát hay cứng rắn và tần suất đại tiện chỉ 1-2 lần trong ngày thì đây được coi là bình thường.
Với trường hợp đi đại tiện nhiều hơn 2 lần trong ngày cùng với cấu trúc phân dạng táo bón hoặc tiêu chảy, kèm theo những cơn đau quặn bụng,… thì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý về đường tiêu hóa cần được điều trị.
Ăn xong đau bụng đi ngoài cảnh báo các bệnh đường tiêu hóa
Bệnh gì ăn xong đau bụng đi ngoài?
Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt)
Ăn xong đau bụng đi ngoài do hội chứng ruột kích thích thường xảy ra vào buổi sáng. Tình trạng này xuất hiện là do ruột co thắt mạnh và kéo dài hơn so với bình thường, khiến thức ăn trong dạ dày vừa tiêu hóa xong đã đẩy ra ngoài dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, khi mắc hội chứng ruột kích thích người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng, đi ngoài phân có lẫn nhầy, đặc biệt sau khi ăn 20-30 phút.
Ăn xong đau bụng đi ngoài do hội chứng ruột kích thích
Dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn ở mức độ nhẹ dẫn đến đau bụng đi ngoài sau ăn, ngứa và mẩn đỏ khắp người. Nguy hiểm hơn là sưng phù, khó thở thậm chí là nhất xỉu.
Ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân là do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ôi thiu. Sau ăn khoảng 15-30 phút cơ thể sẽ xuất hiện các cơn đau quặn bụng, đau dữ dội kèm nôn mửa, sốt cao, chóng mặt, tiêu chảy… Nghiêm trọng hơn sẽ đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, khiến cơ thể mất nước, mất sức.
Nhiễm khuẩn tiêu hóa
Khi có sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, kí sinh trùng hoặc các
tác dụng phụ của thuốc làm tổn thương lớp niêm mạc ruột sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Khiến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém, gây đau bụng đi ngoài sau ăn.
Một số bệnh khác
Ngoài các bệnh điển hình đã kể trên, đau bụng đi ngoài sau ăn còn là triệu chứng của một số bệnh khác như:
- Không dung nạp đường Lactose
- Viêm loét đại tràng
- Ung thư đại tràng
- Polyp đại tràng
Ăn xong đau bụng đi ngoài có nguy hiểm không?
Nếu thường xuyên đau bụng đi ngoài sau ăn mà không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Ung thư đại tràng
Ăn xong đau bụng đi ngoài do đại tràng co thắt, viêm loét đại tràng,… lâu ngày, xuất hiện cùng với các triệu chứng đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu… là những dấu hiệu của
bệnh ung thư đại tràng.
Ung thư gan
Những người bị ung thư gan, chức năng gan bị suy giảm khiến người bệnh đi ngoài liên tục không đau bụng hoặc có đau bụng, chán ăn, sụt cân…
Ung thư tuyến tụy
Các tế bào ung thư phát triển từ tuyến tụy sẽ phân chia và xâm lấn các mô xung quanh tạo ra các khối u ác tính khiến bệnh nhân tử vong. Một số biểu hiện của bệnh như đau bụng đi ngoài âm ỉ, vàng da, sụt cân…
Cách khắc phục tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài
Để hạn chế tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn, bạn có thể áp dụng một số biện pháp thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt.
Thực phẩm giàu tinh bột giúp giảm tình trạng đau bụng đi ngoài sau ăn
- Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột giúp giảm cảm giác đau bụng, tiêu chảy, ví dụ như cơm,
khoai lang… và hạn chế thức ăn chứa gluten như lúa mì, lúa mạch…
- Tránh ăn các loại rau sống, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng như thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn.
- Tránh những thực phẩm có thể sinh hơi gây đầy bụng như tỏi, hành, đồ ăn gây kích thích như gia vị cay nóng đều làm tăng hoạt động co bóp của ruột, không tốt cho chứng đau bụng đi ngoài.
- Cần nhớ những đồ ăn khiến bạn có cảm giác muốn đi ngoài sau khi ăn để tránh ăn vào lần sau.
- Bổ sung nước: Đi ngoài quá nhiều lần khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng vì vậy cần uống nhiều nước ấm và các loại nước điện giải.
- Vệ sinh cá nhân: Bạn nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn, nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Nghỉ ngơi thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng, không thức khuya, không làm việc quá sức.
- Khi gặp vấn đề về dạ dày hoặc ruột, cần chia nhỏ bữa ăn, bổ sung những loại thức ăn dễ tiêu hóa để giảm áp lực lên dạ dày và ruột.
- Xoa bụng hoặc chườm ấm để giảm đau. Có thể uống trà gừng hoặc trà hoa cúc, trà bạc hà,… để làm giảm tình trạng khó chịu, hạn chế đi ngoài nhiều lần.
Thuốc Đông y cho người ăn xong đau bụng đi ngoài
Với những người ăn xong đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng co thắt, thì cần điều trị từ nguyên nhân – tình trạng viêm đại tràng.
Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh đại tràng, tiêu biểu trong số đó là bài thuốc đại tràng có công dụng hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống. Bài thuốc này không chỉ điều trị các triệu chứng của viêm đại tràng như đau bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, sôi bụng, mà còn tác động dần dần vào cơ địa, làm bền chắc niêm mạc đại tràng, giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Thuốc đại tràng Đông y dạng viên nén hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống.
|
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm