I. Tác dụng thải độc đường ruột bằng Yoga
Ý nghĩa của thải độc đường ruột là gì? Đây là phương pháp có khả năng thúc đẩy bài tiết những độc tố trong các đường ruột ra bên ngoài. Những bài tập này sẽ giúp điều hoà cơ thể, giảm thiểu đáng kể những nguy cơ gây bệnh, nhất là chứng bệnh ung thư ruột kết.
Vậy thải độc đường ruột bằng yoga có tác dụng như thế nào? Phương pháp này là cách hữu hiệu để massage những cơ quan nội tạng, làm sạch ruột kết. Ngoài ra, yoga cũng giúp kích thích hệ tiêu hoá, gan và thận hoạt động ổn định, nhịp nhàng hơn.
Tuy nhiên, không phải bài tập yoga nào cũng có tác dụng với tất cả mọi người. Chính vì vậy, trước khi tìm hiểu về những tư thế thải độc đường ruột bằng yoga, bạn đọc cần lưu ý rằng:
- Bạn hãy xây dựng lịch trình tập yoga phù hợp với thể trạng của bản thân, không “gồng” quá sức. Bởi điều này không chỉ làm hao hụt thể chất mà còn gây phản ứng ngược, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột.
- Các phương pháp thải độc đường ruột bằng yoga chỉ hiệu quả khi bạn thực hiện kiên trì và lâu dài. Tần suất và kỹ năng thực hiện chính là yếu tố quyết định lớn tới hiệu quả.
II. 9 tư thế thải độc đường ruột bằng yoga
Duy trì thói quen tập luyện thường xuyên sẽ tạo nên nền tảng sức khỏe tốt nhất dành cho mỗi người. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu những phương pháp tập luyện yoga giúp thải độc đường ruột, hãy tham khảo những bài tập sau:
1. Tư thế cúi gập người (Uttanasana)
Tư thế cúi gập người hỗ trợ khắc phục các bệnh về đường ruột như táo bón, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hoá… Bên cạnh đó, bài tập này cũng giúp kéo căng hông, bắp chân và gân kheo, giúp cơ thể dẻo dai hơn. Cách thực hiện gồm:
- Đầu tiên, bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng, sao cho khoảng cách 2 chân hơi rộng hơn vai và đặt bàn chân vững vàng trên thảm tập.
- Tiếp theo, thở vào, kéo căng vùng cơ thắt lưng và đưa tay lên trên đỉnh đầu.
- Từ từ thở ra, lại hít sâu vào và từ từ hạ lưng xuống dưới. Bạn hãy chú ý cúi gập người bằng cách điều chỉnh vùng hông, sao cho phần thân trên chạm vào hai chân.
- Hãy để cho tay chạm đất, đồng thời để cổ, đầu và thân đều được thư giãn toàn bộ. Lúc này, người tập nên nhẹ nhàng hít thở sâu và cảm nhận sự giãn cơ, duy trì vị trí từ 30 giây tới 1 phút.
- Sau vài nhịp thở thì bạn hãy đặt tay lên hông và hít vào, đồng thời để cơ thể từ từ đứng dậy.
2. Tư thế lạc đà (Ustrasana)
Cơ chế hoạt động của tư thế lạc đà là giúp mở rộng vùng bụng. Tập tư thế Ustrasana giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hoá, dạ dày, làm giảm tình trạng táo bón. Bài tập này còn giúp tăng cường chức năng hô hấp, thư giãn các đốt sống, giảm đau lưng. Cách thực hiện:
- Khởi động ở tư thế quỳ, sao cho đầu gối rộng bằng vai và đùi thì vuông góc với mặt sàn, chân hướng lên trên phía trần nhà.
- Sau đó hãy hít vào và uốn lưng của bạn về phía sau, đồng thời đẩy hông và ngực về phía đằng trước.
- Từ từ thở ra, đưa cả 2 tay ra sau để nắm lấy 2 gót chân, chú ý giữ cho tay thẳng.
- Đẩy hông về trước, đồng thời để đầu gối và đầu nghiêng về phía sau. Bạn hãy duy trì tư thế này trong vài nhịp thở thì điều chỉnh cơ thể quay lại vị trí quỳ.
>>> XEM THÊM: Thải độc ruột bằng nước muối tại nhà an toàn, đơn giản
3. Tư thế em bé (Balasana)
Tư thế em bé giúp giãn cơ, tăng cường co bóp tại hệ tiêu hoá. Bài tập giúp cải thiện chức năng tiêu hoá, cho cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, với cách thực hiện là:
- Khởi động ở tư thế quỳ và hạ mông sao cho mông ngồi lên trên gót chân.
- Tiếp đến gập người về đằng trước và duỗi thẳng để bụng đặt lên trên đùi, còn chán thì trạm xuống sàn. Khi ấy người tập cần đặt cánh tay ở hai bên thân người, sao cho lòng bàn tay ngửa lên trên.
- Từ từ mở rộng hông, còn vai thì để thả lỏng trên sàn. Bạn cần duy trì tư thế này trong khoảng 10 nhịp thở thì quay lại với tư thế quỳ.
4. Tư thế xác chết (Savasana)
Tâm trạng không tốt cũng ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột. Đây chính là lý do bạn nên tập thử tư thế xác chết. Cách tập khá đơn giản nhưng lại giúp xóa bỏ muộn phiền, tạo điều kiện cho hệ tiêu hoá hoạt động nhịp nhàng hơn. Các bước tập gồm:
- Hãy nằm ngửa ở trên thảm tập. Đồng thời bạn cần phải để hai tay thả lỏng ở bên thân mình, lòng bàn tay sẽ hướng lên trên. Còn hai chân người tập sẽ duỗi thẳng, bàn chân được quay ra bên ngoài.
- Tiếp theo bạn chỉ cần nhắm mắt và tập trung chú ý vào hơi thở. Trong thời gian này, bạn đừng quên điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng, thư giãn cơ thể.
5. Tư thế mèo bò (Chakravakasana)
Tư thế mèo bò là sự kết hợp giữa 2 tư thế yoga mô phỏng hình dáng mèo và hình dáng con bò. Bài tập này giúp thư giãn tinh thần cho người tập, tăng lưu thông máu, phù hợp để khởi động khi thực hiện các tư thế thải độc đường ruột, với cách thực hiện:
- Chống người trên sàn bằng đầu gối và 2 tay. Bạn chú ý điều chỉnh cho tay thẳng hàng bên dưới vai, còn đầu gối thì thẳng hàng ở ngay bên dưới hông. Đồng thời người tập cần giữ cho cột sống là một đường thẳng nối giữa hông và vai.
- Tiếp theo giãn dài cổ, mắt nhìn xuống dưới.
- Hít vào từ từ và thực hành lại tư thế con bò:
- Nhón những ngón chân.
- Đẩy xương chậu về sau để mông bạn hơi nhô lên.
- Tiếp đến là hạ bụng xuống rồi hít vào.
- Nâng tầm mắt nhìn lên trần nhà nhưng không di chuyển cổ.
- Thở ra, đồng thời tập tư thế mô phỏng con mèo:
- Áp những ngón chân bạn xuống dưới mặt sàn.
- Đẩy phần xương chậu tiến về phía trước.
- Nhẹ nhàng thở ra, đồng thời hóp bụng.
- Thả đầu xuống còn mắt hướng về vùng rốn.
- Thực hiện lại tư thế yoga này trong 5 - 10 nhịp thở.
>>> XEM THÊM: Mách bạn cách uống sắn dây thải độc đúng cách
6. Tư thế tam giác (Trikonasana)
Tư thế tam giác có tác động đến toàn bộ cơ thể. Đối với hệ tiêu hoá, bài tập này sẽ giúp giảm tình trạng khó tiêu, viêm dạ dày, ợ chua hay đầy hơi. Đồng thời nó cũng giúp điều chỉnh lại tâm trạng rất tốt. Dưới đây là cách tập tư thế Trikonasana:
- Đầu tiên, đứng thẳng trên thẳng tập, hai chân cách nhau một khoảng nhất định. Chú ý, bạn hãy xoay chân trái hướng ra phía trước còn chân phải hướng sang phía ngang bằng vai, sao cho cả 2 gót chân nằm trên cùng một đường thẳng.
- Hít vào, đồng thời uốn cong cơ thể, đánh hông sang bên phải và tay trái nâng thẳng lên. Khi đó tay phải của bạn sẽ đặt tại mắt cá chân hoặc trên thảm tập.
- Hãy để đầu thẳng hàng với thân, mắt thì nhìn theo tay trái, nhẹ nhàng thở ra.
7. Tư thế kim cương (Vajrasana)
Tư thế kim cương không chỉ giúp trấn an tinh thần, mà còn đem đến tác dụng hỗ trợ chữa bệnh axit dạ dày, cải thiện các vấn đề do tiêu hoá yếu, khó tiêu… Cách thực hiện gồm:
- Khởi động bằng tư thế quỳ trên sàn tập, sao cho toàn bộ xương chậu được đặt nằm ở trên gót chân.
- Để hai bàn chân được đặt ở gần nhau. Đồng thời giữ cho hai tay trên đùi hoặc đầu gối, úp xuống.
- Nhắm mắt và điều hoà hơi thở.
8. Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana)
Tư thế rắn hổ mang được nhiều người yêu thích thực hiện. Bên cạnh cảm giác thoải mái mà nó mang lại, thì bài tập cũng giúp kéo căng cơ ruột, cho cơ thể đào thải độc tố và tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Cách thực hiện bài tập Bhujangasana gồm:
- Để cơ thể nằm sấp, hai chân duỗi thẳng và rộng bằng vai.
- Chống 2 tay lên, dùng lực ép cho đùi và hông sát mặt sàn.
- Tiếp đến dùng lực từ bàn tay để từ từ nâng phần thân trên lên đến khi cơ thể bạn được kéo căng ở mức tối đa.
- Duy trì trong 15 - 30 giây và lặp lại tư thế tập.
9. Tư thế cây cung (Dhanurasana)
Tư thế cây cung giúp kích thích hệ tiêu hoá hoạt động nhờ chuyển động đột ngột của cơ thế. Bài tập giúp xoa bóp những cơ quan nội tạng và tăng cường lưu thông lượng máu bên trong cơ thể, thúc đẩy đường ruột hoạt động tốt hơn. Cách tập như sau:
- Để cơ thể nằm sấp ở trên thảm tập, để 2 tay duỗi thẳng, lòng bàn tay sẽ được đặt hướng lên phía trên.
- Thở ra, gập đầu gối để kéo chân dần về phía hông.
- Điều chỉnh cho đầu gối được mở rộng ngang hông, còn tay nắm lấy mắt cá chân.
- Tiếp tục thở sâu và trong khi thở ra hãy nâng lưng, ngực khỏi mặt sàn. Đồng thời bạn hãy dùng tay kéo chân lên, nâng cao phần đầu gối và giữ thẳng cổ.
- Bạn hãy cố gắng duy trì tư thế này ở mức cao nhất, nhằm kéo căng cơ bụng và giữ cho lưng thẳng.
- Duy trì trong khoảng 15 giây, sau đó thở ra và hạ đầu, đùi, ngực, cũng như chân xuống thảm.
Với 9 tư thế thải độc đường ruột bằng yoga mà bài viết trên đã chia sẻ, bạn có thể cân nhắc những bài tập phù hợp với sở thích của bản thân và thử trải nghiệm. Quý độc giả hãy bắt đầu từ những bài yoga đơn giản đến nâng cao để cơ thể làm quen một cách tốt nhất.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm