9 mẹo điều trị cảm lạnh tại nhà
MỤC LỤC Triệu chứng cảm lạnh dễ nhận biết Biến chứng mà cảm lạnh gây ra 9 mẹo trị cảm lạnh tại nhà |
Triệu chứng cảm lạnh dễ nhận biết
- Hắt hơi liên tục.
- Sổ mũi, chảy nước mũi trong hoặc đặc dần.
- Nghẹt mũi gây khó thở.
- Đau họng, rát họng.
- Ho khan hoặc ho có đờm nhẹ.
- Đau đầu, nhức mỏi cơ thể.
- Mệt mỏi, uể oải.
- Sốt nhẹ hoặc ớn lạnh.
Biến chứng mà cảm lạnh gây ra
Nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch yếu, cảm lạnh có thể dẫn đến các biến chứng như viêm xoang, viêm họng do vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phế quản hoặc viêm phổi. Những biến chứng này có thể gây khó chịu kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.
9 mẹo trị cảm lạnh tại nhà
Dưới đây là 9 mẹo trị cảm lạnh tại nhà được sử dụng thường xuyên, dễ thực hiện, an toàn và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng khi bị cảm:
1. Nghỉ ngơi đầy đủ
Cơ thể cần thời gian để phục hồi và chiến đấu với virus.
Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/đêm) để tăng cường hệ miễn dịch.
Khi bị cảm, điều quan trọng là bạn cần nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục
2. Uống nhiều nước
Nước giúp làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi, đau họng.
Khi bị cảm bạn nên sử dụng nước ấm, nước chanh, trà gừng, nước ép trái cây…
Tránh dùng đồ uống có tính kích thích như cồn, caffeine, nước ngọt có gas.
3. Súc miệng và rửa mũi với nước muối
Nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm loãng dịch nhầy và làm dịu niêm mạc bị tổn thương.
Thực hiện 2-3 lần trong ngày.
4. Xông hơi
Xông hơi giúp làm thông mũi, giảm nghẹt mũi, giảm ho.
Bạn có thể xông bằng nước ấm hoặc thêm các loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp,...
5. Bổ sung dinh dưỡng
Khi bị cảm, nên ăn những món ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp,...
Bổ sung đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, ổi...), kẽm (thịt bò, hải sản...) và protein (thịt gà, trứng...).
6. Sử dụng chanh mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, giúp làm dịu cổ họng, trong khi chanh cung cấp vitamin C giúp tăng cường miễn dịch.
Pha mật ong và nước cốt chanh cùng nước ấm có tác dụng giảm ho và viêm họng.
7. Sử dụng thuốc cảm không kê đơn
Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol, ibuprofen...), thuốc thông mũi, thuốc ho... có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh.
Tuy nhiên cần tham khảo và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
8. Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể là một trong những lưu ý quan trọng khi bị cảm, đặc biệt là cảm lạnh.
Mặc quần áo ấm, đi tất, đóng kín cửa để tránh gió lùa.
Giữ ấm cơ thể khi bị cảm lạnh để tránh triệu chứng nặng hơn
9. Sử dụng thuốc Giải Cảm từ thảo dược
So với thuốc Tây y, thuốc Giải Cảm từ thảo dược là một lựa chọn hiệu quả và an toàn giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng cảm lạnh mà không gây tác dụng phụ. Thành phần từ dược liệu, với các vị thuốc quen thuộc như Cam thảo, Hương phụ, Phòng phong, Sinh khương, Tía tô, Mạn kinh tử,... thuốc có tác dụng phát tán phong hàn, làm giảm các triệu chứng cảm mạo tứ thời như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Không chỉ làm giảm triệu chứng, thuốc Giải cảm từ thảo dược còn giúp tăng cường đề kháng và cải thiện khí huyết, hỗ trợ nuôi dưỡng sức khỏe tổng thể. Thuốc an toàn và dễ dàng sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, hiện đang có bán tại nhà thuốc trên toàn quốc.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT
Chống chỉ định: Không dùng cho người cảm nhiệt, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người có tiền sử động kinh hay co giật do sốt cao. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337 ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm