Nhận biết triệu chứng viêm loét đại tràng
MỤC LỤC Viêm loét đại tràng là gì? Các triệu chứng viêm loét đại tràng thường gặp Điều trị viêm loét đại tràng như thế nào? Các biện pháp phòng ngừa bệnh |
Viêm loét đại tràng là gì?
Viêm loét đại tràng là một tình trạng viêm mạn tính xảy ra trên đại tràng, đặc trưng bởi sự hình thành các vết loét và tổn thương ở niêm mạc đại tràng và trực tràng.
Viêm loét đại tràng là một bệnh lý tự miễn, nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên một số yếu tố được xem là có liên quan tới việc khởi phát bệnh bao gồm:
- Hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường: Phản ứng tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh ở đại tràng.
- Di truyền: Yếu tố di truyền có thể đóng vai trò, vì bệnh thường gặp hơn ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh.
- Môi trường: Các yếu tố môi trường như chế độ ăn uống và hệ vi sinh vật đường ruột có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh.
Hình ảnh đại tràng bị viêm loét
Các triệu chứng viêm loét đại tràng thường gặp
Triệu chứng viêm loét đại tràng có thể không giống nhau ở mỗi người, tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương. Các dấu hiệu phổ biến thường gặp nhất bao gồm:
1. Đau bụng và co thắt bụng
Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện ở vùng bụng dưới hoặc dọc theo khung đại tràng. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, có thể giảm sau khi đi đại tiện.
2. Tiêu chảy
Thường xuyên đi ngoài phân lỏng, có thể kèm theo máu, mủ hoặc chất nhầy. Tần suất đi ngoài có thể nhiều lần trong ngày, thậm chí vào ban đêm.
3. Táo bón
Ít gặp hơn tiêu chảy, nhưng vẫn có thể xảy ra. Người bệnh có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không thể.
4. Mót rặn
Cảm giác buồn đi đại tiện liên tục, ngay cả sau khi vừa đi vệ sinh xong.
5. Chảy máu trực tràng
Người bệnh đi ngoài phân có lẫn máu hoặc chảy máu riêng biệt.
6. Tiết dịch trực tràng
Tình trạng có chất lỏng hoặc chất nhầy chảy ra từ trực tràng, hậu môn.
7. Các triệu chứng toàn thân
Đau khớp, sưng khớp, loét miệng, khó thở, tim đập nhanh hoặc nhịp tim không đều, khó chịu và đỏ mắt...
Điều trị viêm loét đại tràng như thế nào?
Mục tiêu điều trị chính của viêm loét đại tràng là giảm viêm, kiểm soát các triệu chứng, hạn chế tái phát và tiến triển bệnh, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các biện pháp điều trị bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Thuốc được chỉ định trong viêm loét đại tràng để kiểm soát triệu chứng và điều trị nguyên nhân trong một số trường hợp cụ thể. Các thuốc thường được chỉ định là:
- Thuốc kháng viêm: Aminosalicylate (5-ASA) như mesalazine, sulfasalazine: thường được dùng đầu tiên để giảm viêm tại niêm mạc đại tràng.
- Corticosteroids: Các thuốc như prednisone, budesonide thường được sử dụng trong các đợt bùng phát bệnh từ trung bình đến nặng.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Azathioprine, 6-mercaptopurine và methotrexate giúp ức chế hệ thống miễn dịch, làm giảm viêm, có tác dụng duy trì sự thuyên giảm và giảm sự phụ thuộc corticosteroid.
- Thuốc sinh học: Các thuốc thường được sử dụng bao gồm infliximab, adalimumab, golimumab, vedolizumab và ustekinumab.
- Thuốc ức chế Janus kinase (JAK): Tofacitinib là một ví dụ, thuốc này ức chế các enzym JAK, giúp giảm viêm ở đại tràng.
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong các trường hợp có nhiễm trùng hoặc các biến chứng liên quan.
- Thuốc giảm đau và chống co thắt: Có thể được sử dụng để giảm đau bụng và co thắt.
- Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamide có thể được sử dụng để kiểm soát tiêu chảy, nhưng cần thận trọng và theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt trong các đợt bùng phát nặng.
- Bổ sung sắt: Nếu có tình trạng thiếu máu do chảy máu.
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
Mặc dù chế độ ăn uống không dẫn tới tình trạng viêm loét tại đại tràng, nhưng một số thay đổi có thể giúp kiểm soát các triệu chứng:
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ, thay vì ba bữa lớn trong ngày.
- Uống đủ nước để bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước do tiêu chảy.
- Tránh các thực phẩm kích thích: Đồ ăn cay nóng, cồn và caffeine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
- Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Ở một số người mắc bệnh đại tràng, sữa có thể làm tăng các triệu chứng.
- Hạn chế chất xơ: Trong các đợt bùng phát của bệnh, đồ ăn giàu chất xơ có thể gây khó chịu.
- Kiểm soát căng thẳng: Tập thể dục, nghỉ ngơi đầy đủ, thiền hoặc yoga có thể giúp giảm căng thẳng, một yếu tố có thể làm bùng phát bệnh.
- Ghi nhật ký ăn uống: Để xác định các loại thực phẩm gây ra triệu chứng.
Chất xơ có thể khiến triệu chứng viêm loét đại tràng nặng hơn
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu thuốc không hiệu quả, có các biến chứng nghiêm trọng hoặc nguy cơ ung thư đại tràng tăng cao.
Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng tùy vào mức độ nghiêm trọng bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân.
Sử dụng thuốc Đại tràng Đông y
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi lối sống thì Đông y cũng là một phương pháp chữa bệnh viêm loét đại tràng được đánh giá cao vì hiệu quả và tính an toàn.
Đông y cho rằng bệnh viêm loét đại tràng thường là do một trong các nguyên nhân sau: tỳ vị hư yếu, thấp nhiệt tích tụ, khí trệ huyết ứ hay chính khí suy yếu, việc điều trị cần chú trọng vào kiện tỳ, thanh nhiệt, hành khí, hoạt huyết và nâng cao thể trạng.
Thuốc Đại tràng Đông y có thành phần chính là các vị thuốc như Hoạt thạch, Bạch thược, Bạch truật, Cam thảo, Hậu phác, Hoàng liên, Mộc hương, Ngũ bội tử, Xa tiền tử,... với công năng chính là hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống, điều trị hiệu quả triệu chứng và nguyên nhân bệnh đồng thời cải thiện, hỗ trợ chức năng tỳ vị.
Hiện nay, bài thuốc Đại tràng Đông y đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Đại tràng dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản. Thuốc Đại tràng dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị viêm loét đại tràng có thể tham khảo sử dụng.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh
Nguyên nhân gây ra viêm loét đại tràng chưa được biết rõ, vì vậy hiện nay chưa có phương pháp đặc hiệu để phòng ngừa mắc bệnh. Tuy nhiên, có một số biện pháp có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ mắc và bùng phát bệnh đại tràng mà bạn có thể áp dụng:
Ăn uống hợp lý
Ăn chín, uống sôi, hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất bảo quản.
Tăng cường rau xanh, chất xơ, thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, cá hấp.
Tránh các món dễ gây kích ứng như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas.
Duy trì lối sống lành mạnh
Ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ.
Tập luyện thể dục nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, thiền giúp giảm stress và hỗ trợ tiêu hóa.
Tránh thức khuya, làm việc quá sức.
Quản lý căng thẳng
Hạn chế lo âu, căng thẳng kéo dài – yếu tố dễ làm bệnh khởi phát hoặc tái phát.
Có thể áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền định, nghe nhạc, hít thở sâu.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Nội soi đại tràng theo chỉ định nếu có yếu tố nguy cơ hoặc triệu chứng bất thường.
Tái khám đúng hẹn nếu đang điều trị để kiểm soát tình trạng viêm.
Tăng cường sức đề kháng
Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin nếu cần.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ Đông y nếu cơ thể hư yếu, tiêu hóa kém (theo hướng dẫn chuyên môn).
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 20/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022 ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm