1. Phân loại thực phẩm
Ảnh minh họa
Mỗi loại thực phẩm sẽ có những đặc tính khác nhau và cần nhiệt độ bảo quản khác nhau. Thế nên, phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản là việc rất quan trọng mà người dùng cần chú ý.
Để đông lạnh vào bảo quản thịt, cá tươi sống người dùng nên để loại thực phẩm này ở ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ trung bình khoảng -18 độ C, ở mức nhiệt này vi khuẩn không thể nào phát triển được.
Các loại thực phẩm như nước giải khát, bánh kẹo, mỹ phẩm và thức ăn chín cần được để ở ngăn mát với nhiệt độ khoảng 0 độ C. Với thực phẩm là rau củ hoặc trái cây, mức nhiệt độ phù hợp để bảo quản là từ 0 - 4 độ C.
Trái cây tươi, rau củ: nhặt sạch, không nên rửa kỹ
Đối với trái cây tươi, mẹ cần bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và lưu ý các điểm sau: Sau khi mua về, nhặt sạch cuống, loại bỏ những trái hỏng; rửa sạch; để ráo và phân thành từng loại riêng. Cho từng loại trái cây vào túi nylon dùng để bảo quản thực phẩm hoặc gói lại thành những phần riêng và để trong ngăn mát tủ lạnh.
Nên dùng màng bọc thực phẩm bọc lại kín rồi bảo quản ở ngăn dưới cùng tủ lạnh vì nơi đây nhiệt độ ổn định hơn ở khu vực cửa tủ, vốn mất nhiệt rất nhiều trong quá trình đóng, mở cửa tủ lạnh. Ngoài ra, không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi sơ chế, vì quá nhiều độ ẩm sẽ khiến các loại hoa quả mọng nước dễ bị biến màu, hư hỏng. Đối với những loại thực phẩm củ quả như củ cải, cà rốt, su hào... mẹ nên cắt bớt ngọn trước khi cho vào tủ lạnh.
Thịt tươi sống và gia cầm: bảo quản ở chế độ đông mềm
Ảnh minh họa
Những loại thịt tươi sống như thịt bò, thịt heo hay thịt gia cầm, nếu để trong ngăn đá có thể giữ được lâu ngày. Tuy nhiên các mẹ cần phải làm sạch chúng trước khi cho vào ngăn đá, bỏ vào hộp có nắp đậy hay bịch ni lông, túi zipper kín hơi để cất trữ chúng trong tủ lạnh.
Đặc biệt, mẹ cần lưu ý một khi đã rã đông thịt thì bắt buộc phải chế biến hết số thịt đã được rã đông. Do đó, để tiện cho việc sử dụng, cần chia thịt thành nhiều phần nhỏ khác nhau, vừa đủ cho từng bữa ăn trước khi rã đông. Thịt bảo quản ở ngăn đông, có thể lưu trữ khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, thời gian đông đá càng dài thì độ tươi ngon của thịt sẽ bị giảm đi đáng kể.
Bảo quản thực phẩm chín
Các loại thực phẩm chín hoặc các món ăn chuẩn bị sẵn, bạn nên để thức ăn nguội hẳn mới cho vào hộp đựng thực phẩm và giữ lạnh trong tủ. Nếu cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh sẽ làm thức ăn bị biến chất, ngưng đọng hơi nước và tác động không tốt cho sức khỏe khi ăn.
Nên bảo quản thực phẩm chín bằng các hộp đựng thực phẩm chuyên dụng, tránh để thực phẩm chín tiếp xúc với các loại thực phẩm khác, trước khi ăn nên nấu lại để bảo đảm vệ sinh.
2. Đóng gói thực phẩm cẩn thận và an toàn
Nhiễm chéo là hiện tượng vi khuẩn được chuyển giao từ một bề mặt bị nhiễm khuẩn đến một bề mặt khác chưa nhiễm khuẩn. Và hiện tượng này sẽ xảy ra trong tủ lạnh nếu người dùng không đóng gói thực phẩm cẩn thận.
Các loại thịt, cá tươi sống sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nếu không được xử lý kỹ càng trước khi cho vào tủ lạnh. Thế nên, người dùng cần rửa sạch thịt, cá trước, để ráo nước và máu, sau đó cho vào túi hay hộp kín rồi mới cho vào tủ lạnh. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng cần được để tách biệt hẳn với các loại thực phẩm khác.
Với rau, củ, quả người dùng nên bỏ túi nilong ra khỏi rau củ ngay sau khi mua về để không khí lưu thông. Rửa rau quả rồi để ráo hẳn nước trước khi cất vào tủ lạnh vì sự ẩm ướt có thể làm chúng dễ mốc và thối nhanh hơn.
Đối với các loại sữa, khi mua về thường được chứa trong hộp giấy. Tuy nhiên, để bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần người dùng rót ra.
Người dùng cũng nên lưu ý bọc kín đồ ăn thừa trước khi cho vào tủ lạnh. Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn và nên đợi thức ăn nguội rồi mới cất vào tủ.
3. Vệ sinh và sắp xếp tủ lạnh gọn gàng, khoa học
Ảnh minh họa
Trong tủ lạnh hay có hiện tượng đọng đá, những nước đá đọng lại ấy có mang những vi khuẩn của những thực phẩm trước vô hình chung khiến thực phẩm bị lây nhiễm vi khuẩn. Trong tủ lạnh có những thực phẩm tươi sống hoàn toàn như thịt, cá nhưng cũng có những loại thực phẩm đã được nấu chín như giò, chả. Nếu chúng ta để chung cùng một nơi sẽ xảy ra hiện tượng "nhiễm chéo" từ những thực phẩm tươi sống sang thực phẩm chín.
Không chỉ giúp tủ lạnh gọn gàng, sạch sẽ mà sắp xếp tủ lạnh 1 cách khoa học còn giúp người dùng bảo quản thực phẩm được tốt hơn. Người dùng nên sắp xếp thực phẩm theo thứ tự thực phẩm chín ở ngăn trên và thực phẩm sống ở ngăn dưới, thực phẩm tươi sống cần giữ lâu ngày thì để ở ngăn lạnh đông.
Ngoài ra, người dùng còn có thể đánh dấu hạn sử dụng lên hộp hoặc túi đựng thực phẩm, xếp các loại thực phẩm sắp hết hạn ra phía ngoài để dễ dàng nhìn thấy, tránh tình trạng bỏ sót thực phẩm trong tủ lạnh lâu ngày khiến tủ lạnh có nhiều vi khuẩn.
Người dùng cũng không nên cất, trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh vì có thể vượt quá công suất, dẫn tới nhiệt độ lạnh không đều dẫn đến việc thực phẩm dễ hư hỏng.
Tuy có nhiều cách để bảo quản thực phẩm được lâu và an toàn hơn, nhưng người dùng cũng không nên để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất trung gian gây hại cho sức khỏe người dùng.
Quá trình cấp đông và rã đông làm mất khoảng 1/3 chất béo hòa tan trong thịt, một số chất dinh dưỡng gần như mất hết. Một số thực phẩm như: rau, củ, quả, thịt, cá và những món ăn chế biến sẵn như dăm bông, thịt hun khói, patê, xúc xích để bảo quản lâu ngày trong tủ lạnh có thể sinh ra hàm lượng Nitrite khi kết hợp với acid amine trong thực phẩm sẽ tạo ra Nitroamine, là chất gây hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.
4. Chú ý nhiệt độ, độ ẩm tủ lạnh
Ngăn mát: Nhiều gia đình nghĩ rằng ngăn mát tủ lạnh để nhiệt độ càng thấp thì sẽ giúp bảo quản thực phẩm càng tốt. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng, để ngăn mát hoạt động hiệu quả nhất bạn nên cài đặt ở mức 0 độ C.
Ở nhiệt độ này bạn có thể bảo quản được nhiều loại thực phẩm như: nước uống, mỹ phẩm, bánh, các món còn thừa sau khi dùng bữa, dự trữ lại đến bữa sau.
Ngăn đông: Nhiệt độ từ -18 độ C - 0 độ C là nhiệt độ thích hợp cho ngăn này, nhiệt độ sẽ ngăn chặn sự phát triển có hại của vi khuẩn, bảo quản thực phẩm lâu dài, đảm bảo sức khỏe cả gia đình.
5. Chọn thực phẩm
Để bảo quản thực phẩm tươi lâu, người tiêu dùng nên chú ý đến chất lượng sản phẩm khi mua, tránh mua phải những rau, củ héo, đã được thu lâu ngày. Hiện nay, tại nhiều siêu các siêu thị lớn có uy tín, phần lớn các mặt hàng thực phẩm tươi sống đều có tem truy xuất nguồn gốc (QR Code). Tem truy xuất nguồn gốc giúp người mua hiểu rõ thông tin về cơ sở sản xuất và phân phối, giấy tờ chứng nhận liên quan.
Với sự phát triển của công nghệ, truy xuất nguồn gốc được xem như là giải pháp bảo vệ người tiêu dùng, các chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm khuyên người tiêu dùng nên hình thành thói quen truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi mua hàng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm