I - Tại sao người bị sốt thấy đắng miệng
Hiện tượng đắng miệng trong thời gian ốm sốt ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác người bệnh. Khi khỏi ốm thì tình trạng đắng miệng thuyên giảm và chấm dứt vào các ngày sau đó. Vậy đâu là lý do khiến mọi người cảm thấy đắng miệng trong thời điểm này?
- Tuyến nước bọt bị viêm nhiễm
Người bị sốt thân nhiệt tăng cao làm cơ thể bị mất nước cộng thêm tuyến nước bọt trong quá trình bị sốt thường hay bị rối loạn gây khô miệng. Điều này khiến những ai bị sốt thường cảm thấy đắng miệng, miệng khô dù đã uống nhiều nước. Trường hợp khô miệng kéo dài sẽ dẫn đến bệnh lý khác như viêm khoang miệng, viêm họng…
- Dịch trào ngược
Khi bị sốt cũng khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, không ăn uống được. Khi ốm người bệnh lại nằm nhiều khiến cho dịch mật từ dạ dày có cơ hội trào ngược lên. Một số trường hợp khác có biểu hiện buồn nôn hoặc nôn khan làm cho dịch vị, dịch mật trào ngược gây đắng miệng.
- Gan hoạt động có vấn đề
Miệng đắng trong thời gian bị sốt còn bắt nguồn từ chức năng gan có vấn đề. Lúc này men gan bị tổn thương do viêm viêm nhiêm, xơ gan khiến vị giác bị ảnh hưởng. Tình trạng gan tổn thương còn đi kèm với chứng vàng da, vàng mắt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi kéo dài.
- Nguyên nhân khác liên quan
Ngoài ra, thực đơn ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân khởi phát chứng đắng miệng khi sốt. Trường hợp bạn thường xuyên hút thuốc hoặc dùng thuốc chứa sắt, kẽm thì nguy cơ đắng miệng khi sốt rất cao. Triệu chứng này có thể tiếp diễn ngay cả khi bạn không bị ốm sốt.
II - Cách chữa trị đắng miệng khi bị sốt hiệu quả
Trong thời gian ốm sốt, hiện tượng đắng miệng tác động trực tiếp đến khẩu vị và thể trạng cơ thể. Để cân bằng vị giác trong khoang miệng bạn hãy áp dụng các cách trị đắng miệng khi bị sốt dưới đây:
1. Chăm sóc, vệ sinh răng miệng
Chăm sóc khoang miệng và vệ sinh răng là cách chữa đắng miệng khi bị sốt hiệu quả. Quá trình chăm sóc răng miệng sạch sẽ, khoa học với các công việc cụ thể như sau:
- Súc miệng bằng nước muối: Muối là hoạt chất có tính kháng khuẩn giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm và làm dịu cổ họng. Khi thấy đắng miệng bạn hãy cho một thìa cà phê muối vào trong cốc nước ấm rồi khuấy tan muối. Sau đó sục miệng và họng bằng muối muối khoảng 15 - 30 giây để loại bỏ vi khuẩn.
- Thường xuyên tưa lưỡi: Sử dụng sản phẩm chuyên dụng để loại bỏ các mảng bám trên bề mặt lưỡi. Đây là khu vực vi khuẩn và vụm bám trú ngụ dẫn đến khoang miệng có vị đắng khó chịu.
- Đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên: Người bị sốt cần đánh răng đều đặn vào buổi sáng - tối để loại bỏ vụ thức ăn, mảng bám giúp khoang miệng sạch sẽ. Sau khi dùng cơm nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ chân răng giúp loại bỏ vụn thức ăn cứng đầu.
2. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là cách trị đắng miệng khi bị sốt đơn giản và hiệu quả cao nhất. Bổ sung nhiều nước giúp hạn chế tình trạng khô miệng và trung hòa dịch vị trong dạ dày. Từ đó hạn chế được triệu chứng trào ngược dịch vị lên cổ họng gây đắng miệng.
Ngoài ra, khi bị sốt cơ thể bị mất nước, uống nhiều nước giúp bù lại lượng nước đã bị mất đi. Cơ thể được cung cấp đầy đủ nước sẽ không có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
3. Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su giúp nước bọt tiết ra nhiều hơn đồng thời giúp phân tán nước bọt đều khắp khoang miệng giảm được tình trạng khô miệng từ đó giúp giảm đắng miệng.
4. Bổ sung hoa quả, thực phẩm tăng vị giác
Các loại hoa quả, thực phẩm có vị chua là lựa chọn tốt nhất cho người bị sốt đắng miếng. Đồ ăn có vị chua chứa nhiều vitamin C làm tăng tiết nước bọt để trung hòa vị đắng trong khoang miệng. Một số hoa quả nên lựa chọn như: cam, quýt, bưởi, ớt chuông…
Ngoài ra, thực phẩm tăng vị giác chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể nâng cao đề kháng. Người bệnh sử dụng các món ăn khoa học sẽ cải thiện miễn dịch và đẩy lùi cơn sốt nhanh chóng.
5. Chia nhỏ bữa ăn và ăn đồ mềm
Khi bị sốt, người bệnh có biểu hiện không muốn ăn do vị giác bị rối loạn. Lúc này thay vì cố gắng ăn thật nhiều thì bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
Biện pháp này đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, hạn chế tình trạng mất sức, suy nhược sau khi sốt. Khi ăn nhiều bữa trong ngày sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động liên tục và chữa đắng miệng khi bị sốt nhanh chóng.
Ngoài ra, cách trị đắng miệng khi bị sốt bạn nên áp dụng đó là chọn đồ ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Các món ăn trong giai đoạn này không nêm nếm quá mặn hoặc quá cay để hệ thống tiêu hóa hoạt động ổn định sau khi ốm..
III - Biện pháp phòng ngừa đắng miệng khi bị sốt
Để phòng tránh tình trạng đắng miệng có thể xảy ra khi bị sốt, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:
- Kiểm soát chế độ ăn uống: Bạn không nên để bản thân trong tình trạng quá đói hoặc quá no. Bởi lúc đó dạ dày sẽ tiết nhiều dịch vị làm tổn thương tới các cơ quan lân cận như dạ dày, gan, mật… khiến bạn có nguy cơ cao bị đắng miệng khi bị sốt.
- Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng khiến dạ dày hoạt động quá mức, trào ngược dịch vị gây cảm giác đắng miệng.
- Tránh xa các chất kích thích như: Thuốc lá, bia, rượu… khiến nấm miệng phát triển và kéo theo tình trạng khô miệng.
- Hạn chế uống nước có ga vì chứa nhiều axit để tránh dịch vị dạ dày trào ngược.
- Nếu bạn bị sốt khi mang thai cần chú ý tránh những thực phẩm có mùi khó chịu để tránh gây buồn nôn sẽ làm tăng tình trạng đắng miệng.
- Không ăn thực phẩm nhiều đạm hoặc quá ngọt khi đang sốt vì chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển vị đắng ở miệng.
- Khi dùng thuốc điều trị bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Nếu uống thuốc có liên quan đến sự xuất hiện của vị đắng trong miệng thì bạn cần nhiều nước, ăn đồ ngọt hoặc súc miệng sau khi uống thuốc để cải thiện tình trạng đắng miệng.
Trên đây là những cách trị đắng miệng khi bị sốt mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Mặc dù đắng miệng trong giai đoạn ốm không có nhiều lo ngại nhưng chúng lại tác động trực tiếp đến khẩu vị và thể trạng người bệnh. Do đó hãy chấm dứt cảm giác đắng miệng khi sốt để bạn ăn uống tốt, nhanh chóng lấy lại sức và hạn chế suy nhược sau cơn sốt nhé!
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm