Tăng hiệu quả dạy trực tuyến
Có thể nói Covid-19 là giải pháp tình thế chưa từng biết đến ở quy mô toàn cầu. Mặt khác, tình huống này cũng tạo ra cơ hội chưa từng có trong việc thực hiện chuyển đổi số nhà trường. Cách đây 2 năm, khái niệm số hóa hay chuyển đổi số trong nhà trường còn khá xa lạ ngay trong ngành Giáo dục. Sau 2 năm thực hiện dạy học trực tuyến, ngày nay toàn ngành Giáo dục đã nhận thức rõ vai trò của dạy học trực tuyến nói riêng và chuyển đổi số trong nhà trường nói chung. Nhà trường số hóa là xu hướng phát triển trường học tương lai. Trong đó quá trình dạy học kết hợp giữa dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến, E-learning nhằm kết hợp tối ưu ưu điểm của cả hai hình thức dạy học này.
Vì vậy năm 2022 cũng là cơ hội cho ngành Giáo dục đẩy mạnh việc phát triển giáo dục theo hướng nhà trường chuyển đổi số như một chiến lược phát triển lâu dài, theo mô hình nhà trường của tương lai. Cần có những chiến lược, giải pháp phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, đổi mới quản lý giáo dục và hoạt động dạy học theo mô hình nhà trường chuyển đổi số. Tăng cường chuyển đổi số trường học cũng là xu hướng quốc tế hiện nay. Đặc biệt là cùng với việc đối phó với đại dịch Covid-19, nhiều nước đã có chính sách tăng cường thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhà trường.
Giảm tải thực chất
Từ năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều lần phải điều chỉnh khung thời gian kế hoạch năm học, sau đó giảm tải chương trình. Đầu năm học 2021-2022, Bộ tiếp tục tinh giản chương trình từ tiểu học đến THPT theo hướng chỉ giữ lại yêu cầu tối thiểu với mỗi môn/lớp học; không bắt buộc học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao...Việc tinh giản chương trình, theo Bộ, được rà soát kỹ lưỡng bởi các tiểu ban gồm nhiều chuyên gia. Tuy vậy, một số phụ huynh và giáo viên nhận định, giảm tải chưa thực chất.
Chia sẻ trên mục Góc nhìn của VnExpress, cô Đỗ Sông Hương, giáo viên ở Hà Nội, cho rằng cần giảm tải thực sự thay vì chỉ cắt vài phần trong từng bài và yêu cầu học sinh tự học. Còn Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, người sáng lập Hệ thống Giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng, giảm tải thực chất không chỉ là giảm số tiết, bài học mà quan trọng hơn, phải giảm tải thi cử và thay đổi tư duy của nhà trường, giáo viên và phụ huynh.
Phương án cho các kỳ thi
Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội hai năm gần đây luôn khiến giáo viên, phụ huynh lo lắng. Năm 2019, lần đầu tiên thành phố tổ chức thi bốn môn sau hàng chục năm chỉ thi Toán và Văn. Đến năm 2020, khi học sinh phải học online, thành phố bỏ bớt một môn và tổ chức ba môn thi.
Tại TP HCM, tuyển sinh lớp 10 được duy trì hàng năm bằng một kỳ thi. Năm 2021, kỳ thi bị hủy bởi Covid-19 và được thay bằng xét tuyển, gây ra những lo ngại về tính công bằng. Từ 4/1, học sinh khối 7-12 được học và thi học kỳ I trực tiếp. Điều này làm nhen nhóm hy vọng, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vẫn được diễn bình thường, nhằm đảm bảo tính công bằng trong thi cử.
Hiện, kế hoạch thi vào lớp 10 ở Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương chưa được công bố. "Bối cảnh dịch bệnh hiện nay khó nói trước điều gì. Để tránh bị động và gây tranh cãi như năm ngoái, các Sở nên công bố nhiều kịch bản tuyển sinh khác nhau từ bây giờ", một lãnh đạo trường THCS bày tỏ.
Bên cạnh đó, từ năm học 2022 - 2023, chúng ta bắt đầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 cho lớp 10. Để triển khai tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi sự chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, con người, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá… Cùng với đó, quá trình chuyển đổi số diễn ra ngày càng sâu rộng, nhanh chóng, mạnh mẽ trong dạy học và quản lý giáo dục. Hai vấn đề đó cũng là thách thức đối với ngành Giáo dục trong năm tới.
Giải pháp cho bậc mầm non
Với những đô thị lớn, tập trung đông người lao động từ các tỉnh, thành như Hà Nội, TP HCM, nhu cầu gửi trẻ rất lớn. Phụ huynh xoay xở đủ cách trông con. Nhiều người ghép nhóm 3-4 cháu để thuê giáo viên trông; có người xin làm việc từ xa. Nhiều lớp học "chui" mở ra theo nhu cầu của cha mẹ, bất chấp lệnh cấm của chính quyền. Trong khi đó, hàng loạt trường mầm non, đặc biệt là khối tư thục, kêu cứu vì kiệt quệ, phá sản vì đóng cửa gần như cả năm trời, không có nguồn thu.
Hồi tháng 8/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không tổ chức dạy trực tuyến với trẻ mầm non. Thay vào đó, các trường duy trì kết nối giữa giáo viên và phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Nhưng nhiều giáo viên mầm non cho rằng, cách làm này không hiệu quả bởi đặc thù bậc mầm non là cần sự chăm sóc, dạy bảo trực tiếp.
Nhiều địa phương, chẳng hạn TP HCM, dự định mở cửa cấp mầm non từ tháng 2. Một chủ cơ sở mầm non đề xuất, nên mở cửa trường sau Tết Nguyên đán trên tinh thần tự nguyện. Phụ huynh nào chưa sẵn sàng vẫn có thể tiếp tục để con ở nhà và được thầy cô hướng dẫn trực tuyến.
Dẫu vậy, mở cửa trường mầm non trong bối cảnh dịch bệnh chưa kiểm soát, trẻ dưới 6 tuổi chưa tiêm vaccine, an toàn cho trẻ sẽ là vấn đề lớn mà ngành giáo
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm