5 sự kiện giáo dục quốc tế nổi bật năm 2021

5 sự kiện giáo dục quốc tế nổi bật năm 2021
Ngoài kinh tế thì giáo dục chính là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19. Tiếp tục trải qua 1 năm đầy biến động, giáo dục liên tiếp chịu những tác động to lớn.

Hoãn tựu trường vô thời hạn

Theo thống kê và phân tích của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), tính đến tháng 8/2021, khoảng 140 triệu học sinh, trong đó 30 triệu trẻ em ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, chưa thể tựu trường. Các em vẫn tiếp tục học trực tuyến do sống ở những nơi trường học phải đóng cửa do đại dịch Covid-19,

Đối với 168 triệu học sinh, trong đó ít nhất 34 triệu học sinh ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trường học của các em phải đóng cửa gần như cả năm kể từ khi đại dịch bắt đầu. Thậm chí ngay lúc này, nhiều trẻ em đang phải đối mặt với năm thứ hai bị gián đoạn trong học tập.

Cũng Theo dữ liệu của UNICEF, ít nhất 31% học sinh trên thế giới, tương đương 463 triệu em, không được tiếp cận hình thức học tập từ xa. Bên cạnh việc thiếu cơ sở vật chất phục vụ học trực tuyến, trẻ nhỏ không thể tham gia học tập vì không được hỗ trợ khi sử dụng công nghệ, môi trường học tập không tốt, áp lực phải làm việc nhà, bị bắt phải lao động.

5 sự kiện giáo dục quốc tế nổi bật năm 2021
Việc học online đã trở thành tình trạng chung của cả nền giáo dục thế giới

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, nếu không thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm giảm nhẹ tác động, toàn bộ thế hệ học sinh này sẽ phải chịu tổn thất thu nhập 10 nghìn tỷ USD theo thời gian. Theo tính toán của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tổn thất sẽ rơi vào khoảng 1,25 nghìn tỷ USD đối với các nước châu Á đang phát triển, tương đương với 5,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực năm 2020.

Ứng dụng công nghệ

Phân tích của UNICEF cho thấy, 90% các quốc gia đã áp dụng mô hình học từ xa, học trực tuyến với nhiều phương pháp giáo dục đổi mới như phát sóng bài học trên truyền hình, đài phát thanh; tổ chức lớp học trực tuyến qua các phần mềm giáo dục như Zoom, MS Teams; sử dụng bảng thông minh thay bảng đen… Ước tính, việc phát sóng bài học qua chương trình truyền hình, truyền thông kỹ thuật số có khả năng tiếp cận 69% học sinh từ mầm non đến trung học trên toàn cầu.

Không chỉ dạy học, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng được chuyển sang trực tuyến trên toàn thế giới. Các nhà trường có nhiều mô hình hay như cho học sinh làm dự án theo cá nhân hoặc nhóm để lấy điểm, thay vì kiểm tra tự luận. Hoặc tổ chức thi, kiểm tra thông qua phần mềm trực tuyến nhằm đảm bảo tính công bằng.

Dù với hình thức dạy và học nào, giáo viên trên toàn thế giới cũng đang nỗ lực học hỏi, ứng dụng công nghệ mới. Hiện nay, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc… đã đưa người máy làm trợ giảng trong lớp học trực tiếp.

Trên đà phát triển này, Singapore vừa qua đã cho phép học sinh phổ thông học trực tuyến kết hợp trực tiếp ngay cả sau dịch Covid-19. Cụ thể, hàng tháng, học sinh sẽ học trực tuyến tại nhà 2 - 3 buổi bằng bảng, máy tính xách tay do nhà trường cung cấp.

Các em có thể tự ôn tập lại kiến thức trên lớp hoặc học bài mới. Nhật Bản, Estonia thông qua chương trình phân phối máy tính bảng cho học sinh phổ thông để các em làm quen với kỹ thuật số và ứng dụng vào học tập.

Tranh cãi tiêm vắc-xin cho trẻ em

Tại Mỹ, Hội đồng cố vấn cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nhất trí ủng hộ tiêm vắc-xin 2 mũi cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên để các em có thể miễn dịch với Covid-19 khi trở lại trường học.

Đến nay, Mỹ vẫn giữ vững quan điểm tiêm 2 mũi vắc-xin cho thanh thiếu niên từ 12 - 17 tuổi và kêu gọi trẻ em trong nhóm này đi tiêm. Dù vậy, phụ huynh Mỹ vẫn nghiêng về lựa chọn tiêm một mũi vắc-xin do lo ngại phụ.

5 sự kiện giáo dục quốc tế nổi bật năm 2021
Việc tiêm vaccine cho trẻ cũng gây nhiều tranh cãi

Trong khi đó, các nước phương Tây rất thận trọng trước vấn đề này. Khi Mỹ đã triển khai tiêm cho trẻ em từ tháng 7, các nước phương Tây vẫn thảo luận quyết liệt về chiến lược tiêm chủng cho trẻ em. Với chiến lược hài hoà hơn, Anh, Na Uy đề xuất tiêm trước một mũi vắc-xin Pfizer cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Từ tháng 10, Thuỵ Điển đã triển khai tiêm một mũi vắc-xin cho trẻ vị thành niên.

Thiếu giáo viên

Càng về cuối năm, tình trạng thiếu giáo viên tại Anh, Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây lại trở nên trầm trọng. Lý do phổ biến nhất có liên quan đến Covid-19 như giáo viên bị nhiễm bệnh, phải cách ly do tiếp xúc gần các ca nhiễm… Nhưng cũng không ít giáo viên nghỉ việc vì chế độ đãi ngộ cho nhà giáo thấp trong khi khối lượng công việc và áp lực là quá lớn.

Tại Anh, nhiều trường phải đóng cửa sớm trước kỳ nghỉ Giáng sinh vì thiếu giáo viên, nhân viên. Trong cả năm, công đoàn giáo viên nước này cũng tổ chức nhiều cuộc đình công phản đối chế độ đãi ngộ, lương thưởng. Tại Mỹ, giáo viên, tài xế lái xe đưa đón học sinh đều thiếu trầm trọng. Trong đó, việc thiếu giáo viên đã là vấn đề bất cập tại Mỹ nhiều năm nay.

5 sự kiện giáo dục quốc tế nổi bật năm 2021
Việc thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Ở châu Á, giáo viên phải đối mặt với nhiều căng thẳng, áp lực do dịch Covid-19. Không chỉ thích nghi với mô hình giảng dạy mới, giáo viên phải quản lý tình hình Covid-19 trong nhà trường, giám sát việc học sinh thực hiện quy định phòng chống dịch và giải đáp thắc mắc về dịch bệnh cho phụ huynh. Với vai trò “cảnh sát Covid”, không ít giáo viên đang rơi vào khủng hoảng nặng nề.

Thận trọng với Omicron

Sau một năm khá ảm đạm với nền giáo dục quốc tế khi nhiều quốc gia vẫn hạn chế nhập cảnh cho sinh viên nước ngoài. Những tưởng năm 2022 sẽ tạo nên hy vọng mới cho lĩnh vực giáo dục quốc tế, biến chủng Omicron được ghi nhận tại châu Phi có tốc độ lây lan nhanh khiến các quốc gia trở nên thận trọng hơn.

Đơn cử, ngày 30/11, Nhật Bản thông báo siết chặt kiểm soát biên giới, cấm sinh viên quốc tế nhập cảnh dù chỉ ba tuần trước đó đã nới lỏng lệnh hạn chế, cho phép sinh viên, thực tập sinh nước ngoài trở lại học tập.

Australia vẫn chưa ra lệnh hạn chế nhưng chính phủ sẽ giới hạn số lượng sinh viên quốc tế được phép trở lại học tập. Trung Quốc cũng đang cân nhắc tình hình và mức độ nguy hiểm của biến chủng mới trước khi chào đón sinh viên quốc tế.

Những động thái không chắc chắn này tiếp tục đẩy lĩnh vực giáo dục quốc tế vào khó khăn, có thể sang năm thứ 3 liên tiếp. Ngoài ra, do biến chủng mới, nhiều sinh viên có thể chọn học trong nước thay vì du học, gây sụt giảm số lượng và nguồn tài chính của các trường đại học quốc tế. Nhiều trường đại học trên thế giới phụ thuộc vào du học sinh sẽ đứng trước nguy cơ phá sản.

Trong nước, các nhà trường cũng phải tìm cách xoay xở khi biến chủng Omicron thâm nhập. Tại Đan Mạch vào cuối tháng 11 vừa qua, một trường học ở thành phố Odense phải đóng cửa do ghi nhận ca dương tính với biến chủng mới. Một trường tiểu học tại Anh cũng phải đóng cửa, nhiều trường khác trong khu vực dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp với lý do tương tự.

Hiện nay, những trường ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao tại phương Tây đã cho học sinh nghỉ lễ Giáng sinh sớm để hạn chế bùng phát dịch trong nhà trường. Cán bộ quản lý và cơ quan giáo dục địa phương bày tỏ lo ngại học sinh không thể trở lại trường vào tháng Giêng nếu tình hình dịch không được kiểm soát.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Đức báo tin đau đớn cho Ukraine

Đức báo tin đau đớn cho Ukraine

20-07-2025 07:28

Thủ tướng Đức Friedrich Merz cho biết, Ukraine khó có khả năng gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trước khi kết thúc chu kỳ ngân sách tiếp theo của khối này vào năm 2034, theo hãng tin Reuters.

Bài xem nhiều

Đáng chú ý

Nổi bật trang chủ
Dự đoán điểm chuẩn các ngành của Trường Đại học Y Hà Nội giảm
20 Tháng 07, 2025

PGS.TS Lê Đình Tùng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội dự đoán, điểm chuẩn các ngành của trường có thể giảm nhẹ.

Đọc thêm
Khi cơn sốt Ukraine đã qua

Khi cơn sốt Ukraine đã qua

19 Tháng 07, 2025

Bất chấp những tuyên bố của ông Trump về việc ủng hộ Ukraine, các nhà đầu tư đã khẳng định họ sẽ không đầu tư...

Điểm danh 6 bộ phim chữa lành Hàn Quốc xoa dịu trái tim người xem

Điểm danh 6 bộ phim chữa lành Hàn Quốc xoa dịu trái tim người xem

19 Tháng 07, 2025

Dù bạn đang cuộn tròn trong chăn hay tìm kiếm cảm giác chữa lành, những bộ phim này sẽ mang đến sự thoải mái theo...

Lo học sinh sa sút tinh thần, nhiều nước mạnh tay cấm điện thoại ở trường

Lo học sinh sa sút tinh thần, nhiều nước mạnh tay cấm điện thoại ở trường

19 Tháng 07, 2025

Làn sóng kêu gọi cấm điện thoại trong lớp học đang lan rộng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại châu Âu, trước lo...

Huấn luyện viên bơi lội đẹp trai, 6 múi khiến các bà mẹ “đổ xô” đi đăng ký học

Huấn luyện viên bơi lội đẹp trai, 6 múi khiến các bà mẹ “đổ xô” đi đăng ký học

19 Tháng 07, 2025

Một huấn luyện viên bơi trẻ tuổi ở miền Đông Trung Quốc đang thu hút sự chú ý trên mạng xã hội nhờ ngoại hình...

Tịch thu tài sản của Nga, Mỹ và EU lãnh đủ hậu quả

Tịch thu tài sản của Nga, Mỹ và EU lãnh đủ hậu quả

19 Tháng 07, 2025

Công ty định cư Euroclear có trụ sở tại Bỉ đã cảnh báo rằng kế hoạch chuyển tài sản có chủ quyền của Nga bị...

Ca sĩ Tuấn Hưng bất ngờ xuống tóc

Ca sĩ Tuấn Hưng bất ngờ xuống tóc

19 Tháng 07, 2025

Ca sĩ Tuấn Hưng đã bất ngờ xuống tóc trên đỉnh Yên Tử vào sáng nay (18/7) để cầu nguyện cho mẹ đang bị ốm...

NATO đe dọa Kaliningrad, Nga cảnh báo sẽ có biện pháp tự vệ cần thiết

NATO đe dọa Kaliningrad, Nga cảnh báo sẽ có biện pháp tự vệ cần thiết

19 Tháng 07, 2025

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi tuyên bố của Tư lệnh lực lượng lục quân NATO Christopher Donahue về tỉnh Kaliningrad là hành...

HLV Malaysia nói điều bất ngờ khi đội nhà bỏ giải

HLV Malaysia nói điều bất ngờ khi đội nhà bỏ giải

19 Tháng 07, 2025

HLV Peter Cklamovski đã lên tiếng ủng hộ quyết định của Liên đoàn bóng đá Malaysia (FAM) về việc bỏ giải vô địch Trung Á....

HLV Nhật Bản chỉ ra hạn chế của cầu thủ Việt Nam

HLV Nhật Bản chỉ ra hạn chế của cầu thủ Việt Nam

18 Tháng 07, 2025

Huấn luyện viên Teguramori Makoto của câu lạc bộ Hà Nội chỉ ra hạn chế cố hữu của các cầu thủ Việt Nam.

Lừa đảo gần 18 tỷ đồng bằng cách dụ góp vốn đầu tư đất

Lừa đảo gần 18 tỷ đồng bằng cách dụ góp vốn đầu tư đất

18 Tháng 07, 2025

Lê Thị Nguyệt bị bắt tạm giam vì lừa 11 người góp vốn đầu tư đất, chiếm đoạt gần 18 tỷ đồng với lời hứa...

Tối hậu thư của ông Trump hoá ra lại là cơ hội của ông Putin

Tối hậu thư của ông Trump hoá ra lại là cơ hội của ông Putin

18 Tháng 07, 2025

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt ra thời hạn trong 50 ngày trước khi có thể áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối...

Giới trẻ lên mạng tìm “mối quan hệ không ràng buộc”: Tự do hay tổn thương?

Giới trẻ lên mạng tìm “mối quan hệ không ràng buộc”: Tự do hay tổn thương?

18 Tháng 07, 2025

Ngày càng nhiều bạn trẻ tìm kiếm những mối quan hệ không ràng buộc thông qua các ứng dụng hẹn hò trên mạng xã hội....

Bắt giữ 60 người khai thác vàng trái phép ở Sơn La

Bắt giữ 60 người khai thác vàng trái phép ở Sơn La

18 Tháng 07, 2025

Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 60 người do thực hiện hành vi khai thác vàng trái phép trên địa bàn xã Gia...

Phim gia đình hút khán giả

Phim gia đình hút khán giả

18 Tháng 07, 2025

Những bộ phim truyền hình khai thác đề tài gia đình đang ngày càng chiếm trọn cảm tình của khán giả nhờ nội dung gần...

0.89323 sec| 2328.039 kb