I - Các cách chữa đau cổ tay tại nhà phổ biến
Cần lưu ý rằng, những phương pháp chữa đau cổ tay tại nhà sẽ phù hợp nhất với những người bị đau nhẹ, tần suất đau ít. Còn những người có cảm giác đau nghiêm trọng, đau liên tục kéo dài nhiều ngày tháng thì cần được điều trị y tế chuyên khoa, các cách điều trị tại nhà chỉ là giải pháp hỗ trợ thêm trong quá trình điều trị.
1. Chườm nóng
Nhiệt độ nóng mang lại tác dụng giãn mạch, giãn cơ bắp và tăng cường khả năng tuần hoàn máu, điều này sẽ mang lại tác động tích cực tới vị trí khớp bị tổn thương như khớp cổ tay, khớp vai, lưng… Người bị chấn thương cổ tay có thể lựa chọn chườm nóng bằng nhiều cách khác nhau như:
- Sử dụng túi chườm nóng bán sẵn.
- Nhúng khăn, vải vào nước nóng và chườm.
- Ngâm tay vào nước nóng (cần lưu ý nhiệt độ vừa phải, tránh quá nóng).
Đối với những trường bị viêm nghiêm trọng, chấn thương hở, vị trí bị giãn tĩnh mạch… thì không nên áp dụng phương pháp chườm nóng vì có thể khiến tình trạng tệ hơn.
2. Chườm lạnh
Là phương pháp trị đau cổ tay tại nhà thường được dùng cho các trường hợp mới bị chấn thương, vết thương bị viêm nhiễm sưng phù... Hơi lạnh sẽ khiến các mạch máu hẹp lại, giảm lưu lượng máu truyền tải tới vị trí tổn thương, từ đó giảm cảm giác đau nhức. Bạn có thể thực hiện chườm lạnh bằng cách:
- Bọc vài viên đá lạnh vào một tấm vải hoặc khăn rồi chườm.
- Mua túi chườm lạnh y tế.
- Ngâm tay vào nước lạnh (chú ý không cho quá nhiều đá hoặc dùng nước quá lạnh).
Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp sử dụng tạm thời và được khuyến cáo không nên dùng nhiều. Bởi phương pháp này không thật sự điều trị gốc rễ của cơn đau và có thể gây hại cho da.
3. Dùng nẹp cổ tay
Cách chữa đau cổ tay tại nhà bằng cách đeo nẹp thường được bác sĩ khuyên dùng cho các trường hợp đau do chấn thương, đau do bị căng thẳng cơ hoặc dây chằng ở tay quá mức... Điều này thường gặp ở những người lao động chân tay, người chơi thể thao... Nẹp cổ tay sẽ hạn chế tối đa khả năng chuyển động của cổ tay và ổn định các nhóm cơ xung quanh, từ đó sẽ hạn chế khả năng bị tổn thương nặng hơn và hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn.
4. Xoa bóp bằng rượu tỏi
Tỏi trong đông y có vị cay nóng, tính ấm và chứa hoạt chất giảm đau hiệu quả, kháng viêm tốt. Khi bạn bị đau cổ tay, nếu kết hợp ngâm rượu cùng với tỏi sẽ giúp làm ấm các khớp, tăng khả năng khí huyết lưu thông, từ đó giảm tình trạng co cứng. Bạn có thể tìm mua rượu tỏi bán sẵn hoặc tự ngâm theo hướng dẫn sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi: Chọn những củ tỏi tươi, không bị hỏng.
- Rượu: Chọn rượu có chất lượng tốt.
- Lọ thủy tinh hoặc hũ có nắp đậy kín.
Cách ngâm
- Gọt vỏ tỏi và rửa sạch bằng nước để loại bỏ các chất bẩn. Sau đó để cho ráo nước.
- Lọ thủy tinh hoặc hũ cần mang đi rửa sạch.
- Cho tỏi vào lọ thủy tinh, bạn có thể cắt nhỏ để tỏi nhanh ngấm với rượu hơn.
- Đổ đầy rượu ngập trên lớp tỏi, và đảm bảo tỏi không bị nổi lên trên bề mặt rượu.
- Đậy kín và cất ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh mặt trời. Nên ngâm ít nhất từ 2 - 4 tuần.
5. Uống thuốc
Sử dụng thuốc để giảm cơn đau là sự lựa chọn hàng đầu khi bạn bị đối mặt với chấn thương. Tác dụng giảm đau nhanh giúp người bệnh cảm thấy được xoa dịu phần nào, tuy nhiên nó chỉ đem lại hiệu quả nhất thời, nếu sau đó cơn đau lại tái phát thì có thể tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn những gì bạn nghĩ. Lúc này, bạn nên tới thăm khám chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp, chỉ định sử dụng một số loại thuốc đặc trị để giúp cải thiện triệt để cơn đau và ngăn tái phát.
6. Luyện các bài tập giảm đau khớp cổ tay
Sử dụng các động tác tập cổ tay cũng là một trong những mẹo chữa đau cổ tay tại nhà mà các bác sĩ luôn khuyên bạn thực hiện. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn một số bài tập sau:
6.1 Bài tập gập cổ tay tư thế nắm
Động tác này sẽ tác động khá nhiều trực tiếp vào khu vực giữa cổ tay, vì vậy phù hợp cho những người đang có cơn đau tại vị trí này.
- Duỗi thẳng cánh tay và bàn tay sao cho song song với mặt đất.
- Từ từ uống cong bàn tay xuống, uốn sao cho đầu ngón tay dần cong hướng về vị trí cổ tay, uốn tới khi cảm thấy căng cổ tay là được.
- Giữ khoảng 1 - 2 giây rồi trả lại ví trí ban đầu. Ngoài ra có thể kết hợp, thay vì về vị trí bàn tay song song với mặt đất, bạn hãy đưa bàn tay hướng lên trên trời, tạo góc thẳng đứng so với mặt đất.
- Thực hiện 10 lần.
6.2 Gập cổ tay tư thế mở
Bài tập này sẽ hướng tới những người có cơn đau cổ tay xuất hiện ở 2 bên rìa cạnh, bởi lực tác động của bài tập này sẽ dồn nhiều vào các vị trí này.
- Duỗi thẳng tay với các ngón tay mở. Lòng bàn tay đặt theo hướng ngang so với mặt đất.
- Cong bàn tay hướng xuống đất sao cho cảm thấy căng, giữ trong khoảng 2 giây.
- Tiếp tục hướng bàn tay lên trên trời và cũng giữ trong 2 giây. Khá tương tự như đang chặt thịt.
- Thực hiện khoảng 10 lần.
6.3 Bài tập lật bàn tay
Động tác này sẽ tác động đều lên toàn bộ phần cổ tay, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Đặt cánh tay và cẳng tay tạo thành hình vuông góc, bàn tay ngửa lên trên trời.
- Giữ nguyên cố định cẳng tay và cánh tay, bàn tay từ từ xoay để lật úp xuống dưới.
- Giữ khoảng 2 giây và lật ngửa trở lại. Thực hiện liên tiếp khoảng 10 lần.
6.4. Căng cổ tay
Đối với động tác căng cổ tay, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Đưa bàn tay ra phía trước mặt, lòng bàn tay hướng xuống đất.
- Lấy tay còn lại nắm vào bàn tay kia, sau đó kéo gập cổ tay xuống, kéo tới khi vuông góc 90 độ so với mặt đất.
- Đợi khoảng 10 giây rồi trả về vị trí ban đầu, sau đó thực hiện tương tự với tay còn lại. Mỗi tay nên làm khoảng 10 lần.
6.5 Nắm tay chữ O
Động tác nắm tay chữ "O" sẽ giúp tạo ra một áp lực nhẹ lên cổ tay, giúp thư giãn các cơ và cấu trúc mô mềm xung quanh và hỗ trợ làm thuyên giảm cơn đau. Cách thực hiện như sau:
- Duỗi bàn tay ra sau đó nắm lại từ từ để tạo thành hình nắm đấm. Không siết tay quá chặt, nên nhẹ nhàng.
- Giữ tư thế nắm tay trong vòng 10 giây rồi thả lỏng mở bàn tay ra và duỗi thẳng các ngón tay trở về vị trí ban đầu.
- Lặp lại 10 lần sau đó đổi sang tay còn lại.
- Người bệnh có thể thực hiện động tác này cho đến khi khớp tay không còn cứng.
6.6 Nâng ngón tay
- Bàn tay duỗi thẳng về phía trước, sau đó úp lòng bàn tay xuống phía dưới mặt bàn.
- Hướng ngón tay lên trên và giữ nguyên trong vài giây.
- Lưu ý, mỗi lần áp dụng một ngón tay và thực hiện tất cả các ngón tương tự nhau.
6.7. Bóp bóng
Dùng bóng để tác động tới cổ tay.
- Kiếm một quả bóng vừa với lòng bàn tay (bóng tennis, bóng cao su). Sau đó cầm bóng với 1 tay.
- Bóp bóng với một lực vừa phải và giữ nguyên trong vòng 10 giây.
- Đưa tay trở lại về vị trí ban đầu và thực hiện đều đặn khoảng hơn 10 lần mỗi tay.
6.8 Xoay cổ tay
Động tác này sẽ giúp toàn bộ phần cổ tay được tác động lực đều đặn và theo mọi hướng. Cách thực hiện như sau:
- Dùng một tay nắm lấy cổ tay của tay kia. Bàn tay bị nắm cần nắm chặt lại.
- Thực hiện xoay vòng cổ tay theo chiều kim đồng hồ.
- Xoay khoảng 10 vòng.
6.9 Quỳ gối chống tay
Bài tập này sẽ lợi dụng sức nặng của cơ thể để tác động lực nhiều hơn lên cổ tay, kỹ thuật tập như sau:
- Vào tư thế quỳ gối với 2 tay chống xuống đất, bàn tay mở và úp xuống mặt đất.
- Từ từ đưa người về phía trước, sao cho cánh tay và bàn tay tạo với nhau góc 20 độ.
- Thực hiện động tác khoảng 10 lần.
6.10. Nâng cao tay lên đầu
Với bài tập này, người bị đau cổ tay có thể áp dụng vì mang lại hiệu quả tương đối tốt.
- Cả người ngồi xuống thảm tập, ngồi khoanh chân lại và lưng thẳng.
- Hai bàn tay đan chéo vào nhau, hướng lên trên và đưa cao qua đầu.
- Đưa hai tay thẳng lên cho đến lúc phần cánh tay và cổ tay cảm thấy căng.
- Hít thở đều cùng lúc thực hiện động tác.
- Động tác thực hiện vài lần.
6.11. Đứng thẳng chạm tay xuống chân
- Đứng thẳng trên sàn nhà, sau đó cúi người xuống phía dưới cho đến khi tay chạm được vào lòng bàn chân.
- Nhấc nhẹ bàn chân lên và đặt tay xuống dưới, mở lòng bàn tay ra.
- Giữ tư thế trong vài giây và trở lại tư thế ban đầu.
- Thực hiện vài lần.
6.12 Ngồi thiền
Bài tập ngồi thiền tương đối đơn giản và bạn hoàn toàn có thể thực hiện.
- Ngồi trên thảm tập, lưng giữ thẳng, chắp hai tay lại và đặt trước ngực.
- Ngón tay hướng lên trên và cùng lúc đưa khuỷu tay tay ngang với cổ tay.
- Ngồi hít thở đều đặn và giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây.
II - Những lưu ý khi tự chữa đau cổ tay tại nhà
Bên cạnh việc lựa chọn những phương pháp tự điều trị đau cổ tay tại nhà, bạn cũng cần chú ý tới một số vấn đề khi thực hiện các phương pháp này, bao gồm:
- Ban đầu, bạn nên thực hiện với động tác với cường độ nhẹ đến vừa phải.
- Cùng với quá trình tập luyện, nên xây dựng một chế độ ăn đủ chất, phù hợp, dung nạp đủ dinh dưỡng giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Dành thời gian phù hợp tập luyện hằng ngày.
Ngoài ra những cách tự chữa đau khớp cổ tay tại nhà thường phù hợp với các trường hợp đau nhẹ, cơn đau không nghiêm trọng và được xác nhận bởi bác sĩ chuyên khoa. Và bạn cần tới gặp bác sĩ điều trị nếu ở trong các tình trạng sau
- Cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm và đôi khi cảm thấy đau tăng lên sau 2 tuần điều trị tại nhà.
- Cơn đau khớp cổ tay tái đi tái lại nhiều lần.
- Cơn đau ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hoạt động hằng ngày.
- Cảm nhận được tình trạng sưng, cứng khớp thường xuyên vào mỗi buổi sáng.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nghiêm trọng có thể dẫn tới sốt.
- Ngoài ra, bạn cảm thấy cơn đau dữ dội như bị gãy tay, không thể chịu được, các khớp ngón tay cổ tay xuất hiện với hình dạng bất thường và có màu khác.
Mong rằng những cách chữa đau cổ tay tại nhà trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau khó chịu, nếu có vấn đề thắc mắc chưa được làm rõ bạn vui lòng gọi tới tổng đài chăm sóc của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm