I. Vì sao cần cân bằng nội tiết tố nữ?
Để trả lời cho câu hỏi tại sao phải cân bằng nội tiết tố nữ thì chúng ta hãy cùng xem hệ luỵ của tình trạng rối loạn nội tiết tố nguy hiểm đến đâu nhé:
Vấn đề về da
Suy giảm nội tiết tố hay mất cân bằng nội tiết gây ảnh hưởng và chi phối rất nhiều lên da. Thông thường nội tiết có chức năng điều hoà độ ẩm, tăng đàn hổi, tạo vẻ căng bóng chắc khỏe trên da.
Khi bị mất cân bằng làn da của chị em không được chăm sóc sẽ trở nên nám sạm, khô, bong tróc.
Vấn đề phụ khoa
Khi nội tiết mất cân bằng, môi trường bên trong bị thay đổi gây mất ổn định. Vi khuẩn có hại không được kiềm chế gây nên các bệnh về viêm nhiễm, kinh nguyệt không đều…
Hơn nữa, tình trạng này không chỉ diễn ra ngày 1 ngày 2 mà kéo dài và lâu khỏi.
Tăng cân
Mất cân bằng nội tiết tác động đến khả năng trao đổi chất của cơ thể. Rối loạn chuyển hóa và insulin là nguyên nhân khiến hệ tiêu hoá và đường huyết trong cơ thể hoạt động bất bình thường.
Hệ luỵ này dẫn đến biểu hiện tăng cân mất kiểm soát hoặc các bệnh liên quan đến đường huyết.
Bốc hỏa và toát mồ hôi
Khi suy giảm nội tiết, quá trình ban đầu bị thay đổi khiến cơ thể chưa thích ứng được, nữ giới ở giai đoạn này thường xuất hiện các cơn bốc hỏa, mất ngủ, toát mồ hôi… đặc biệt, chứng mất ngủ vào ban đêm cực kỳ nghiêm trọng và kéo dài.
Kiệt sức
Từ các hệ luỵ bên trên kèm theo các biến chứng liên qua đến hệ thần kinh, tim mạch… các chị em cảm thấy mệt mỏi và suy yếu hơn bình thường rất nhiều.
II. 10 cách tự nhiên giúp bạn cân bằng nội tiết tố nữ
Mặc dù quá trình lão hoá hay sự mất cân bằng nội tiết tố nữ là quy luật thiên nhiên, chưa thực sự có một giải pháp hoàn hảo để chống lại tình trạng này. Tuy nhiên chị em có thể tham khảo các cách sau như một biện pháp hỗ trợ:
1. Ăn đủ protein mỗi ngày
Protein có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phát triển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như cơ, xương và da. Protein có trong thực phẩm cung cấp những acid amin thiết yếu mà cơ thể bạn không tự tạo ra và cần tiêu thụ hàng ngày được.
Ngoài ra, tình trạng thèm ăn hay việc giải phóng hormone kiểm soát hàm lượng thức ăn cũng ảnh hưởng bởi protein. Bởi, các nghiên cứu đã cho rằng protein có khả năng ảnh hưởng đến hormone đói ghrelin, cùng lúc đó kích thích sản xuất hormone Pyy và GLP- giúp cơ thể cảm thấy no.
Như vậy, để sức khỏe nội tiết tố được đạt mức tối ưu tốt nhất các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên tiêu thụ tối thiểu 20 - 30g protein trong mỗi bữa ăn.
2. Tập thể dục thường xuyên
Luyện tập thể dục thể thao ảnh hưởng rất lớn đến nồng độ nội tiết tố có trong cơ thể. Cụ thể, tập thể thao ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng giảm lượng insulin và độ nhạy cảm của cơ thể với insulin.
Chúng ta có thể hiệu insulin là một hormone quan trọng ảnh hưởng đến các bệnh lý như tiểu đường, tim, ung thư. Đặc biệt, kháng insulin - một trường hợp mà tế bào cơ thể người phản ứng lệch với tín hiệu từ insulin.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, insulin tăng hay giảm phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động về thể chất, tập luyện sức bền. Vì vậy khi nghiên cứu được thực hiện ở những phụ nữ béo phì trong khoảng thời gian 24 tuần, việc tập luyện thể chất làm ảnh hưởng đến độ nhạy insulin. Cụ thể độ nhạy insulin đã tăng và mức độ adiponectin – một hormon chống viêm đồng thời cũng là hormone thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Tập luyện thể chất rất hiệu quả kể cả khi bạn đi bộ cũng có tác dụng làm cân bằng hormone nội tiết tố, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
3. Giảm lượng đường và tinh bột trong khẩu phần ăn uống
Việc tránh sử dụng các chất này là cách để tối ưu hoá các chức năng hormone nội tiết cũng như tránh béo phì, tiểu đường và các bệnh lý nguy hiểm khác.
Fructose từ đường và tinh bột có trong mỗi bữa ăn có tác dụng làm tăng lượng đường chuyển hoá và là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng kháng insulin.
Fructose chiếm phần lớn ở hầu hết các loại đường, kể cả các dạng tự nhiên như mật ong hay siro fructose cũng chiếm tối thiểu là 1 nửa. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, người bị tiền tiểu đường insulin trong cơ thể và tình trạng kháng insulin tương tự nhau.
Ngoài ra thực đơn giàu carb, trong đó carbs tinh chế từ bánh mì trắng hay bánh quy có thể góp phần thúc đẩy tình trạng kháng insulin ở một phần thiếu niên hoặc người trường thành.
Ngược lại, khi bạn tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh hoặc ăn ít có thể làm giảm insulin ở người béo phì, thừa cân, tiền đái tháo đường hay tình trạng kháng insulin ở những người có hội chứng buồng trứng đa năng.
Tránh sử dụng đồ ăn uống có chứa đường là một trong những điều tốt nhất giúp bạn cải thiện cân bằng nội tiết tố của mình.
4. Tiêu thụ các loại chất béo lành mạnh
Khác với chất béo tinh luyện, chất béo tự nhiên trong chế độ ăn của bạn có chất lượng cao hơn. Từ đó giảm tình trạng thèm ăn và kháng insulin.
Trong đó, chất béo MCTs là chất béo duy nhất được gan hấp thụ trực tiếp và chuyển hoá lập tức làm năng lượng.
Chất béo không lành mạnh làm tăng khả năng kháng insulin và mỡ tích trữ.Trong khi đó chất béo lành mạnh lại kích hoạt giải phóng hormone cảm giác no trong cơ thể, bao gồm GLP-1, CCK và PYY.
Vì vậy cách tốt nhất để tối ưu hoá hormone là tiêu thụ nguồn chất béo lành mạnh.
5. Ngủ đủ giấc
Nếu không được ngủ đủ giấc thì dù chế độ ăn uống có dinh dưỡng hay tập thể dục nhiều đến đâu đi chăng nữa, sức khỏe cơ thể cũng không thể tốt được.
Khi giấc ngủ kém đi, hormone trong cơ thể sẽ bị rối loạn. Đặc biệt là insulin và hormone tăng trưởng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Bên cạnh đó chất lượng chất ngủ cũng quan trọng không kém, bộ não cần được nghỉ ngơi để giải phóng hormone tăng trưởng và quá trình này chỉ được diễn ra khi ngủ sâu giấc.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng mỗi ngày cơ thể cần ngủ đủ 7 tiếng để đảm bảo mọi hoạt động và cơ quan được diễn ra tốt nhất.
6. Áp dụng chế độ ăn có nhiều chất xơ
Chất xơ là một chất hoà tan, giảm kháng insulin và phụ trách sản xuất hormone no trong cơ thể.
Bên cạnh đó chất xơ không hòa tan cũng quan trọng không kém khi tăng mức GLP-1, đều cùng có công dụng giảm thèm ăn.
7. Kiểm soát Stress
Stress kéo dài làm phá hỏng hệ thống hormone trong cơ thể, làm mất cân bằng nội tiết tố, Trong đó 2 hormone ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là Cortisol và Adrenaline.
Căng thẳng khiến hormone Cortisol luôn bị đẩy cao. Từ đó hấp thụ lượng calo quá mức gây thừa cân, trong đó là biểu hiện tăng mỡ bụng.
Adrenalin cao gây ra các bệnh lý cao huyết áp, nhịp tim nhanh, lo lắng…
Mỗi ngày nên cố gắng dành ra 10 - 15p cho các hoạt động giảm stress, căng thẳng như thiền, nghỉ ngơi…
8. Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Thành phần trong thuốc tránh thai làm ảnh hưởng trực tiếp đến buồng trứng sản sinh ra hormone estrogen và progesterone. Đặc biệt thuốc tránh thai khẩn cấp đem đến tác dụng không mong muốn gấp nhiều lần ở thuốc tránh thai hàng ngày.
Khi dùng trong khoảng thời gian dài, thuốc tránh thai gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nồng độ và sự tăng giảm, sản sinh hormone nội tiết, gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt…
9. Kiểm soát cân nặng của bạn
Mất kiểm soát về cân nặng là một biểu hiện của việc suy giảm nội tiết tố.
Ngoài ra, béo phì còn liên quan mật thiết đến hormone sinh sản ở cả nam và nữ, đây là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh.
10. Tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít
Dung nạp thức ăn nhiều hay ít đều làm thay đổi hormone nội tiết trong cơ thể và kéo theo tình trạng tăng giảm của cân nặng.
Ăn quá nhiều gây tăng insulin và giảm độ nhạy của chất này, đặc biệt ở người thừa cân và béo phì.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm giúp cân bằng nội tiết tố, kích thích tăng sinh nội tiết tự nhiên từ bên trong cơ thể, chị em có thể tham khảo và lựa chọn các sản phẩm phù hợp nhất với bản thân.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm