Xuất huyết dạ dày có phải mổ không? Lưu ý chăm sóc sau khi mổ

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không? Lưu ý chăm sóc sau khi mổ
Tổn thương trên niêm mạc dạ dày có thể dẫn tới tình trạng xung huyết thậm chí xuất huyết dạ dày. Vậy liệu xuất huyết dạ dày có phải mổ không?

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không? Lưu ý chăm sóc sau khi mổ
Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?
MỤC LỤC
Xuất huyết dạ dày là gì?
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày 
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? 
Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?
Khi nào xuất huyết dạ dày cần phải phẫu thuật?
Các phương pháp phẫu thuật xuất huyết dạ dày
Chăm sóc sau khi mổ xuất huyết dạ dày
Các biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày 
Thuốc Dạ dày Đông y - Giải pháp điều trị viêm loét dạ dày cấp và mãn tính

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu ngày, viêm loét sâu và gây sưng nề, chảy máu. 
Triệu chứng đặc trưng là tình trạng bệnh nhân đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen. 
Một số người có thể xuất hiện các dấu hiệu thiếu máu do mất máu như da tái nhợt, mệt mỏi, vã mồ hôi, tim đập nhanh, ngất xỉu,.

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày 

Trong hầu hết trường hợp, chảy máu dạ dày là biến chứng của một tổn thương kéo dài mà không được điều trị đúng cách. Tổn thương này có thể do:
• Viêm dạ dày cấp và mãn tính 
• Viêm loét dạ dày - tá tràng 
• Trào ngược dạ dày- thực quản 
• Lạm dụng thuốc kháng viêm non steroid, Aspirin 
• Sử dụng nhiều rượu bia thuốc lá
• Giãn tĩnh mạch thực quản dạ dày 
 
Ngoài ra các yếu tố nguy cơ bao gồm:
• Tuổi tác: xuất huyết dạ dày chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành trong độ tuổi 20-50 tuổi 
• Căng thẳng stress kéo dài 
• Ăn uống kém lành mạnh 
• Thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học 

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? 

Xuất huyết dạ dày làm một biến chứng nghiêm trọng, cần cấp cứu y tế kịp thời. Nếu không được điều trị và xử lý sớm, mất máu quá nhiều có thể dẫn tới ngất xỉu, hôn mê, suy đa tạng thậm chí tử vong.
Ngoài ra, đây là tình trạng chảy máu bên trong, không trực tiếp nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán, điều trị cũng như theo dõi tình trạng phục hồi của vết thương.
 
Xuất huyết dạ dày có phải mổ không? Lưu ý chăm sóc sau khi mổ
Xuất huyết dạ dày là tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?

Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nghiêm trọng, cần can thiệp sớm và điều trị bằng biện pháp thích hợp. 
Có rất nhiều phương pháp điều trị tình trạng chảy máu trên niêm mạc dạ dày, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng à sức khỏe tổng quát của người bệnh. 
• Ở mức độ nhẹ: bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc phù hợp để cầm máu và ngăn ngừa tái phát;
• Với các trường hợp nghiêm trọng: việc điều trị nội khoa không có hiệu quả, bệnh nhân có dấu hiệu mất máu nghiêm trọng, phẫu thuật có thể cần thiết để cầm máu và điều trị nguyên nhân gây ra xuất huyết.

Khi nào xuất huyết dạ dày cần phải phẫu thuật?

Thực tế, phần lớn bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày đều có đáp ứng tốt với phương pháp nội soi cầm máu kết hợp với sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một vài trường hợp vẫn cần can thiệp phẫu thuật bắt buộc, đó là:
 
Nội soi không chẩn đoán được vị trí xuất huyết
Phẫu thuật được chỉ định để xác định chính xác các vị trí xuất huyết không chẩn đoán được bằng nội soi và xử lý sớm để tránh người bệnh mất máu quá mức;
Thất bại khi nội soi cầm máu
Với các trường hợp mà phương pháp nội soi không thể cầm máu hoàn toàn hoặc chảy máu tái phát, bệnh nhân có thể được xem xét phẫu thuật;
Xuất huyết nghiêm trọng
Phẫu thuật có thể được cân nhắc trong các trường hợp dạ dày chảy máu nghiêm trọng, mất máu nhiều, người bệnh có các dấu hiệu rối loạn huyết động rõ rệt như sốc, choáng, tay chân lạnh,….
Ổ loét có kích thước lớn hơn 2cm
Các trường hợp chảy máu do loét niêm mạc dạ dày, vết loét có kích thước lớn hơn 2cm, phẫu thuật được chỉ định để xử lý vết loét, hạn chế tái phát và tránh biến chứng thủng dạ dày.
Trường hợp có khả năng tái phát cao
Phẫu thuật được áp dụng với các vị trí xuất huyết có nguy cơ tái phát và biến chứng nghiêm trọng cao, thường gặp nhất là xuất huyết dạ dày do loét bờ cong nhỏ dạ dày.
Xuất huyết do ung thư dạ dày
Trong trường hợp xuất huyết dạ dày do khối u ung thư, lựa chọn ưu tiên là phẫu thuật cầm máu và cắt bỏ khối u.
Chảy máu kèm với thủng dạ dày
Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để khâu kín lỗ thủng, cầm máu, lau sạch và dẫn lưu ổ bụng. 

Các phương pháp phẫu thuật xuất huyết dạ dày

Mục tiêu chính của việc phẫu thuật trong điều trị xuất huyết dạ dày là nhằm xác định vị trí xuất huyết, tiến hành cầm máu và phòng ngừa tái phát. Các phương pháp phẫu thuật xuất huyết dạ dày chính hiện nay là:
• Phẫu thuật cầm máu, khâu vết thủng
• Phẫu thuật cắt khối u
• Phẫu thuật cắt 1 phần dạ dày

Chăm sóc sau khi mổ xuất huyết dạ dày

Đối với các vết mổ trên dạ dày, để nhanh chóng phục hồi và tránh biến chứng sau phẫu thuật, người bệnh cần phải cực kỳ lưu ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi phù hợp theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
Để vết mổ phục hồi nhanh, bệnh nhân nên ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Những lưu ý cho người bệnh bao gồm:
 
Chế độ dinh dưỡng
 
Tuyệt đối không được ăn uống bất kỳ thứ gì nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Ăn thức ăn lỏng: 2-3 ngày sau khi thực hiện xong phẫu thuật, người bệnh nên ưu tiên ăn các lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như canh, cháo, súp…  .
Chia nhỏ khẩu phần ăn: nên ăn thành nhiều bữa ăn trong ngày, ăn thật chậm, nhai thật kỹ và ăn từng lượng nhỏ một để giảm áp lực cho dạ dày.
Hạn chế thức ăn gây kích ứng niêm mạc: rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, các loại nước sốt, xúc xích, lạp xưởng. Đồng thời tránh thức ăn cứng, dai, nhiều xơ sợi, đồ chế biến sẵn, nhiều gia vị hay dầu mỡ.
Bổ sung các loại thực phẩm phù hợp như: các món ăn giúp làm giảm bài tiết acid dạ dày (bánh quy, đường, dầu thực vật, mật ong); thực phẩm có ít xơ sợi (rau củ non, hoa quả), các thực phẩm giúp bọc hút niêm mạc dạ dày và chứa ít mùi vị (gạo nếp, khoai, bột sắn, bánh mỳ).
Uống đủ 2l nước mỗi ngày, lưu ý nên uống nước đun sôi để nguội, nước ấm; tránh sử dụng nước đá, cà phê, chè đặc, đồ uống có gas và cồn. 
Lựa chọn cách chế biến phù hợp: nên lựa chọn những cách chế biến đơn giản, ít gia vị như hấp, luộc, dễ tiêu hóa như ninh nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm gánh nặng tiêu hóa, giảm co bóp dạ dày và giúp dạ dày phục hồi nhanh chóng hơn;
Không nên ăn đồ ăn quá nóng hay quá lạnh vì có thể gây kích thích tới dạ dày, nhiệt độ phù hợp nhất là ở từ 40 – 50°C.
Sau khi mổ 2-3 tuần, sức khỏe bệnh nhân cơ bản đã phục hồi, có thể ăn uống như bình thường nhưng không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
 
Xuất huyết dạ dày có phải mổ không? Lưu ý chăm sóc sau khi mổ
Sau khi mổ xuất huyết dạ dày người bệnh nên ăn các loại cháo và thức ăn mềm
 
Chế độ sinh hoạt
 
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi,  hạn chế vận động mạnh hay chơi thể thao quá sức sau khi vừa trải qua phẫu thuật;
Tuy nhiên cũng không nên nằm yên một chỗ hoặc duy trì một tư thế quá lâu vì có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông máu và làm vết thương lâu lành hơn;
Bệnh nhân nên đi lại và thực hiện các bài tập, động tác nhẹ nhàng được cho phép bởi các bác sĩ điều trị;
Theo dõi sức khỏe và tình trạng phục hồi vết mổ liên tục, cần báo ngay cho bác sĩ nếu có các biểu hiện lạ nghi ngờ là biến chứng sau phẫu thuật hoặc chảy máu tái phát;
Thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe tổng quát, tiêu hóa và trạng thái vết mổ cũ tối thiểu 3-6 tháng.

Các biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày 

Việc dạ dày chảy máu dù ở mức độ nào cùng là một biến chứng nghiêm trọng của các tổn thương diễn ra trong thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Việc phòng ngừa xuất huyết dạ dày đòi hỏi sự kết hợp giữa chế độ ăn uống hợp lý, lối sống khoa học và kiểm soát hiệu quả các bệnh lý nền. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa hiệu quả:
 
Tránh việc lạm dụng quá mức các thuốc gây hại cho dạ dày như aspirin, ibuprofen, naproxen,… 
Hạn chế sử dụng rượu bia thuốc lá và các chất kích thích có hại cho dạ dày 
Duy trì chế độ ăn uống khoa học: ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế đồ cay, nóng, chua và các thực phẩm chế biến sẵn;
Kiểm soát tốt căng thẳng, hạn chế tình trạng lo âu, stress kéo dài bằng các bài tập thư giãn phù hợp;
Điều trị hiệu quả các bệnh lý nền, nhất là các bệnh lý liên quan tới dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản,..
Duy trì các hoạt động thể chất vừa phải giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu và nhu động ở hệ tiêu hóa.
Khám sức khỏe định kỳ, tối thiểu 2 lần / năm để có thể phát hiện sớm và điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày, đặc biệt đối với những người có tiền sử gia đình mắc hoặc các yếu tố nguy cơ khác.

Thuốc Dạ dày Đông y - Giải pháp điều trị viêm loét dạ dày cấp và mãn tính 

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hóa và biến chứng thủng dạ dày. Điều trị sớm và làm lành các vết loét là cách ngăn ngừa chảy máu đường tiêu hóa.
Thuốc Dạ dày Đông y với công dụng chính là hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống, là giải pháp hữu hiệu để điều trị bệnh lý dạ dày. 
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc được dùng để điều trị viêm loét dạ dày - hành tá tràng cấp và mạn tính. Sản phẩm giúp làm giảm các triệu chứng đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
Không những vậy, các vị thuốc có trong công thức còn có điều trị các vấn đề rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, chậm tiêu, ăn không ngon miệng,....
Hiện nay, thuốc Dạ dày Đông y đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành, có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh dạ dày có thể tham khảo sử dụng. 
 

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc DẠ DÀY NHẤT NHẤT

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không? Lưu ý chăm sóc sau khi mổĐiều trị:
Viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị.
Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ hơi, ợ chua.
Thành phần: (cho 1 viên nén bao phim)
370mg cao khô hỗn hợp tương đương với: Bán hạ 270mg, Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 630mg, Chè dây (Folium Ampelopsis) 945mg, Can khương (Rhizoma Zingiberis) 360mg, Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 720mg, Khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) 720mg, Mộc hương (Radix Saussurea lappae) 45mg, Trần bì (Percicarpium Citri reticulatae perenne) 90mg. Tá dược vừa đủ 1 viên
Tác dụng:
Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Chỉ định:
- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.
Cách dùng, liều dùng: 
Nên uống vào lúc đói. 
Người lớn và trẻ em từ 15 tuổi trở lên: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên. 
Trẻ em dưới 15 tuổi: theo chỉ định của bác sĩ. 
 
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao, loét dạ dày thể nhiệt, rối loạn tiêu hóa thể nhiệt, viêm dạ dày do HP, người thể nhiệt. 
 
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
 
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (miễn phí). Fax: (0272) 3817337

Số giấy xác nhận nội dung thuốc: 18e/2023/XNQC/YDCT

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG 
Dạ Dày Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Đau nhức xương cánh tay trái: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Đau nhức xương cánh tay trái: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

30-10-2024 16:47

Đau nhức xương cánh tay trái gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí gây khó khăn cho công việc. Để điều trị đau nhức xương cánh tay, cần hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh.

Nổi bật trang chủ
Hoa hậu Thùy Tiên đề nghị ê-kíp tắt camera, ngừng quay cảnh bất hòa?
30 Tháng 10, 2024

Hoa hậu Thùy Tiên đề nghị ê-kíp "Sao nhập ngũ" tắt máy quay, ngừng quay cảnh MisThy và Phương Anh Đào tranh luận.

Đọc thêm
Ruben Amorim đồng ý dẫn dắt Man United

Ruben Amorim đồng ý dẫn dắt Man United

30 Tháng 10, 2024

Tờ Manchester Evening News đưa tin Ruben Amorim đã đồng ý dẫn dắt Man United.

'Tuýt còi' hầu đồng không đúng quy định, chưa đủ!

'Tuýt còi' hầu đồng không đúng quy định, chưa đủ!

30 Tháng 10, 2024

Bộ VH,TT&DL gửi văn bản tới Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh đề nghị cần chấn chỉnh ngay hoạt động hầu đồng không đúng quy định....

Trùng tu di tích: Đừng để làm xong mới rút kinh nghiệm

Trùng tu di tích: Đừng để làm xong mới rút kinh nghiệm

30 Tháng 10, 2024

Trùng tu di tích là cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, trùng tu như thế...

Đà Nẵng lý giải nguyên nhân gạch vỉa hè bị lật tung trong bão số 6

Đà Nẵng lý giải nguyên nhân gạch vỉa hè bị lật tung trong bão số 6

30 Tháng 10, 2024

Ngày 29/10, Sở Giao thông vận tải TP.Đà Nẵng đã có thông tin liên quan đến việc hư hỏng vỉa hè đường Như Nguyệt do...

Chiếu miễn phí 4 bộ phim kinh điển về Hà Nội

Chiếu miễn phí 4 bộ phim kinh điển về Hà Nội

30 Tháng 10, 2024

Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 sẽ trình chiếu miễn phí 4 bộ phim kinh điển về Hà...

0.72247 sec| 2303.633 kb