Lễ hội sông nước TP.HCM
Báo cáo tổng kết của UBND TP HCM về đề án Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông Sài Gòn, giai đoạn 2020-2045, Thành phố dự tính phát triển mảng xanh dọc sông Sài Gòn với 42 công viên, kết hợp đầu tư hạ tầng đa chức năng giúp cải tạo cảnh quan, phát triển kinh tế, dịch vụ.
Tiềm năng và lợi thế của sông Sài Gòn sẽ được khai thác tối đa để xây dựng hệ sinh thái dịch vụ và du lịch ven sông, kết nối với hệ sinh thái ven kênh để phát triển du lịch đường thủy trở thành sản phẩm đặc thù của TP.HCM.
Cùng với định hướng trên, trong đề án cũng đề cập quỹ đất thuộc hành lang sông nếu có phương án tổ chức không gian và sử dụng linh hoạt theo đặc thù từng khu vực sẽ tạo ra những lợi thế rất lớn. Do đó, các bên đề xuất cho phép chuyển đổi sang các chức năng khác như dịch vụ, thương mại, du lịch... Điều này sẽ tạo nguồn lực rất lớn để thực hiện các quy hoạch cũng như khai thác hiệu quả cảnh quan, môi trường dọc sông.
Trong kế hoạch phát triển không gian ven sông Sài Gòn, thành phố định hướng quy hoạch, đầu tư phát triển hành lang dọc bờ, cùng hệ thống kênh rạch, ao, hồ... Những giải pháp này giúp hình thành hệ thống hạ tầng xanh đa chức năng, gồm giao thông thủy, môi trường, văn hóa, kinh tế, dịch vụ... Ngoài góp phần phát triển giao thông, hệ thống này sẽ giúp điều tiết nước, giảm ngập, cải thiện môi trường và hình thành chuỗi không gian cảnh quan đặc trưng bên sông Sài Gòn.
TP.HCM cũng định hướng đầu tư triển khai lập các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng xanh (công viên, kè bảo vệ bờ sông và bến thủy nội địa) theo nguyên tắc và phân kỳ, phân đoạn, phân vùng không gian, gắn với các dự án giao thông hạ tầng đô thị.
Trong giai đoạn 2025 - 2030, TP.HCM sẽ tập trung tổng hợp rà soát quỹ đất dọc hành lang sông và đề xuất phương án tạo quỹ đất, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm