Tìm hiểu viêm loét miệng lưỡi thường xuyên ở trẻ em
MỤC LỤC: Viêm loét miệng lưỡi ở trẻ là gì? Nguyên nhân gây viêm loét miệng lưỡi ở trẻ Viêm loét miệng lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không? Cách chăm sóc trẻ bị loét miệng lưỡi đúng cách |
Viêm loét miệng lưỡi ở trẻ là gì?
Loét miệng lưỡi là tình trạng xuất hiện những vết loét nhỏ trên niêm mạc miệng, đặc biệt là trên lưỡi, mặt trong má hoặc nướu. Những vết loét này có màu trắng hoặc vàng, viền đỏ, gây đau rát khi ăn uống hoặc nói chuyện.
Nguyên nhân gây viêm loét miệng lưỡi ở trẻ
Loét miệng lưỡi là tình trạng thường gặp ở trẻ em, xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân gây loét miệng lưỡi phổ biến mà cha mẹ cần biết để có cách phòng ngừa và chăm sóc bé đúng cách:
Tổn thương cơ học
Trẻ có thể gặp các tổn thương viêm loét miệng do các tác nhân cơ học sau:
- Trẻ nhỏ thường hiếu động nên dễ cắn vào lưỡi, môi hoặc má trong khi ăn hoặc nói chuyện.
- Trẻ đánh răng quá mạnh hoặc bàn chải cứng có thể làm xước niêm mạc miệng lưỡi và gây vết loét.
- Các thức phẩm cứng, thô ráp như bánh quy, kẹo cứng, đồ chiên giòn có thể làm tổn thương niêm mạc miệng lưỡi của trẻ.
Bệnh tay chân miệng
Vết loét miệng lưỡi kèm theo mụn nước ở tay, chân
Do virus Coxsackie A16 (CVA16) gây ra, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Trẻ bị tay chân miệng thường xuất hiện các vết loét trong miệng kèm theo mụn nước ở tay, chân kèm sốt, biếng ăn, quấy khóc do đau miệng.
Nhiễm nấm miệng (Candida albicans)
Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch với các tổn thương đặc trưng là các mảng trắng trong miệng, lưỡi dễ chảy máu khi cọ xát khiến trẻ biếng ăn, bỏ bú và quấy khóc.
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Chế độ dinh dưỡng không khoa học dẫn đến trẻ bị thiếu hụt các vitamin và chất khoáng cần thiết như vitamin B12, vitamin C, kẽm, sắt và acid folic làm niêm mạc miệng lưỡi của trẻ dễ bị tổn thương, lâu lành khi bị loét.
Dị ứng thực phẩm hoặc kích ứng từ hóa chất
Một số thực phẩm có tính axit mạnh như chanh, cam, dứa, dưa muối, đồ cay nóng có thể gây kích ứng, tổn thương niêm mạc miệng làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate (SLS) có thể làm tăng nguy cơ loét miệng lưỡi.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau,…có thể gây khô miệng, làm tổn thương niêm mạc dẫn đến viêm loét miệng lưỡi. Đặc biệt, trẻ sử dụng thuốc xịt hen suyễn chứa corticosteroid có nguy cơ cao bị loét miệng lưỡi nếu không súc miệng sạch sau khi dùng thuốc.
Bệnh lý tự miễn và rối loạn miễn dịch
Một số bệnh tự miễn như bệnh Behcet, lupus ban đỏ… có thể gây loét miệng lưỡi kéo dài và tái phát. Ở những trẻ có hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ bị nhiễm trùng miệng kéo dài khiến vết loét miệng lưỡi tiến triển nặng hơn.
Viêm loét miệng lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không?
Loét miệng lưỡi thông thường thường không nguy hiểm và có thể tự lành sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, kéo dài trên 2 tuần hoặc kèm theo triệu chứng nghiêm trọng sau, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở Y tế uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách.
- Trẻ đau rát quá mức, bỏ ăn, quấy khóc nhiều.
- Loét lưỡi kèm theo sốt cao, nổi hạch, phát ban.
- Vết loét lan rộng, có mủ hoặc chảy máu bất thường.
- Trẻ có dấu hiệu suy nhược, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Cách chăm sóc trẻ bị loét miệng lưỡi đúng cách
Tình trạng loét miệng lưỡi thường xuyên không chỉ gây ra sự khó chịu trong sinh hoạt của các con mà thậm chí còn dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể do trẻ biếng ăn. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ khi bị loét miệng lưỡi đúng cách. Cụ thể:
- Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin B12 và C để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, hạn chế các thực phẩm cay nóng, chua, cứng, quá nóng, hoa quả chứa nhiều axit có thể khiến vết loét trầm trọng hơn.
- Tăng cường sức đề kháng: Cho trẻ uống đủ nước, ngủ đủ giấc, bổ sung probiotic để hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Hướng dẫn trẻ đánh răng nhẹ nhàng, súc miệng bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Dùng nước ngậm răng miệng có thành phần thảo dược: Sau khi đánh răng, hướng dẫn trẻ sử dụng nước ngậm răng miệng có thành phần thảo dược như huyền sâm, cam thảo nam, lá lấu, xuyên tiêu… Nước ngậm răng miệng giúp hỗ trợ làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
Viêm loét miệng lưỡi thường xuyên ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe. Cha mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao, chăm sóc đúng cách và đưa trẻ đi thăm khám sớm nếu tình trạng này kéo dài hoặc tiến triển nặng.
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
|
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm