I - Viêm loét dạ dày, tá tràng nên ăn gì?
Những loại thực phẩm quen thuộc, đơn giản sau trong những bữa chính, bữa phụ hằng ngày chính là cách đơn giản, hay giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
1. Thực phẩm có Probiotics
Probiotics còn gọi là lợi khuẩn - chúng là những vi sinh vật sống rất có lợi cho sức khỏe, thúc đẩy hệ tiêu hóa. Các loại thực phẩm lên men như: sữa chua, kim chi, dưa muối, buttermilk… quen thuộc, đơn giản, mang lại hiệu quả tốt.
Sữa chua: đồ ăn quen thuộc có chứa men vi sinh, tăng vi khuẩn tốt cho cơ thể và chống lại vi khuẩn có hại.
Sữa uống lên men: giống như sữa chua, sữa uống lên men có chứa những chủng lợi khuẩn hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
Kim chi: kim chi lên men kết hợp cùng lượng chất xơ từ cải thảo chứa nhiều lợi khuẩn giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng, đơn giản hơn giúp đẩy lùi táo bón, đầy chướng bụng khó tiêu.
2. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có lợi cho sức khỏe, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất xơ sẽ rất tốt cho các vết loét ở dạ dày - tá tràng bởi hai lý do chính: lượng chất xơ giúp giảm đi độ axit trong dạ dày đồng thời cải thiện hiệu quả chứng đầy hơi, chướng bụng. Vậy nên chúng ta nên ăn uống đều đặn các món ăn giàu chất xơ giúp chữa lành và ngăn ngừa tốt các vết loét.
Một số loại rau củ quả giàu chất xơ nên ăn như: khoai lang, rau bina, cà rốt, bí đỏ, dưa đỏ, ớt chuông đỏ, những loại trái cây họ cam, quýt, kiwi, dâu tây, cải xanh…
3. Các loại trái cây
Trong trái cây tươi hoặc đông lạnh cũng vậy đều rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Các loại quả mọng như quả táo, nho, lựu cũng là một trong những lựa chọn tốt để chữa bệnh như: chuối, bơ, táo, đu đủ, dâu tây, ổi…
4. Các loại rau
Một số loại rau khác như rau muống, rau ngót, các loại rau họ cải ( như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn…) chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như những người bị dạ dày, tá tràng. Chú ý chúng ta nên nhặt phần rau non để ăn sẽ tốt hơn.
Bên cạnh đó người bệnh bị viêm loét dạ dày - tá tràng cũng nên tránh ớt cay, cà chua hoặc các gia vị mặn, cay… Chúng ta cũng nên hạn chế ăn rau sống bởi chứa nhiều vi khuẩn gây hại không tốt cho đường tiêu hóa.
5. Protein từ thịt
Thịt gia cầm, thịt bò nạc, trứng, cá, đậu phụ… đều là những nguồn cung cấp protein ít chất béo cực kỳ tuyệt vời. Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá mòi cũng là nguồn cung cấp omega -3 với công dụng hữu ích trong việc giảm viêm loét và ngăn ngừa các vết loét khác.
6. Sữa lên men
Các sản phẩm sữa lên men cung cấp nhiều protein, vitamin và các khoáng chất, nhất là các vi khuẩn hữu ích giúp dễ hấp thụ, tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn. Vì vậy chúng chính là những lựa chọn tốt cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Các bạn có thể dùng một số loại sữa lên men như Nấm sữa kefir, sữa đậu nành lên men natto, sữa lên men Kefir…
7. Bánh mì và ngũ cốc
Bánh mì và ngũ cốc với các đặc tính khô, dễ hút nước thấm vào niêm mạc dạ dày, tránh được việc niêm mạc dạ dày bị phá hủy, ăn mòn. Bánh mì cũng mềm, dễ ăn tiêu hóa tốt, cải thiện buồn nôn, ợ hơi. Nhất là khi gặp phải cơn đau dạ dày, người bệnh sử dụng ruột bánh mì ăn để dịu nhanh đi cơn đau.
Bên cạnh bánh mì thì ngũ cốc là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, nhiều tinh bột tốt cho tiêu hóa, trung hòa axit trong dạ dày, giảm nhẹ các triệu chứng trào ngược.
8. Các loại thảo mộc và gia vị
Chúng ta có thể lựa chọn một số loại thảo mộc, gia vị dịu nhẹ; không cay, nóng giúp tiêu diệt vừa giúp tăng hương vị lại tiêu diệt vi khuẩn có hại.
Các loại tốt nhất bao gồm nghệ, quế, tỏi, gừng… với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Nhờ đó mà tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng hạn chế và cải thiện rõ rệt.
9. Mật ong
Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, được coi là “thần dược” giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng ợ chua, khó tiêu, đau thượng vị, đầy chướng bụng… giúp người bệnh khỏe mạnh,
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần hòa một vài thìa cà phê mật ong vào ly nước ấm, khuấy đều và uống giúp làm dịu đi cơn đau. Duy trì đều đặn sẽ rất tốt cho sức khỏe, nên uống vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
II - Viêm loét dạ dày, tá tràng cần kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe cần được tăng cường thì người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên kiêng cữ cẩn thận khi ăn uống. Cụ thể như sau:
- Rượu bia, nhất là rượu mạnh: đồ uống có cồn khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng lên nhanh kích ứng niêm mạc dạ dày. Người bệnh hay gặp phải những cơn đau dữ dội, âm ỉ sau khi dùng bia rượu.
- Cà phê: cũng giống như bia rượu, cà phê làm tăng lượng axit trong dạ dày, vì thế chúng ta nên cắt giảm hoặc ngừng uống cà phê.
- Sữa: chúng ta cần bổ sung sữa đúng cách để tránh bệnh tình thêm nặng. Nên dùng sữa nguồn gốc thực vật, sữa đậu nành, các loại sữa tách béo, sữa chua cũng rất tốt cho người bị viêm đại tràng.
- Một số loại thịt: tốt nhất chúng ta nên hạn chế ăn uống các loại thịt chứa nhiều gia vị, xúc xích, thịt chiên rán, chất béo và protein.
- Thực phẩm cay: những gia vị cay như ớt, rau cải, hạt tiêu, nước sốt… nên hạn chế ăn.
- Thức ăn mặn: nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn mặn tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn HP - loại vi khuẩn nguy hiểm khiến dạ dày thường xuyên tái lại, tạo thành những ổ viêm loét, thậm chí là dẫn tới ung thư dạ dày. Vậy nên ăn mặn kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe người bị đau dạ dày.
- Sô cô la: socola vị ngon hấp dẫn, thơm ngon chứa nhiều chất chống oxy hóa. Song việc ăn quá nhiều lại khiến tăng sản xuất axit trong dạ dày, gây ra triệu chứng trào ngược.
- Thực phẩm giàu chất béo: lượng chất béo lớn có thể làm tăng axit trong dạ dày, gây trào ngược.
“Bệnh tật do miệng mà ra” nhất là những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cần chú ý đặc biệt hơn. Vì vậy ngoài những biện pháp điều trị thông thường, chúng ta cần tuân thủ chế độ ăn uống đúng chuẩn, các thực phẩm tốt và không tốt cho dạ dày, tá tràng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm