Tầm soát tai biến là cách tốt nhất để chủ động phòng tránh
MỤC LỤC:
Bệnh tai biến là bệnh gì?
Các triệu chứng tai biến cần nhận biết
Tầm quan trọng của việc tầm soát tai biến
Các phương pháp tầm soát tai biến
Làm thế nào để phòng ngừa tai biến hiệu quả?
Bệnh tai biến là bệnh gì?
Bệnh tai biến hay tai biến mạch máu não (đột quỵ) là một tình trạng y tế xảy ra khi việc cung cấp máu cho một phần của não bị chặn hoặc giảm.
Điều này ngăn không cho mô não nhận được oxy và chất dinh dưỡng. Các tế bào não bắt đầu chết trong vài phút.
Một loại đột quỵ khác là đột quỵ xuất huyết. Nó xảy ra khi một mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc vỡ và gây chảy máu trong não. Máu làm tăng áp lực lên các tế bào não và làm hỏng chúng.
Tai biến là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm và là nguyên nhân số một gây ra khuyết tật ở người lớn.
Các triệu chứng tai biến cần nhận biết
- Cảm giác tê hoặc yếu đột ngột xuất hiện ở tay, chân, mặt hoặc một nửa cơ thể.
- Mất kiểm soát cơ bắp ở một bên khuôn mặt.
- Ngất xỉu, choáng váng, mất thăng bằng hoặc mất khả năng kiểm soát tay chân.
- Mất trí nhớ, loạn ngữ, lú lẫn, co giật, rối loạn cảm xúc và thay đổi tính cách.
- Cơn đau đầu đột ngột kèm theo nhiều triệu chứng cơ thể bất thường khác.
- Mất đột ngột một hoặc nhiều giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác).
- Cứng cổ.
Cơ chế gây tai biến mạch máu não
Tầm quan trọng của việc tầm soát tai biến
Hậu quả sau tai biến thường rất nặng nề, bao gồm rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người hoặc toàn thân, mất cảm giác, hôn mê, nguy cơ tử vong cao.
Việc phục hồi chức năng và các tổn thương sau tai biến mạch máu não thường vô cùng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi cần kiên trì trong thời gian kéo dài.
Tầm soát tai biến mạch máu não là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình phòng ngừa và điều trị sau tai biến.
Một loạt các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm được thực hiện với mục đích tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các bất thường mạch máu và não bộ. Điều này giúp đánh giá và phân loại bệnh nhân có nguy cơ tai biến cao hay không.
Lợi ích của tầm soát tai biến sớm
Quá trình sàng lọc và tầm soát tai biến không chỉ giúp xác định vị trí chính xác của các bất thường mạch máu mà còn thông báo chi tiết về tình trạng lưu thông máu tại đó.
Việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ giúp chủ động trong chẩn đoán phòng ngừa, điều trị kịp thời, giảm thiểu tỷ lệ tử vong và tàn tật.
Bệnh nhân có thể chủ động trong việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý tốt nhất cho bản thân.
Đối tượng sàng lọc
Những đối tượng sau đây, cần phải thực hiện tầm soát tai biến, càng sớm càng tốt:
- Người trung niên và người cao tuổi.
- Người mắc các bệnh lý như: đau nửa đầu Migraine, hẹp động mạch, tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, chứng ngưng thở khi ngủ và các bệnh lý khác.
- Béo phì, người mắc các bệnh chuyển hóa như rối loạn lipid, tiểu đường, cholesterol máu cao.
- Phụ nữ đang sử dụng liệu pháp hormone sau giai đoạn mãn kinh.
- Người nghiện rượu, hút thuốc lá thường xuyên, người có lối sống không lành mạnh, ít vận động, thức khuya.
- Người có tiền sử trong gia đình mắc bệnh tai biến.
Các phương pháp tầm soát tai biến
Các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm thường được sử dụng giúp kiểm tra toàn diện, phát hiện sớm bất thường ở vùng não và mạch máu:
Chụp cộng hưởng từ MRI
Đây là phương pháp giúp chẩn đoán bệnh lý chính xác thông qua hình ảnh giải phẫu chụp được từ cơ thể.
Hình ảnh chụp MRI có khả năng phát hiện ra các tổn thương, viêm nhiễm não, khối u não, hiện tượng teo não cũng như bất thường trong mạch máu não và dị dạng liên quan.
Điện tâm đồ
Điện tâm đồ hay còn gọi là đo điện tim, là một đồ thị ghi lại những thay đổi của dòng điện trong tim.
Xét nghiệm điện tâm đồ giúp ghi lại các biến đổi của dòng điện dẫn truyền trong tim, từ đó giúp chẩn đoán các bệnh lý tim mạch và mạch vành cũng như dự đoán trước các dấu hiệu tắc nghẽn bên trong mạch máu.
Điện tâm đồ giúp ghi lại các biến đổi điện thế trong chu kỳ tuần hoàn tim
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu bao gồm tổng phân tích tế bào máu và kiểm tra hóa sinh máu.
Các rối loạn thường được phát hiện bao gồm: thiếu máu, bất thường hồng cầu, rối loạn đông máu, nhiễm trùng.
Xét nghiệm hóa sinh máu giúp chẩn đoán các bệnh lý như tiểu đường, rối loạn lipid máu, rối loạn acid uric… Đây là những yếu tố có nguy cơ cao gây ra tai biến và đột quỵ.
Kiểm tra đáy mắt trực tiếp
Soi đáy mắt là một phương pháp thăm khám kiểm tra võng mạc, gai thị và các môi trường trong suốt đáy mắt…
Đây là một chỉ định giúp phát hiện và đánh giá các triệu chứng bong võng mạc hoặc các bệnh về mắt như bệnh tăng nhãn áp, các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh cao huyết áp, tiểu đường, hoặc các bệnh khác ảnh hưởng đến mạch máu.
Có 3 phương pháp soi đáy mắt: soi đáy mắt trực tiếp, soi đáy mắt gián tiếp và nội soi đèn khe.
Chụp X-quang
Kết quả hình ảnh có giá trị giúp chẩn đoán và khảo sát cấu trúc các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là chẩn đoán các bệnh mô mềm.
Hình ảnh giải phẫu mạch máu cũng như các can thiệp y tế qua hệ thống động mạch đều dựa vào các máy soi X quang để định vị các thương tổn tiềm tàng và có thể chữa trị.
Các kỹ thuật sàng lọc khác
Bên cạnh các phương pháp phổ biến thường dùng nhất, một số chỉ định khác cũng có thể được thực hiện như: siêu âm Doppler tim, siêu âm bụng, siêu âm Doppler động mạch cảnh và chụp CT.
Làm thế nào để phòng ngừa tai biến hiệu quả?
Việc tầm soát tai biến giúp người bệnh nắm được rõ các bệnh lý mạch máu và tim mạch đang gặp phải, mức độ nguy cơ tai biến để có thể chủ động các phương án bảo vệ bản thân.
Kiểm soát bệnh lý sẵn có
Kiểm soát huyết áp, tiểu đường, rối loạn đông máu, mỡ máu… Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ đồng thời thăm khám định kỳ thường xuyên.
Thay đổi chế độ ăn uống
Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống, bỏ rượu bia, tránh các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.
Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo.
Sinh hoạt lành mạnh
Tránh thức khuya dậy muộn, đi ngủ sớm dậy sớm tập thể dục.
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, thực hiện 5 ngày/tuần.
Thuốc hoạt huyết Đông y – hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não
Tai biến thường xảy ra khi máu lên não không được lưu thông, ứ tắc gây vỡ mạch máu, gây tổn thương các mô não và ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng.
Do đó biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là thúc đẩy khí lưu chuyển thông suốt, dinh huyết dễ dàng cung cấp cho các tạng. Khí huyết thông suốt cơ thể khỏe mạnh, ngược lại khí huyết ứ trệ thường gây ra nhiều chứng nguy hiểm.
Các bài thuốc chữa bệnh về huyết thường chứa các vị thuốc quy vào tạng tâm, tỳ và can, vừa bổ huyết, sinh huyết, đả thông kinh mạch, thúc đẩy khí huyết thông suốt, khử ứ, thông kinh.
Nhờ đó, thuốc có tác dụng hiệu quả với tình trạng thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não, bệnh mạch vành, đồng thời giảm thiểu đáng kể nguy cơ hình thành các mạch xơ vữa, tắc mạch gây tai biến mạch máu não.
Kế thừa bài thuốc hoạt huyết cổ phương, các chuyên gia đã nghiên cứu sản xuất thành công thuốc hoạt huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc hoạt huyết Đông y trị các chứng huyết hư, ứ trệ, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Thuốc hoạt huyết Đông y dạng viên nén (ví dụ Hoạt Huyết Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu Thành phần (Cho 1 viên nén): Chỉ định: Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não. Liều dùng, cách dùng: Lưu ý: Chống chỉ định: Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Sản xuất bởi: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022 |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm