Đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc, Andriy Melnyk. Ảnh: DPA.
Trả lời tờ báo Đức, đại sứ của Ukraine nói rằng việc Ukraine gia nhập NATO vẫn nằm trong chương trình nghị sự nhưng các nỗ lực ngoại giao hiện đang tập trung vào việc đạt được các đảm bảo an ninh mạnh mẽ.
"Việc Ukraine gia nhập NATO vẫn là một vấn đề trong chương trình nghị sự. Tuy nhiên, vấn đề bảo đảm an ninh đối với chúng tôi có tầm quan trọng trung tâm như một giải pháp tạm thời" - ông Andriy Melnyk nói.
Các quan chức Ukraine luôn khẳng định việc gia nhập NATO là con đường duy nhất hướng tới một nền hòa bình công bằng và lâu dài tại Ukraine, mặc dù thừa nhận rằng việc gia nhập này khó có thể xảy ra trước khi có lệnh ngừng bắn.
Ông Melnyk nhấn mạnh rằng trọng tâm hiện tại của Ukraine là đảm bảo sự bảo đảm vững chắc cho quốc phòng thay vì theo đuổi tư cách thành viên NATO trong thời gian tới.
Đây là sự thay đổi rõ ràng trong lập trường sau khi Bộ Ngoại giao bác bỏ mọi đảm bảo an ninh thay thế tư cách thành viên chính thức trong liên minh vào đầu tháng này.
Ông nói: "Các đối tác của chúng ta nên cẩn thận viết ra các biện pháp quân sự mà họ sẽ sử dụng để bảo vệ Ukraine nếu Nga tấn công lần nữa", đồng thời nhấn mạnh nhu cầu đảm bảo vượt ra ngoài "những lời hứa thuần túy về mặt chính trị" như Bản ghi nhớ Budapest.
Theo ông Melnyk, người từng giữ chức vụ đại sứ tại Đức và Brazil, cho biết những đảm bảo này có thể ở dạng các thỏa thuận song phương hoặc đa phương với các nước EU và NATO và cũng có thể trở thành một phần của hiệp ước hòa bình rộng lớn hơn với Nga.
Ukraine đã từ bỏ vũ khí hạt nhân từ thời Liên Xô trong Bản ghi nhớ Budapest năm 1994. Mỹ và Nga, cùng các nước khác, đã hứa sẽ công nhận biên giới của Ukraine và đảm bảo an ninh cho nước này.
Bình luận của Melnyk được đưa ra khi nguyện vọng gia nhập NATO của Ukraine tiếp tục phải đối mặt với sự phản đối từ một số quốc gia thành viên, bao gồm Đức, Slovakia và Hungary. Washington cũng khó có thể chấp nhận, vì các thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phần lớn đã lên tiếng phản đối việc Ukraine gia nhập NATO nhanh chóng.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Melnyk cũng cho biết thêm, Đức và các quốc gia châu Âu khác cần tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, bất kể quyết định của ông Trump về việc giảm viện trợ quân sự từ phía Mỹ.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm