Từ vụ chiến sĩ Công an cứu bé gái bị đuối nước: Sơ cứu thế nào cho đúng cách?

Từ vụ chiến sĩ Công an cứu bé gái bị đuối nước: Sơ cứu thế nào cho đúng cách?
Mới đây, hình ảnh chiến sĩ Công an ở Thanh Hóa đã cứu sống bé gái bị rơi xuống hồ đã lay động đến triệu trái tim. Theo bác sĩ ệnh viện Nhi đồng Thành phố, việc sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là rất quan trọng.

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, sự việc xảy ra vào khoảng 10 giờ 45 phút ngày 1/11, trên địa bàn xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Được biết, sau khi tan trường, cháu N.T.N. (SN 2014; ngụ thôn Bạch Hải, xã Nga Bạch) đã cùng bạn đến hồ nước trong khuôn viên Công sở xã Nga Bạch chơi và hái hoa.

Cháu N. không may bị trượt chân rơi xuống hồ. Nghe tiếng kêu cứu, anh Đào Thanh Bình, Bí thư Đoàn thanh niên xã Nga Bạch và một số cán bộ xã đang họp trong hội trường đã nhảy xuống hồ vớt được cháu N. lên bờ, tuy nhiên cơ thể cháu đã tím tái, ngừng thở, tim đã ngừng đập.

Sau khi kiên trì hà hơi, thổi ngạt và ép lồng ngực mà cháu vẫn không có biểu hiện gì; lúc này thượng úy Hà Minh Hải, Phó trưởng Công an xã Nga Bạch, đã cầm 2 chân dốc ngược cháu bé về sau lưng chạy xung quanh sân để nước thoát ra ngoài. Sau đó, cháu bé nhanh chóng được đưa sang Trạm Y tế xã Nga Bạch để tiếp tục cấp cứu. 

Sau 15 phút sơ cấp cứu tích cực, cơ thể cháu N. bắt đầu dần ấm lại, nhịp tim đập trở lại. Sau cơn nguy hiểm, mọi người lập tức đưa cháu tới Đa khoa huyện Nga Sơn để tiếp tục theo dõi, điều trị. Đến nay, sức khỏe cháu N. đã dần ổn định.

Trên trang Bệnh viện Nhi đồng Thành phố mới đăng bài viết của Phó Giám Đốc bệnh viện, BS CKII Nguyễn Minh Tiến về cách xử trí sơ cấp cứu trẻ bị đuối nước đúng cách tại hiện trường. Theo BS Tiến, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn hay di chứng não của nạn nhân.

 Nhiều người có thói quen dốc ngược bệnh nhân khi sơ cứu trẻ bị đuối nước, ngạt nước. Tuy nhiên, theo BS Tiến, dốc ngược bệnh nhân là một điều rất nguy hiểm. Cụ thể, việc dốc ngược một người bị đuối nước ngưng tim ngưng thở chạy vòng vòng: 

- Làm trì hoãn cấp cứu ngưng tim ngưng thở, rút ngắn thời gian vàng cung cấp oxy cho cơ quan quan trọng như não, tăng tỉ lệ tử vong và di chứng tổn thương não thiếu oxy không hồi phục. 

- Không làm nước trong phổi chạy ra ngoài 

- Có thể làm dịch trong dạ dày trào ra ngoài, tăng nguy cơ hít sặc" (BS Phạm Quốc Văn)

Để phòng ngừa và xử trí đúng trẻ bị đuối nước, chúng tôi viết bài này để gởi đến quí phụ huynh cách sơ cấp cứu trẻ bị đuối nước

Theo đó, BS Tiến đã thêm cách sơ cứu trẻ đuối nước đúng như sau:

Xử trí sơ cấp cứu ngạt nước, đuối nước tại hiện trường đúng cách

Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao hoặc vớt nạn nhân lên

Đặt nạn nhân nằm chổ khô ráo, thoáng khí

Xử trí sơ cấp cứu ngạt nước, đuối nước tại hiện trường đúng cách

Nếu nạn nhân bất tỉnh hãy kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực:

+ Nếu lồng ngực không di động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 15/2 (2 cấp cứu viên) hoặc 30/2 (1 cấp cứu viên) trong 2 phút rồi đánh giá lại xem nạn nhân có thở lại được không ? môi có hồng không ? có phản ứng khi lay gọi kích thích đau không ? nếu không và phải tiếp tục các động tác cấp cứu này ngay cả trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

+ Nếu nạn nhân còn tự thở, hãy đặt nạn nhân ở tư thế an toàn là nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra ngoài nếu nạn nhân nôn ói

Cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân bằng chăn hay một tấm khăn khô

Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ như bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước

Những việc cần tránh khi sơ cấp cứu trẻ đuối nước

Xử trí sơ cấp cứu ngạt nước, đuối nước tại hiện trường đúng cách

Phần lớn các nạn nhân bị ngạt nước khi đưa đến cấp cứu tại các bệnh viện không được sơ cứu hay sơ cứu không đúng cách dẫn đến tử vong hoặc di chứng não do thiếu oxy. Các sơ cứu không đúng bao gồm:

Bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước: động tác dốc ngược nạn nhân không cần thiết và không nên thực hiện vì thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải phổi chứa đầy nước như người dân thường nghĩ. Lượng nước rất ít này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Ngoài ra việc xốc nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít sặc.

Lăn lu: cho trẻ nằm sấp trên cái lu được để rơm nung cháy bên trong lăn lu qua lại nhằm mục đích “rút nước” trong cơ thể trẻ ra. Phương pháp này không hiệu quả, còn gây phỏng cho trẻ.

Các nạn nhân ngưng thở ngưng tim không được cấp cứu thổi ngạt và ấn tim tại nơi xảy ra tai nạn hoặc trong lúc vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế. Điều này làm cho não và các cơ quan thiếu oxy kéo dài, chết tế bào não dẫn tới tử vong và di chứng não nặng nề. Vì thế tốt nhất là phải cấp cứu thổi ngạt ngay khi đưa đầu nạn nhân lên khỏi mặt nước trước khi đưa vào bờ.

Phòng ngừa cho trẻ tránh bị đuối nước

Không để trẻ nhỏ một mình ở nhà, đậy kín các vật chứa nước trong nhà

Không cho trẻ chơi một mình gần ao, hồ, kênh, rạch, sông: luôn có người lớn đi theo

Không cho bệnh nhân động kinh bơi

Nên hướng dẫn tập bơi, cho trẻ học bơi

Nhà trường lưu ý dặn dò học sinh cuối năm nghỉ hè về vấn đề đi bơi, hay chèo thuyền vùng sông nước rất nguy hiểm, không an toàn, cần có sự giám sát.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

22-11-2024 16:40

Bạn đang gặp phải tình trạng da nhờn, lỗ chân lông to gây tự ti khi giao tiếp? Đây là vấn đề khá phổ biến và có thể được cải thiện đáng kể với một chế độ chăm sóc da phù hợp.

Nổi bật trang chủ
Những sao Việt gắn bó với sự nghiệp
22 Tháng 11, 2024

Bên cạnh hoạt động nghệ thuật, nhiều sao Việt còn đảm đương vai trò của một nhà giáo. Họ tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng...trên khắp cả nước.

Đọc thêm
4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

22 Tháng 11, 2024

Hoài Lâm trải qua 4 lần đổi nghệ danh sau khoảng 15 năm bước chân vào con đường ca hát.

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

22 Tháng 11, 2024

Đội tuyển Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số một ở vòng loại Asian Cup 2027.

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

22 Tháng 11, 2024

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav...

Lặng thầm vun vén cho học trò

Lặng thầm vun vén cho học trò

22 Tháng 11, 2024

Nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học...

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

22 Tháng 11, 2024

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khánh thành, miễn phí vé vào cửa trong những ngày qua đã thu hút lượng lớn người...

0.68424 sec| 2272.117 kb