Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022: Lưu ý 6 nội dung quan trọng

Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022: Lưu ý 6 nội dung quan trọng
Sáng 9/11, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến với 63 sở GD&ĐT. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các cục, vụ thuộc Bộ; lãnh đạo sở GD&ĐT và các phòng chuyên môn thuộc sở.

Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022: Lưu ý 6 nội dung quan trọng
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến với 63 sở GD&ĐT.

Nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm học

Chia sẻ tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học nhấn mạnh 4 nhiệm vụ chung cần triển khai thực hiện trong năm học 2021-2022. Đầu tiên là bảo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình, kế hoạch năm học để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch Covid-19.

Cùng với đó, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6; tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đối với các lớp còn lại; bảo đảm hoàn thành chương trình năm học đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục trong tình huống diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm chất lượng giáo dục; chú trọng phát triển mạng lưới trường lớp, đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

Cuối cùng, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỉ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

10 nhiệm vụ được cụ thể hóa gồm: Tăng cường các biện pháp phòng, chống Covid-19 trong trường học; Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường để chủ động, linh hoạt ứng phó với tình hình Covid-19 bảo đảm hoàn thành chương trình năm học; Thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học; Thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng; Phát triển mạng lưới trường lớp; Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS; Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, học liệu; Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lí giáo dục.

Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022: Lưu ý 6 nội dung quan trọng
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học phát biểu tại hội nghị.

Theo kế hoạch thời gian năm học, thời điểm này đang ở tuần 10 trong số 18 tuần thực học của học kì I. Triển khai các nhiệm vụ nói trên, của lãnh đạo các sở Giáo dục và Đào tạo cho thấy, dù trong điều kiện dịch bệnh đang phức tạp hay thuận lợi hơn, nhà trường đều làm chủ được kế hoạch dạy học.

Việc chuẩn bị kĩ lưỡng các phương án tổ chức dạy học ứng phó với từng cấp độ của dịch giúp cơ sở giáo dục sẵn sàng chuyển trạng thái từ trực tiếp sang trực tuyến hay ngược lại, hoặc phối hợp cả dạy học trực tuyến và trực tiếp.

Một số địa phương thông tin: triển khai thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, khi xuất hiện trường hợp F0 đã thực hiện khoanh vùng hẹp; không phong tỏa, ngừng hoạt động giáo dục trực tiếp trên diện rộng, ảnh hưởng đến kế hoạch và chất lượng giáo dục.

Các địa phương cũng đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo kịp thời ban hành “nội dung dạy học cốt lõi”. Nhà trường sử dụng hiệu quả thời gian học sinh được đến trường để tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp các nội dung cơ bản, cốt lõi theo các văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện các giải pháp củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học. giáo dục đạt được là khá khả quan.

Một điểm chung của các địa phương là đều nỗ lực tiêm phủ vaccine cho toàn bộ giáo viên; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng để tiêm vaccine cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.

Bên cạnh thuận lợi, khó khăn, thách thức cùng kiến nghị, đề xuất cũng được địa phương chia sẻ. Những vấn đề địa phương muốn làm rõ được đại diện lãnh đạo các vụ, cục của Bộ trao đổi, giải đáp cụ thể.

Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022: Lưu ý 6 nội dung quan trọng
Hội nghị giao ban giữa Bộ GD&ĐT với 63 sở GD&ĐT diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Lưu ý 6 nội dung quan trọng

Qua đánh giá giữa học kì I của các sở Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhận định việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của các địa phương là nghiêm túc, thể hiện rõ tình thần chủ động, không bị lúng túng mà linh hoạt thích ứng trong điều kiện mới. Các địa phương đều nỗ lực bảo đảm an toàn phòng chống dịch, hoàn thành chương trình theo kế hoạch và kiên trì mục tiêu chất lượng.

6 lưu ý quan trọng cũng được Thứ trưởng nhấn mạnh trong kết luận hội nghị. Trong đó, đặt lên hàng đầu là bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh, giáo viên trong điều kiện dịch bệnh. Thực hiện điều này, Thứ trưởng đề nghị các sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đề xuất lãnh đạo tỉnh/thành phố, quan tâm tiêm vaccine cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, trên cơ sở Bộ tiêu chí về an toàn trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các địa phương xây dựng Bộ tiêu chí an toàn trường học cho các nhà trường; bảo đảm đủ các điều kiện mới đưa học sinh đến trường.

Thứ hai là tiếp tục tổ chức dạy học linh hoạt theo từng cấp độ của dịch bệnh; từ đó triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm hoàn thành theo kế hoạch. Trên thực tế, dù tạm dừng đến trường nhưng học sinh vẫn không ngừng học với việc dạy học trực tuyến, trên truyền hình… Do đó, thời điểm này nhiều tỉnh vùng dịch vẫn thực hiện chương trình ở tuần thứ 10 - theo đúng kế hoạch đã đặt ra

Thứ ba là kiên trì mục tiêu chất lượng. Thứ trưởng lưu ý các địa phương cần quan tâm tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt với các khối lớp đang thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (lớp 1, 2, 6). Dạy học các môn tích hợp bảo đảm đúng theo logic của chương trình. Chất lượng dạy học trực tuyến phải được nâng lên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập huấn cho các giáo viên cốt cán về dạy học trực tuyến; đề nghị các tỉnh thành tiếp tục tập huấn đại trà cho giáo viên trên cơ sở tài liệu của Bộ và hỗ trợ của đội ngũ cốt cán. Thêm vào đó, động viên, khích lệ đội ngũ để thầy cô nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, dạy học hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng dạy học tại các nhà trường.

Nhấn mạnh tiếp tục chú ý đẩy mạnh đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá; riêng vấn đề kiểm tra, đánh giá, Thứ trưởng cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ trong Thông tư 09, đề nghị các địa phương, nhà trường nghiên cứu kĩ để triển khai thực hiện. Với lớp 1, lớp 2, cố gắng không kiểm tra, đánh giá bằng trực tuyến mà qua các hình thức khác phù hợp; Vụ Giáo dục Tiểu học sẽ có hướng dẫn cụ thể, tinh thần là tạo thuận lợi nhất cho học sinh.

Thứ tư là chuẩn bị đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về chất lượng. Trong đó, đặc biệt lưu ý bố trí đủ giáo viên để dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023; nhất là giáo viên các môn Tin học, Ngoại ngữ ở lớp 3; giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật ở lớp 10…

Thứ năm về thiết bị dạy học, Thứ trưởng yêu cầu địa phương quan tâm mua sắm thiết bị bảo đảm yêu cầu; không để xảy ra tình trạng thiết bị đến trường mà không ra lớp. Với danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Bộ đã dự thảo đăng mạng và dự kiến sẽ ban hành trong tháng 12 tới.

Cuối cùng là nâng cao hiệu quả công tác quản lí, chỉ đạo điều hành. Về nội dung này, Thứ trưởng cho rằng, cần tăng cường quản trị trường học, bảo đảm yêu cầu kiểm soát được chất lượng, hướng tới xây dựng văn hóa chấ lượng trong nhà trường.

Với tinh thần quyết tâm cao, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ tin tưởng, các địa phương, nhà trường sẽ triển khai tốt các nhiệm vụ năm học 2021-2022 trong thời gian tới; đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn phòng chống dịch, hoàn thành chương trình theo kế hoạch và kiên trì mục tiêu chất lượng.

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến “gắt gao” khi xét học bạ?
23 Tháng 11, 2024

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển học bạ.

Đọc thêm
Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

22 Tháng 11, 2024

Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở với...

Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm

Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm

22 Tháng 11, 2024

Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và...

Phát hiện mỏ vàng lớn 1.000 tấn ở Trung Quốc

Phát hiện mỏ vàng lớn 1.000 tấn ở Trung Quốc

22 Tháng 11, 2024

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 21/11 đưa tin: Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được...

Lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp': Trò cũ vẫn lừa được nhiều người

Lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp': Trò cũ vẫn lừa được nhiều người

22 Tháng 11, 2024

Dù không còn mới nhưng chiêu trò lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp' tiếp tục tái diễn tại TPHCM và vẫn...

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

22 Tháng 11, 2024

Hoài Lâm trải qua 4 lần đổi nghệ danh sau khoảng 15 năm bước chân vào con đường ca hát.

0.79692 sec| 2276.039 kb