Tìm hiểu về bệnh trĩ nội độ 1
MỤC LỤC Bệnh trĩ nội độ 1 là gì? Trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không? Các biện pháp điều trị trĩ nội độ 1 |
Bệnh trĩ nội độ 1 là gì?
Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu và nhẹ nhất của bệnh trĩ nội. Ở giai đoạn này, các búi trĩ hình thành bên trong trực tràng, phía trên đường lược và vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, chưa sa ra ngoài hậu môn.
Dấu hiệu trĩ nội độ 1
Vì búi trĩ nằm sâu bên trong nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra trĩ nội độ 1 qua một số biểu hiện sau:
- Chảy máu khi đi đại tiện: Máu đỏ tươi, dính trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt. Không đau hoặc chỉ hơi rát nhẹ sau khi đi tiêu.
- Cảm giác khó chịu, ngứa rát nhẹ ở hậu môn: Do sự kích ứng của búi trĩ hoặc tăng tiết dịch nhầy.
- Cảm giác ẩm ướt ở hậu môn: Do dịch nhầy tiết ra từ các búi trĩ.
- Đi đại tiện khó khăn: Táo bón thường xuyên là dấu hiệu kèm theo hoặc nguyên nhân làm trĩ nội xuất hiện.
Các dấu hiệu sớm của bệnh trĩ nội độ 1
Nguyên nhân gây trĩ nội độ 1
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội độ 1 cũng tương tự như nguyên nhân gây ra các cấp độ khác của bệnh trĩ nói chung.
Các yếu tố này tác động làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng, khiến chúng sưng phồng và hình thành búi trĩ.
Dưới đây là các nguyên nhân chính gây trĩ nội độ 1:
- Táo bón lâu ngày, thói quen đi đại tiện không tốt
- Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, nhiều đồ ăn cay nóng, uống ít nước
- Thói quen ngồi một chỗ quá lâu, đứng nhiều, ít vận động.
- Phụ nữ mang thai, sinh con.
- Thói quen sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên.
- Yếu tố nguy cơ: tuổi tác, thừa cân, béo phì, di truyền,...
Trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?
Trĩ nội độ 1 không quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị, bệnh có thể tiến triển sang:
- Trĩ nội độ 2, độ 3: búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm, chảy máu kéo dài, thiếu máu.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Vì vậy việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách là vô cùng quan trọng.
Các biện pháp điều trị trĩ nội độ 1
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh, việc can thiệp y tế chưa thực sự cần thiết. Người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện thông qua các biện pháp như:
Thay đổi chế độ ăn uống
Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn
Tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn giúp làm mềm phân và dễ dàng đi tiêu.
Chất xơ hòa tan có trong yến mạch, đậu, quả mọng cũng giúp giảm táo bón, là nguyên nhân chính gây trĩ.
Uống đủ nước
Uống 2–2,5 lít nước mỗi ngày giúp phân mềm và dễ dàng đi qua hậu môn, giảm áp lực lên búi trĩ.
Hạn chế thực phẩm gây táo bón
Tránh đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia và cà phê vì chúng có thể làm tình trạng táo bón nặng hơn.
Đi đại tiện đúng cách
Đi đại tiện đúng giờ: Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn sáng.
Không rặn mạnh khi đi đại tiện: Hãy dành đủ thời gian và thư giãn khi đi vệ sinh. Nếu cảm thấy khó khăn, hãy xem xét điều chỉnh chế độ ăn uống và uống đủ nước.
Không ngồi đại tiện quá lâu: Hạn chế thời gian ngồi bồn cầu, không đọc sách hoặc dùng điện thoại quá lâu.
Đi đại tiện đúng cách giúp cải thiện và giảm nguy cơ bị trĩ
Các biện pháp tại chỗ
Ngâm hậu môn bằng nước ấm: Ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 15-20 phút, 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi đi đại tiện.
Chườm lạnh: Chườm túi đá bọc trong khăn mềm lên vùng hậu môn khoảng 10-15 phút để giảm đau và sưng.
Sử dụng kem bôi hoặc thuốc đạn trị trĩ: Các sản phẩm này thường chứa các thành phần giúp giảm đau, giảm viêm, làm co mạch máu và bôi trơn vùng hậu môn.
Thuốc uống
Thuốc tăng cường tĩnh mạch: Một số loại thuốc có chứa flavonoid (như diosmin, hesperidin) có thể giúp tăng cường sức bền của thành mạch máu, giảm sưng và chảy máu.
Thuốc nhuận tràng: Trong trường hợp táo bón nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhuận tràng loại tạo khối hoặc thẩm thấu để làm mềm phân. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng.
Thuốc giảm đau: Nếu có cảm giác đau, có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen.
Tăng cường vận động thể chất
Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm táo bón. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc bơi lội sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ tái phát bệnh trĩ.
Sử dụng thuốc Trĩ từ dược liệu
Theo quan niệm Đông y, trĩ là do khí huyết vùng đại trường bị trì trệ, khiến cơ nhục, mạch lạc bị tổn thương, sinh ra chứng huyết ứ. Từ đó làm cho mạch lạc bị phình giãn và sa ra ngoài thành hình búi trĩ.
Các thầy thuốc Đông y thường dùng các vị thuốc như đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật, thăng ma, sài hồ, trần bì, cam thảo, hạt sen, ý dĩ,... giúp giảm triệu chứng và nguyên nhân bệnh trĩ.
Bài thuốc Trĩ Đông y không chỉ giúp giảm đau rát, cầm máu, chống chảy máu, co búi trĩ mà còn có tác dụng làm bền thành mạch, hạn chế bệnh tái phát hiệu quả.
Hiện nay, bài thuốc Trĩ Đông y đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Trĩ dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản.
Thuốc Trĩ dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị bệnh trĩ nội độ 1 có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất Nhất
Thuốc Trĩ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm