Tìm hiểu cách xử trí khi trào ngược dạ dày gây hôi miệng
MỤC LỤC:
|
1. Vì sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng?
Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến, thường gặp ở người hay ăn uống thất thường, căng thẳng kéo dài hoặc mắc các vấn đề dạ dày mạn tính. Bên cạnh các triệu chứng như ợ chua, nóng rát, đầy bụng…, nhiều người còn gặp tình trạng hơi thở có mùi khó chịu kéo dài, dù đã vệ sinh răng miệng đầy đủ. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây hôi miệng do:
- Thức ăn chưa tiêu hóa hoàn toàn bị trào ngược từ dạ dày lên vòm họng, sau đó đọng lại trong các hốc miệng, lưỡi nếu không được làm sạch đúng cách. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây mùi hôi khó chịu.
- Axit dịch vị trào ngược thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm không chỉ khiến bạn khó chịu, mà còn là nguồn phát sinh mùi hôi trong khoang miệng.
- Ngoài ra, các vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) thường gặp trong bệnh lý dạ dày, có khả năng sinh ra các hợp chất lưu huỳnh như hydro sunfua, dimethyl sunfua…là những chất có mùi đặc trưng gây hôi miệng.
2. Dấu hiệu nhận biết hôi miệng do trào ngược dạ dày
Hôi miệng do trào ngược dạ dày thường không thuyên giảm dù bạn đã vệ sinh răng miệng đầy đủ. Để phân biệt với các nguyên nhân khác, bạn có thể nhận diện qua những dấu hiệu sau:
- Hơi thở có mùi hôi dai dẳng: Mùi hôi phát ra từ sâu bên trong, không biến mất dù đánh răng thường xuyên, dùng nước súc miệng hay kẹo thơm miệng.
- Ợ hơi, ợ chua liên tục: Đây là triệu chứng điển hình khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, kéo theo mùi khó chịu.
- Cảm giác nóng rát vùng thượng vị: Vùng trên rốn, nằm dưới mũi xương ức thường có cảm giác nóng, khó chịu, đặc biệt sau ăn no hoặc nằm ngay sau khi ăn.
- Đầy hơi, chướng bụng, tiêu hóa kém: Hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả khiến thức ăn lưu lại lâu trong dạ dày, dễ lên men, sinh khí và gây mùi.
- Tiền sử bệnh lý dạ dày: Người từng bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản có nguy cơ cao bị hôi miệng mãn tính do bệnh lý dạ dày.
Nếu bạn đang gặp một hoặc nhiều dấu hiệu trên, khả năng cao là hôi miệng bắt nguồn từ vấn đề tiêu hóa. Khi đó, giải pháp điều trị không nên dừng ở khoang miệng mà cần tập trung vào việc cải thiện và phục hồi chức năng dạ dày.
Hơi thở có mùi hôi dai dẳng là dấu hiệu cảnh báo trào ngược dạ dày
3. Các phương pháp giúp giảm hôi miệng do trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là bệnh lý cần được điều trị đúng cách để tránh biến chứng lâu dài và kiểm soát triệu chứng hôi miệng. Các phương pháp điều trị hôi miệng do trào ngược dạ dày gồm:
Điều trị Tây y
Tùy vào triệu chứng và tình trạng bệnh Bác Sĩ sẽ kết hợp các nhóm thuốc điều trị sau:
- Thuốc ức chế tiết acid giúp giảm lượng acid trào ngược.
- Thuốc bọc niêm mạc, trung hòa acid và bảo vệ dạ dày, thực quản.
- Thuốc kháng sinh trong trường hợp người bệnh nhiễm vi khuẩn HP dạ dày.
Lưu ý: Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Dù nguyên nhân xuất phát từ hệ tiêu hóa, nhưng vệ sinh răng miệng vẫn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát mùi hơi thở:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ăn xong và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Vệ sinh lưỡi một cách nhẹ nhàng với lực vừa đủ để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây mùi.
- Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp làm sạch kẽ kẽ răng và khoang miệng.
- Khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng (sâu răng, viêm nướu, cao răng…).
Bên cạnh đó, kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học sẽ giúp đẩy lùi tình trạng hôi miệng hiệu quả.
Hôi miệng do trào ngược dạ dày không chỉ khiến bạn mất tự tin mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề về sức khỏe tiêu hóa. Việc nhận biết và điều trị đúng cách là chìa khóa giúp bạn lấy lại sự tự tin và hơi thở thơm mát.
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp giảm hôi miệng
Điều trị Đông y
Đông y tiếp cận bệnh trào ngược dạ dày theo nguyên lý điều hòa tạng phủ, tập trung vào việc kiện tỳ, hòa vị, giáng nghịch, phục hồi chức năng tiêu hóa. Nhờ đó, giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày là nguyên nhân gốc rễ gây hôi miệng một cách an toàn và bền vững. Một số thảo dược có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày:
- Cam thảo: Giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng ợ chua, đầy hơi, trào ngược thực quản. Ngoài ra, cam thảo còn có đặc tính chống viêm và làm lành vết loét dạ dày.
- Chè dây: Có tác dụng kháng viêm, làm lành vết loét và bảo vệ, phục hồi chức năng dạ dày. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn HP của chè dây.
- Mộc hương, Trần bì: Giúp giảm đầy hơi, khó tiêu, đẩy lùi trào ngược.
Lưu ý: Để đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm, thuốc Đông y sản xuất bởi các công ty dược uy tín.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc DẠ DÀY NHẤT NHẤT
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18e/2023/XNQC/YDCT ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm