I - Vì sao lá đinh lăng chữa được mồ hôi trộm?
Lá đinh lăng là loại cây quen thuộc đối với đại đa số gia đình Việt Nam. Thậm chí lá đinh lăng còn xuất hiện với các món ăn trên mâm cơm gia đình.
Lá và rễ cây đinh lăng có nhiều tác dụng đến sức khỏe nên các thầy y thời xưa luôn ưa chuộng để đưa vào các bài thuốc cổ truyền.
Theo đông y, lá đinh lăng có tính mát, công hiệu trong việc bồi bổ khí huyết, đả thông hệ thống kinh mạch, thanh nhiệt và giải độc…
Còn theo y học hiện đại nghiên cứu ra rằng: Hoạt chất saponin trong đinh lăng giúp bổ máu, tăng hồng cầu do mồ hôi trộm gây suy nhược cơ thể. Các hợp chất như alkaloid, glucozit cũng được biết đến vai trò trị nấm ngứa, viêm da do mồ hôi, kích thích ăn ngon và hỗ trợ tiêu hoá.
Đặc biệt, hoạt chất tanin trong đinh lăng giúp hỗ trợ chống lại vi khuẩn, tăng miễn dịch đẩy lùi tình trạng mồ hôi trộm trong cơ thể. Loài thảo dược này còn chứa vitamin B cùng với nhiều acid amin tốt cho sức khoẻ và hỗ trợ cải thiện chứng mồ hôi trộm hiệu quả.
II - Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng hiệu quả
Đổ mồ hôi trộm có thể đầy lùi nhanh chóng khi áp dụng mẹo điều trị trong dân gian. Dưới đây là 3 cách dùng lá đinh lăng chữa chứng mồ hôi hiệu quả, an toàn nhất.
1. Tắm nước nấu từ lá đinh lăng
Tắm bằng nước lá đinh lăng cũng là cách hấp thu các dược chất hiệu quả và có tác động tích cực đến tình trạng đổ mồ hôi trộm.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 200g lá đinh lăng (không quá non hoặc quá già).
- Nước muối loãng.
- Một nồi nước sạch.
Quy trình tiến hành:
- Rửa sạch lá đinh lăng với nước sau đó cho lá vào ngâm với nước muối loãng khoảng 15 - 20 phút.
- Vớt phần lá đinh lăng đã ngâm rồi đun cùng với 2 lít nước. Lượng nước thay đổi phụ thuộc vào số lượng lá đinh lăng.
- Nước cốt đinh lăng sau khi đun sôi, đem pha với nước sạch đủ ấm để tắm.
Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng, cách tắm lá đinh lăng chỉ nên thực hiện 1 - 2 lần/tuần vì trong lá này có chứa saponin dễ gây dị ứng đến cơ thể.
2. Lá đinh lăng phơi khô làm gối trị mồ hôi trộm
Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng thông qua việc phơi khô lá để làm gội được lựa chọn nhiều nhất. Người bị mồ hôi trộm không chỉ có gối nằm êm ái mà còn có lợi với sức khỏe.
Nguyên liệu:
- Vỏ gối, bông gòn, kim chỉ đủ loại thực hiện khâu gối.
- Lá đinh lăng tươi (không quá non hoặc quá già).
Quy trình thực hiện:
- Lá đinh lăng sau khi làm sạch đem phơi dưới bóng cây để giữ độ mềm, tránh nát và giữ hương thơm dễ chịu.
- Hạ thổ: Sau khi phơi được tầm 2 - 3 ngày cho lên sao vàng hoặc sấy ở nhiệt độ vừa phải. Quá trình hạ thổ cần đảm bảo lá không quá khô hoặc cháy khét để tránh mất mùi hương.
- Lá sau khi sấy khô để nghỉ 3 - 5 tiếng rồi trộn đều với bông gòn theo tỷ lệ 1:1.
- Cho phần lá đinh lăng, bông gòn vào vỏ gối đã chuẩn bị trước đó.
- Cuối cùng sử dụng kim chỉ khâu cố định các mép gối để có sản phẩm chất lượng nhất.
3. Uống nước nấu từ lá đinh lăng tươi
Uống nước lá đinh lăng là cách chữa đổ mồ hôi trộm nhanh chóng, dễ thực hiện. Việc chuẩn bị các nguyên liệu đơn giản nên phù hợp với người có quỹ thời gian hạn chế.
Nguyên liệu:
- Lá đinh lăng tươi (loại lá tốt, không non cũng không già quá).
- Nước sạch
Quy trình thực hiện:
- Rửa sạch lá đinh lăng sau đó cho vào tích hoặc ca lớn có tính giữ nhiệt.
- Đun sôi nước rồi từ từ đổ vào tích hoặc ca đã đựng lá đinh lăng trước đó.
- Hãm nước từ 30 - 60 phút để dưỡng chất ngấm sâu sau đó mới sử dụng.
Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng được dân ta sử dụng hiệu quả nhờ các thành phần đặc hiệu. Bên cạnh đó, các dưỡng chất từ nước lá đinh lăng giúp trị các triệu chứng tê bì, đau mỏi lưng, cải thiện giấc ngủ, lợi sữa và bồi bổ sức khỏe cho sản phụ.
III - Sử dụng lá đinh lăng chữa mồ hôi trộm cần chú ý gì?
Bên cạnh công dụng tuyệt vời trong việc chữa chứng mồ hôi trộm, thì khi sử dụng lá đinh lăng, mọi người nên chú ý những vấn đề sau:
- Khi sử dụng lá để tắm, không nên chọn các loại lá bị mọt hay dập nát làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt chất bên trong.
- Tương tự khi đun uống, nên lựa chọn mua ở các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh, hạn chế ảnh hưởng từ thuốc trừ sâu bên ngoài.
- Nước lá đinh lăng chứa nhiều saponin có thể gây độc đến cơ thể, khi lạm dụng thường gây ra tình trạng chóng mặt, hoa mắt… Vì vậy cần cân nhắc trước khi sử dụng và cũng không nên sử dụng quá nhiều.
- Trẻ em không nên uống nước lá đinh lăng, thay vào đó là cho tăm hoặc khâu thành gối ngủ như trên.
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu tốt nhất không nên sử dụng lá đinh lăng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá đinh lăng để chữa mồ hôi trộm.
Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng mặc dù là mẹo dân gian được áp dụng lâu đời. Mặc dù có công dụng tốt nhưng chúng không thể điều trị dứt điểm từ nguyên căn chứng mồ hôi trộm. Lá đinh lăng hoàn toàn không thể thay thế các phương pháp đặc trị, vì vậy người sử dụng nên tìm hiểu thật kỹ, tránh lầm tưởng không đáng có.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm