Tổng hợp các loại thuốc trị mề đay phổ biến hiện nay

Tổng hợp các loại thuốc trị mề đay phổ biến hiện nay
Mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng đáng kể tới tâm trạng cũng như khả năng tập trung. Tìm hiểu các loại thuốc trị mề đay để sử dụng cho phù hợp.

Tổng hợp các loại thuốc trị mề đay phổ biến hiện nay
Có những loại thuốc trị mề đay nào?
MỤC LỤC 
Mề đay là gì?
Nguyên nhân gây nổi mề đay 
Các thuốc trị mề đay hiện nay 
Các phương pháp không dùng thuốc 
Kem từ thảo dược - Làm dịu mề đay, mẩn ngứa

Mề đay là gì?

Mề đay còn được gọi là mày đay hay nổi mề đay, là tình trạng xuất hiện nhiều nốt ban sẩn, dạng vòng, nổi lên trên bề mặt da, gây ngứa ngáy, khó chịu. 
Những nốt sần có nhiều kích thước khác nhau, xuất hiện đơn lẻ những sau đó có xu hướng tụ lại thành những vết phỏng lớn trên da. 
Chúng thường xuất hiện tập trung tại một bộ phận bất kỳ trên cơ thể, thường là ở vị trí mặt, cổ, cánh tay và mặt trong đùi nhưng cũng có thể lan rộng ra toàn bộ cơ thể. 
Các vết ban đỏ tồn tại trên da trong khoảng thời gian khác nhau ở mỗi người, có thể biến mất sau khoảng 30 phút nhưng cũng có khi kéo dài tới 36 tiếng. Thời gian này phụ thuộc vào nguyên nhân gây mề đay, cơ địa và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Người ta chia mề đay thành 2 dạng chính là mề đay cấp tính (bệnh kéo dài là từ 24 giờ đến dưới 6 tuần) và nổi mề đay mạn tính (tình trạng tái phát nhiều lần và kéo dài hơn 6 tuần). 
 
Tổng hợp các loại thuốc trị mề đay phổ biến hiện nay
Triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa điển hình

Nguyên nhân gây nổi mề đay 

Nổi mề đay là một hiện tượng dị ứng, tình trạng phù ở trung bì gây ra bởi phản ứng của các mao mạch và tĩnh mạch bên dưới da khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân kích thích. 
Các tác nhân có thể gây dị ứng và nổi mề đay đã được xác định gồm:
• Dị ứng thức ăn: một số loại thực phẩm như hải sản, phô mai, socola, sữa,... có thể gây dị ứng và nổi mề đay trên da;
• Dị ứng thành phần thuốc: một số loại thuốc có thể cho phụ là ngứa da và nổi mẩn trên da, có thể kết tới như thuốc ức chế men chuyển, nhóm thuốc cyclin, vacxin, cloramphenicol, macrolid, thuốc chống viêm không steroid,...
• Tác động của dị nguyên trong không khí: bao gồm lông động vật, khói mốc, khói bụi các loại, phấn hoa, len, men mốc,... 
• Yếu tố di truyền: 50 - 60% các trường hợp mề đay mãn tính xảy ra có liên quan tới di truyền thế hê. 
• Bệnh lý: dị ứng nổi mề đay có thể gặp phải thường xuyên hơn ở những người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như lupus ban đỏ, cryoflobulinemia hay bệnh tuyến giáp tự miễn,..
• Không rõ nguyên nhân: mề đay vô căn hoặc tự phát là những trường hợp thấy nhiều nhất, chiếm tới 50% trong tổng số những người bị mề đay..
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ được kể đến là tuổi tác, và thói quen hàng ngày.

Các thuốc trị mề đay hiện nay 

Để điều trị mề đay, hiện nay các thuốc được dùng có tác dụng giảm ngứa và ức chế phản ứng dị ứng. Chúng bao gồm:
 
1. Thuốc kháng histamin H1
 
Các thuốc kháng histamin H1 được chỉ định phổ biến để điều trị các tình trạng dị ứng cấp tính như phát ban, mề đay, dị ứng,.. 
Cơ chế tác dụng: Thuốc kháng histamin H1 ức chế có cạnh tranh với histamin tại receptor H1 làm mất các tác dụng của histamin trên receptor từ đó làm giảm phản ứng dị ứng. 
Có 2 nhóm kháng histamin H1 trên thị trường hiện nay, đó là:
• Thế hệ I: Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Promethazine có tác dụng kháng histamin ở cả trung ương và ngoại vi, điều trị hiệu quả các triệu chứng ngứa, chảy nước mũi, chảy nước mắt, nghẹt mũi, hắt hơi và phát ban. Tuy nhiên các thuốc này có nhiều tác dụng phụ như gây buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt, huyết áp thấp và nhịp tim nhanh
• Thế hệ II: phổ biến nhất là Loratadine, Cetirizine và Fexofenadine, chủ yếu cho tác dụng trên các histamin H1 ở ngoại vi. Khác với histamin thế hệ I, hầu hết các thuốc thế hệ II không gây buồn ngủ ở liều điều trị và ít tác dụng phụ trên thần kinh hơn. 
 
Tổng hợp các loại thuốc trị mề đay phổ biến hiện nay
Các thuốc kháng histamin H1 chống dị ứng
 
2. Thuốc corticoid
 
Corticosteroid là thuốc có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, thường được chỉ định với các trường hợp mề đay nặng hoặc kéo dài, nhằm giảm viêm và triệu chứng ngứa. 
Corticosteroid toàn thân chỉ được kê đơn cho các trường hợp mề đay nghiêm trọng, không đáp ứng với liệu pháp corticoid tại chỗ và thuốc kháng histamin.
Tuy có tác dụng tốt nhưng cách chữa mề đay mẩn ngứa bằng thuốc tây lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, bao gồm: gây viêm loét dạ dày - tá tràng, teo da, chậm liền sẹo,...
 
3. Thuốc tiêm epinephrine
 
Epinephrine được dùng để cấp cứu trong các trường hợp mề đay nghiêm trọng, có hiện tượng phù mạch vùng hầu họng hoặc bất kỳ tổn thương nào ở đường thở và sốc phản vệ. 
Khi được tiêm dưới da, thuốc có tác dụng giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm phù, khó thở, sưng họng, và hạ huyết áp.
 
4. Thuốc điều trị mề đay mạn tính 
 
Các trường hợp mề đay vô căn mạn tính thường không đáp ứng với việc dùng thuốc kháng histamin hay corticoid.
Omalizumab, một kháng thể đơn dòng có thể được chỉ định cho những bệnh nhân này, nhằm ngăn chặn một số phản ứng dị ứng nhất định, có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa trên da. 

Các phương pháp không dùng thuốc 

Ngoài việc dùng thuốc, các trường hợp nổi mề đay nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng các cách sau:
 
Tránh xa tác nhân dị ứng
 
Cần tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây ra mề đay đã biết (dị ứng thực phẩm, thuốc, hoặc tác nhân môi trường) để hạn chế bệnh có thể nặng lên và kéo dài thành mãn tính. 
 
Chườm đá lạnh, khăn ướt
 
Nhiệt độ lạnh có tác dụng gây tê tạm thời, giảm sưng viêm, làm dịu da và giảm cảm giác khó chịu, ngứa rát, giảm kích ứng nhanh chóng. 
 
Tắm nước ấm
 
Tắm nhẹ nhàng với nước ấm và các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ giúp loại bỏ tác nhân dị ứng trên da, làm dịu cơn ngứa và dịu cảm giác khó chịu trên da.
 
Làm dịu da
 
Sử dụng các loại kem bôi dưỡng ẩm, lô hội, mật ong… để bôi lên vùng da bị mẩn đỏ, có thể giúp giảm triệu chứng mẩn ngứa mề đay hiệu quả. 
Kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu da nhanh chóng, cân bằng độ ẩm, thúc đẩy quá trình chữa lành và tái tạo làn da mới. 
 
Tổng hợp các loại thuốc trị mề đay phổ biến hiện nay
Chườm lạnh giúp giảm ngứa, khó chịu do nổi mề đay

Kem từ thảo dược - Làm dịu mề đay, mẩn ngứa

Có nhiều loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, làm dịu viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa. Tiêu biểu như: Nghệ vàng, Kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội… Sự kết hợp của các thảo dược này tạo nên kem bôi tiện dụng và hiệu quả. 
Kem bôi có thành phần thảo dược giúp giảm mề đay, mẩn ngứa có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
 

Kem Nhất Nhất

Tổng hợp các loại thuốc trị mề đay phổ biến hiện nayThành phần:
Nghệ vàng, Kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội, dầu mè.
Phụ liệu: Sáp ong vàng, Glycerin, Glyceryl monostearate, Ceteareth-25, Shea butter, Sodium carboxymethyl cellulose, Panthenol, Methyl paraben, Propyl paraben.
Công dụng: 
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa.
Làm giảm nấm ngứa trên thân, bẹn, bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân, ngón móng tay, ngón móng chân.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương. 
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo. Làm giảm giời leo (zona), sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng: 
Viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, nấm ngứa trên thân, bẹn, bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân, ngón móng tay, ngón móng chân, zona, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 1-3mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.  
Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì ngưng.
Chống chỉ định: Người dùng quá mẫn cảm với các thành phần của kem.
Cảnh báo và thận trọng: 
- Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 
- Sản phẩm này chỉ dùng bên ngoài, không được nuốt. 
- Thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. 
Quy cách đóng gói: 
Hộp 1 tuýp x 5g; Hộp 1 tuýp x 10g
Bảo quản:
Nơi khô, dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời.
Hạn dùng: 
36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An. 
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Cảnh báo về tin giả ‘gọi Facetime lấy cắp tiền trong tài khoản’
20 Tháng 01, 2025

Theo chuyên gia an ning mạng, thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc người dùng nhận được cuộc gọi Factime rồi mất tiền trong tài khoản là tin giả.

Đọc thêm
Trước lễ nhậm chức, ông Trump thề làm điều này cho Ukraine

Trước lễ nhậm chức, ông Trump thề làm điều này cho Ukraine

20 Tháng 01, 2025

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có ý định chấm dứt xung đột ở Ukraine và nỗ lực ngăn chặn chiến tranh thế giới...

Thủ môn Đình Triệu nghỉ thi đấu bao lâu?

Thủ môn Đình Triệu nghỉ thi đấu bao lâu?

20 Tháng 01, 2025

Trở về từ ASEAN Cup 2024, thủ môn Đình Triệu chưa thể thi đấu cho Hải Phòng vì chấn thương.

Vì sao Triệu Lộ Tư trở lại showbiz giữa

Vì sao Triệu Lộ Tư trở lại showbiz giữa "bạo bệnh"?

20 Tháng 01, 2025

Việc Triệu Lộ Tư sớm trở lại showbiz làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận quan tâm tới làng giải trí...

Châu Ngọc Quang lọt Top chân sút tốt nhất V-League

Châu Ngọc Quang lọt Top chân sút tốt nhất V-League

20 Tháng 01, 2025

Tiền vệ Châu Ngọc Quang góp mặt trong top 6 chân sút tốt nhất V-League 2024/2025.

Thuỳ Tiên đánh dấu bản thân bằng tấm bằng Thạc sỹ đầu năm mới

Thuỳ Tiên đánh dấu bản thân bằng tấm bằng Thạc sỹ đầu năm mới

20 Tháng 01, 2025

Việc Hoa hậu Thùy Tiên lựa chọn theo học thạc sỹ và đạt được thành tích tốt như hôm nay đã truyền cảm hứng cho...

0.70626 sec| 2291.508 kb