Trẻ lười ăn, chậm tăng cân khiến cha mẹ lo lắng
MỤC LỤC
Nguyên nhân khiến trẻ lười ăn, chậm tăng cân
Hậu quả của việc trẻ lười ăn kéo dài
Giải pháp cho trẻ lười ăn, chậm tăng cân
Nguyên nhân khiến trẻ lười ăn, chậm tăng cân
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc trẻ lười ăn, chậm tăng cân. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
• Chế độ ăn uống không hợp lý: chế độ ăn uống thiếu cân bằng có thể khiến trẻ bị thiếu hụt các vitamin, khoáng chất thiết yếu hoặc không được cung cấp đủ năng lượng.
• Trẻ mắc các vấn đề tiêu hóa: các vấn đề về tiêu hóa, ví dụ như táo bón, dạ dày, viêm đường ruột, hoặc dị ứng thực phẩm có thể khiến trẻ cảm thấy chán ăn, lười ăn và không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
• Do thói quen sinh hoạt: Thói quen ăn uống không đúng giờ, không có lịch trình ăn uống rõ ràng hoặc không ăn đủ bữa trong ngày cũng khiến trẻ lười ăn..
• Thiếu sự hướng dẫn, theo dõi từ người lớn: Nếu cha mẹ quá bận rộn hoặc không dành thời gian ngồi cùng trẻ trong mỗi bữa ăn, trẻ sẽ dễ dàng bỏ qua hoặc ăn không đủ bữa.
• Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh: Trẻ có thể lười ăn nếu đang gặp phải căng thẳng, lo âu hoặc khi bữa ăn diễn ra trong một không gian không thoải mái, không vui vẻ.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ lười ăn, chậm tăng cân
Hậu quả của việc trẻ lười ăn kéo dài
Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng lười ăn, chậm tăng cân của trẻ có thể dẫn tới nhiều hậu quả cho sức khỏe như:
• Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất: Trẻ có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao và cân nặng.
• Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ: Trẻ có thể bị chậm phát triển trí não, khả năng học hỏi và ghi nhớ kém.
• Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Trẻ dễ bị ốm vặt, sức đề kháng kém.
• Ảnh hưởng đến tâm lý: Trẻ có thể trở nên cáu kỉnh, khó chịu, ít hòa đồng.
Giải pháp cho trẻ lười ăn, chậm tăng cân
Để cải thiện tình trạng lười ăn, chậm tăng cân ở trẻ, cha mẹ cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau:
Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ lười ăn
Để có biện pháp hiệu quả nhất, việc tìm hiểu nguyên nhân là điều vô cùng quan trọng.
Nếu lý do khiến trẻ biếng ăn là do các bệnh lý mắc phải, cha mẹ nên cho bé đi khám để được điều trị sớm.
Cải thiện chế độ ăn
Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ép trẻ ăn một bữa lớn, bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4-5 bữa) để trẻ không cảm thấy quá no khi ăn.
Chế biến
món ăn hấp dẫn: Hãy làm các món ăn phong phú về màu sắc và hình dáng để kích thích sự thèm ăn của trẻ.
Lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng: Đảm bảo thức ăn cho trẻ giàu calo, vitamin và khoáng chất. Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như bơ, dầu olive, các loại hạt, sữa chua, và các loại thực phẩm có protein như thịt, cá, trứng, đậu nành, v.v.
Sữa và thực phẩm bổ sung: Sữa bột, sữa tươi hoặc các sản phẩm từ sữa rất tốt cho trẻ chậm tăng cân. Có thể thêm các loại sữa công thức đặc biệt nếu bác sĩ khuyên dùng.
Thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu: Nếu trẻ gặp khó khăn khi ăn, bạn có thể xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ thức ăn để dễ tiêu hóa và giảm cảm giác mệt mỏi khi ăn.
Chế biến và trang trí món ăn hấp dẫn để tạo hứng thú cho trẻ
Tạo thói quen ăn uống tốt
Ăn đúng giờ: Lập một thời gian ăn uống cố định cho trẻ mỗi ngày để giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống đều đặn.
Tạo không gian ăn uống thoải mái: Tránh để trẻ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài như tivi,
điện thoại khi ăn. Hãy tạo không gian ăn uống thoải mái, vui vẻ để trẻ có thể tập trung vào bữa ăn.
Ăn cùng gia đình: Trẻ sẽ học theo thói quen của những người thân trong gia đình. Nếu gia đình ăn uống vui vẻ, trẻ cũng sẽ hào hứng hơn khi tham gia bữa ăn.
Khuyến khích vận động thể chất
Khuyến khích trẻ chơi thể thao: Các hoạt động thể thao hoặc chơi ngoài trời có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ.
Tạo thói quen vận động nhẹ nhàng: Đừng để trẻ chỉ ngồi một chỗ, hãy tạo cơ hội để trẻ chạy nhảy, chơi đùa, điều này sẽ giúp kích thích sự thèm ăn.
Bổ sung Men vi sinh
Men vi sinh là sản phẩm bổ sung lợi khuẩn, giúp hỗ trợ thiết lập hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.
Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn, giảm đầy bụng, táo bón hay tiêu chảy – những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân. Ngoài ra, men vi sinh còn giúp tăng cường miễn dịch, giảm ốm vặt, từ đó hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.
Men vi sinh có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Với trẻ lười ăn, chậm tăng cân, cha mẹ có thể tham khảo bổ sung men vi sinh cho trẻ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bột men vi sinh MENBIO
 Thành phần
Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) Bacillus clausii (dạng bào tử) 2 x 109 CFU/g, phụ liệu: chất độn (maltodextrin, lactose).
Công dụng
• Giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
• Hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.
Đối tượng sử dụng
• Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
• Người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.
Cách dùng
Không dùng với nước nóng quá 40 độ. Với trẻ nhỏ pha với sữa, nước hay thức ăn của trẻ. Tốt nhất dùng trước khi ăn 30 phút.
Trẻ từ 1-14 tuổi: Uống 2-3 gói/ngày.
Trẻ từ 15 tuổi và người lớn: Uống 03 gói/ngày
Chú ý: Phụ nữ có thai và người đang sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Quy cách: Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram
Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì
Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột men vi sinh MENBIO: 1827/2023/XNQC-ATTP
|
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm