Cách giảm đau răng để tránh làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống
Hiểu rõ về đau răng
Đau răng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe răng miệng. Cơn đau răng có thể là đau buốt xung quanh bề mặt răng, lợi hoặc đau sâu bên trong răng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau nhức răng khó chịu, bao gồm sâu răng, viêm tủy, áp xe răng, bệnh về nướu, mọc răng không. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác ít gặp hơn là gãy răng, tụt lợi, niềng răng…
Nếu cơn đau răng kéo dài hơn 2 ngày, mức độ ngày càng tăng thì bạn nên tìm gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để điều trị. Trước đó có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên giúp giảm đau răng tại nhà.
Một số cách giảm đau răng nhanh chóng tại nhà
1. Chườm lạnh
Đây là phương pháp phổ biến nhất, có hiệu quả với trường hợp đau răng do chấn thương. Cơ chế của phương pháp này là ở nhiệt độ thấp, lưu lượng máu đến khu vực ảnh hưởng giảm, làm tê liệt dây thần kinh từ đó phong tỏa một phần khu vực đau, giúp giảm sưng và viêm.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị túi chườm bên trong có chứa đá hoặc nước lạnh, nếu không có túi chườm có thể để đá nhỏ và tấm khăn bông sạch
- Đặt túi chườm hoặc khăn bông lên vùng má bên ngoài gần khu vực bị đau răng
- Chườm liên tục vài phút rồi ngừng, cơn đau sẽ giảm nhanh chóng
Chườm lạnh giúp giảm đau răng theo cơ chế làm tê liệt tạm thời dây thần kinh
2. Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Súc miệng bằng nước muối sinh lý không chỉ giúp vệ sinh răng miệng, loại bỏ mảnh vụn thức ăn sót lại ở trong khoang miệng, kẽ răng mà còn giúp loại bỏ vi khuẩn, đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm khoang miệng.
Do đó, nếu bị đau răng do viêm lợi, viêm nướu… bạn có thể súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày. Kể cả khi cơn đau răng đã được khắc phục thì vẫn nên duy trì thói quen súc miệng nước muối hàng ngày để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Lưu ý, để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần ngậm và súc miệng trong 30 giây trước khi nhổ ra. Nếu không có nước muối sinh lý bạn hoàn toàn có thể tự pha nước muối loãng tại nhà để sử dụng.
Ngoài nước muối sinh lý, có thể tham khảo sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược để làm sạch tối ưu, giúp bảo vệ và ngăn ngừa viêm nhiễm răng miệng.
Súc miệng nước muối giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa đau răng tái phát
3. Uống trà bạc hà
Bạc hà có đặc tính gây tê, nên có thể làm dịu cơn đau răng. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà cũng được biết đến như một hoạt chất kháng khuẩn tốt.
Bạn dùng lá bạc hà khô ngâm với nước sôi trong 20 phút để làm thành trà bạc hà, sau đó để nguội và thưởng thức hoặc dùng nó để súc miệng. Khi cốc trà còn ấm cũng có thể dùng để áp lên chiếc răng đau trong vài phút để xoa dịu cảm giác khó chịu.
Nếu không thích trà bạc hà, bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà thay thế. Dùng một miếng bông gòn tiệt trùng thấm tinh dầu bạc hà sau đó áp vào khu vực răng đau. Đây cũng là cách giúp giảm đau răng tạm thời.
4. Sử dụng Xịt Răng Miệng thảo dược
Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm xịt răng miệng chiết xuất từ thảo dược tự nhiên. Nên lựa chọn sản phẩm có vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch đến tại chỗ vùng ảnh hưởng, có tác dụng ngay tại vị trí đau nhức, vì vậy giúp giảm đau nhanh chóng. Tiêu biểu trong các sản phẩm xịt răng miệng được tin dùng, có sản phẩm Xịt Răng Miệng Nhất Nhất.
Sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng, hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc bạn có thể tham khảo sử dụng.
Xịt Răng Miệng Nhất Nhất có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Các cách phòng ngừa đau răng nên thực hiện ngay
Cơn đau răng thường không quá nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt nếu không được xử lý sớm. Vì vậy, ngoài các biện pháp điều trị, cũng cần thực hiện sớm các biện pháp chăm sóc, duy trì sức khỏe răng miệng tránh cơn đau tái phát.
Đánh răng đúng cách
Đánh răng bằng kem đánh răng có chứa Flourid ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần tối thiểu 2 phút. Trong quá trình đánh răng cần chải đủ 3 mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai và đừng quên vệ sinh vùng lưỡi.
Sử dụng chỉ tơ nha khoa
Mảng bám trên răng tích tụ gây ra sâu răng, các bệnh về nướu và đau răng. Sử dụng chỉ tơ nha khoa sẽ giúp loại bỏ thức ăn và mảng bám răng giữa các kẽ răng ở các vị trí mà bàn chải đánh răng không thể tác động được, phòng ngừa đau răng.
Khi dùng chỉ tơ nha khoa, lưu ý không nên dùng lực quá mạnh vì sợi chỉ có thể cắt vào nướu làm chảy máu và tổn thương mô mềm. Hậu quả là vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập ở vị trí tổn thương.
Nếu thấy việc sử dụng chỉ tơ nha khoa khó khăn, bạn có thể tham khảo các loại máy tăm nước sẽ dễ sử dụng hơn, tuy nhiên chi phí cũng cao hơn khá nhiều.
Dùng chỉ tơ nha khoa sau bữa ăn giúp vệ sinh thức ăn ở sâu trong kẽ răng
Ăn uống khoa học, lành mạnh
Để có hàm răng khỏe mạnh, nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ, giúp kích thích tiết nước bọt làm sạch răng, góp phần tái khoáng hóa men răng, ngăn ngừa sâu răng. Một số loại rau củ tốt cho răng như dưa chuột, bắp cải, súp lơ, bí xanh…
Nên tránh các loại thực phẩm không tốt cho răng như đồ uống chứa nhiều đường, bánh kẹo ngọt…
Khám nha khoa định kỳ
Khám răng định kỳ là việc làm cần thiết giúp người khám cập nhật sức khỏe răng miệng, đồng thời giúp phát hiện sớm nhiều bệnh răng miệng nguy hiểm để can thiệp sớm.
Tốt nhất bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng một lần để lấy cao răng và kiểm tra nha khoa tổng quát.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤTCông dụng: - Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng. - Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng. Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Điện thoại: 1800.6689 |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm