Thủ tướng phê duyệt đề án hai trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

Thủ tướng phê duyệt đề án hai trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật
Thủ tướng phê duyệt đề án tổng thể tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP.HCM thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật.

Ngày 30/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký quyết định phê duyệt Đề án tổng thể "Tiếp tục xây dựng Trường ĐH Luật Hà Nội và Trường ĐH Luật TP.HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật".

Theo đó, mục tiêu của đề án là tiếp tục tập trung nguồn lực xây dựng Trường ĐH Luật Hà Nội và Trường ĐH Luật TP.HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật; trung tâm nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu trong các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật của cả nước, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Đề án cũng là sự khẳng định vị thế, vai trò dẫn đầu của Trường ĐH Luật Hà Nội và Trường ĐH Luật TP. HCM trong lĩnh vực đào tạo pháp luật của cả nước, thể hiện sự tin tưởng và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước vào sự phát triển của hai trường.

Các mục tiêu cụ thể phát triển hai trường được xác định toàn diện trên các lĩnh vực và phân kỳ thành hai giai đoạn: 2022 – 2025 và 2026 – 2030.

Thủ tướng phê duyệt đề án hai trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật
Trường Đại học Luật Hà Nội.

Về đào tạo, đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, tổng quy mô của hai trường đạt khoảng 36.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, tăng quy mô đào tạo văn bằng hai, thạc sĩ, tiến sĩ 10%/năm. Có một số chuyên ngành trọng điểm mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu của Việt Nam và quốc tế; tỷ lệ sinh viên/giảng viên không quá 25 sinh viên/1 giảng viên.

Đến năm 2030, quy mô đào tạo của hai trường đạt khoảng 49.000, chú trọng tăng quy mô đào tạo các chương trình chất lượng cao, trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; tỷ lệ sinh viên/giảng viên không quá 20 sinh viên/1 giảng viên; quy mô tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trung bình không thấp hơn 20% quy mô tuyển sinh trong năm. Tiếp tục phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao; phát triển đa dạng chương trình và mở rộng các hình thức đào tạo gồm đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo theo đơn đặt hàng của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp.

Về nghiên cứu khoa học, đến năm 2025 phấn đấu có 100% giáo sư, phó giáo sư và 85% tiến sĩ của hai trường chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án khoa học và công nghệ các cấp; công bố ít nhất 100 bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn thực hiện 10 - 20 đề tài cấp quốc gia hoặc cấp bộ, cấp tỉnh, ít nhất 1 - 2 nghiên cứu hợp tác với các đối tác quốc tế, tổ chức 9 hội thảo quốc gia, quốc tế, xuất bản khoảng 20 sách chuyên khảo.

Đến năm 2030, bình quân mỗi năm công bố ít nhất 200 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới và đạt tỷ lệ trung bình một giảng viên cơ hữu mỗi năm công bố từ 0,3 bài báo quốc tế trở lên, có 12 - 25 đề tài khoa học cấp quốc gia hoặc cấp bộ, cấp tỉnh, 10 chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với đối tác nước ngoài; có ít nhất 13 hội thảo quốc gia, quốc tế và 30 đầu sách mới/năm…

Về phổ biến, tuyên truyền pháp luật, đề án cho biết đến năm 2025, tăng số lượng vụ việc 15%/năm, trong đó, có 20 - 30% là miễn phí; số vụ, việc tư vấn cho khách hàng ở các lĩnh vực pháp luật đạt ít nhất là 500 vụ, việc/năm; số lượt giảng viên, sinh viên tham gia hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý đạt 500 lượt/năm.

Đến năm 2030, số vụ, việc tư vấn đạt khoảng 600 - 700/năm, trong đó số vụ, việc miễn phí đạt khoảng 30 - 40%; tổ chức mỗi năm 40 - 60 chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới các hình thức khác nhau.

Thủ tướng phê duyệt đề án hai trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật
Đại học Luật TP.HCM.

Về nhân lực và tổ chức bộ máy: Đến năm 2025, Trường ĐH Luật Hà Nội có đội ngũ giảng viên cơ hữu khoảng 450 người, Trường Đại học Luật TP. HCM có khoảng 350 người, trong đó, tối thiểu 40% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 20 - 30% có chức danh giáo sư, phó giáo sư, ít nhất 30% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ; ít nhất 70% lãnh đạo cấp phòng, 50% viên chức có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ;

Đến năm 2030, mỗi trường có khoảng 600 giảng viên, trong đó 40 - 45% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 25 - 30% giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, ít nhất 50% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ; giảng viên thỉnh giảng có thể đảm nhiệm ít nhất 20% khối lượng giảng dạy.

Về hợp tác trong nước và quốc tế: Đến năm 2025, hai trường có 80 thỏa thuận với các cơ sở đào tạo nước ngoài; 40 thỏa thuận hợp tác trong nước. Tăng số lượng chuyên gia nước ngoài đến làm việc, phấn đấu đạt 15 giảng viên nước ngoài/năm; có ít nhất 20 chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên/năm.

Đến năm 2030, hai trường đạt 150 thỏa thuận với các cơ sở đào tạo nước ngoài; 85 - 100 thỏa thuận hợp tác trong nước; phấn đấu đạt 30 giảng viên nước ngoài/năm; có ít nhất 30 chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên/năm. Mỗi trường hằng năm chủ trì tổ chức ít nhất 2 cuộc thi phiên tòa tranh tụng quốc tế, tham gia ít nhất 5 cuộc thi tranh tụng giả định bằng tiếng Anh (ở cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế).

Về cơ sở vật chất và công nghệ thông tin: Đến năm 2025, tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất khang trang, hiện đại tại Cơ sở 2 của Trường ĐH Luật Hà Nội tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; nâng cấp, cải tạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất tại trụ sở chính ở Thủ đô Hà Nội và Phân hiệu của Trường tại tỉnh Đắk Lắk.

Đến năm 2030, 100% các văn bản chỉ đạo điều hành được trao đổi trên môi trường mạng; 60% giao tiếp của người học với Nhà trường thực hiện qua hệ thống công nghệ thông tin; 50% bài giảng của giảng viên được đưa lên hệ thống E-Learning; 100% viên chức, người học sử dụng thư điện tử trong công việc; 40% các cuộc họp tổ chức trực tuyến; 100% các đơn vị, phòng học được kết nối mạng LAN và wifi với băng thông cao ổn định.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Giải cứu thêm 5 người bị lừa ra nước ngoài với chiêu 'việc nhẹ, lương cao'

Giải cứu thêm 5 người bị lừa ra nước ngoài với chiêu 'việc nhẹ, lương cao'

02-05-2024 17:00

Với chiêu bài 'việc nhẹ, lương cao', những kẻ lừa đảo đã tìm cách dụ dỗ nạn nhân sang nước ngoài và ép làm việc 13-18 giờ mỗi ngày. Nếu muốn về Việt Nam, các nạn nhân phải trả từ 150-200 triệu đồng.

Nổi bật trang chủ
Công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024
02 Tháng 05, 2024

Bộ GDĐT đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.

Đọc thêm
Truyền thông Hàn Quốc tiết lộ ‘điều đáng lo’ về tân HLV tuyển Việt Nam

Truyền thông Hàn Quốc tiết lộ ‘điều đáng lo’ về tân HLV tuyển Việt Nam

02 Tháng 05, 2024

Truyền thông Hàn Quốc tiết lộ điểm giống nhau đáng lo giữa người được cho là tân HLV tuyển Việt Nam với thuyền trưởng tiền...

Ninh Dương Lan Ngọc  tạm rời showbiz du học Australia trong vài ngày tới

Ninh Dương Lan Ngọc tạm rời showbiz du học Australia trong vài ngày tới

02 Tháng 05, 2024

Đại diện của Ninh Dương Lan Ngọc cùng đơn vị quản lý nhóm LUNAS xác nhận thông tin nữ diễn viên sẽ tạm ngừng hoạt...

'Đạo luật Taylor Swift' và nỗ lực chống vé giả có gì đặc biệt?

'Đạo luật Taylor Swift' và nỗ lực chống vé giả có gì đặc biệt?

01 Tháng 05, 2024

Vấn nạn vé giả, giá "cắt cổ" đang là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp âm nhạc.

Người phụ nữ 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an

Người phụ nữ 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an

01 Tháng 05, 2024

Do ảo giác khi sử dụng ma túy, Phạm Thị Ngọc Bích (30 tuổi, ngụ quận 8) đã xông vào trụ sở công an tấn...

Nổ lò hơi kinh hoàng ở Đồng Nai: 6 người chết, nhiều người bị thương

Nổ lò hơi kinh hoàng ở Đồng Nai: 6 người chết, nhiều người bị thương

01 Tháng 05, 2024

Sau tiếng nổ nổ lớn phát ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh, có 6 người tử vong tại chỗ và nhiều người bị...

0.66915 sec| 2289.102 kb