Thiếu máu chóng mặt có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi
Thiếu máu chóng mặt là gì?
Chóng mặt được coi là cảm giác quay cuồng, choáng váng và thường được mô tả gần như bị ngất xỉu và suy nhược cơ thể.
Thiếu máu chóng mặt được coi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này. Đó là khi lượng máu trong cơ thể không đủ lưu thông lên não gây ra choáng váng chóng mặt.
Bên cạnh nguyên nhân thiếu máu, chóng mặt cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: rối loạn tiền đình, bệnh huyết áp thấp, huyết áp cao…
Nếu thiếu máu không quá nghiêm trọng thì tình trạng chóng mặt sẽ chỉ là triệu chứng tạm thời và có thể tự khỏi mà không cần phải cẩn đoán và điều trị.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu chóng mặt
Chóng mặt là triệu chứng thường gặp khi bị thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu là khi cơ thể không đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển đủ oxy tới các mô của cơ thể. Thiếu máu còn gọi là hemoglobin thấp khiến cho cơ thể dễ bị mệt mỏi, yếu ớt và gặp phải tình trạng bị chóng mặt.
Thiếu máu có rất nhiều loại tuy nhiên phổ biến nhất ở người bình thường là tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Do sắt giúp hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy trong máu. Nếu lượng sắt trong cơ thể giảm quá thấp sẽ ảnh hưởng tới quá trình tạo máu mới trong cơ thể.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng cơ thể thiếu máu do thiếu sắt gồm:
Chế độ ăn kiêng thiếu chất đạm
Sắt có trong nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, ngũ cốc, đậu và rau lá xanh.
Việc ăn kiêng khiến cho nhiều người không đảm bảo hấp thu đủ lượng sắt giàu heme thông qua các thực phẩm nguồn gốc động vật. Lâu dần dẫn tới tình trạng thiếu máu chóng mặt khá nguy hiểm trong hoạt động thường ngày.
Người kém hấp thu sắt
Đối với một số người đang sử dụng thuốc hoặc đang điều trị bệnh có thể bị ảnh hưởng tới khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
Bao gồm:
- Mắc bệnh đường ruột và tiêu hóa, như bệnh viêm ruột
- Đã phẫu thuật hệ tiêu hóa, như phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
- Người bị đột biến gen
Mất máu
Hemoglobin là một loại protein có trong hồng cầu. Đây là chất chứa hầu hết lượng sắt trong cơ thể. Vì lý do này, mất máu có thể dẫn đến thiếu sắt và thiếu máu.
Mất máu có thể xuất phát từ chấn thương hoặc người hiến máu quá thường xuyên. Tuy nhiên, mất máu cũng có thể do một số tình trạng như:
- Chảy máu trong do loét hoặc ung thư đại tràng
- Thường xuyên sử dụng aspirin hoặc thuốc chống viêm NSAID
- Kinh nguyệt ra quá nhiều
- Chảy máu đường tiết niệu
- Mất máu sau phẫu thuật
Các phương pháp khắc phục nếu bị thiếu máu chóng mặt
Nên đi khám nếu bạn nghi ngờ mình bị chóng mặt do thiếu máu
Nếu bạn nghi ngờ mình bị chóng mặt do thiếu máu thiếu sắt thì hãy thực hiện các phương pháp sau:
Đi khám bệnh
Nếu bạn nghĩ rằng mình đạng có dấu hiệu hoặc triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt thì nên hẹn gặp bác sĩ.
Bạn cần lấy máu để xét nghiệm nếu kết quả bị thiếu sắt thì sẽ có điều hướng trị bệnh phù hợp. Bác sĩ có thể khuyên bạn bổ sung lượng sắt thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung viên sắt.
Mục đích của điều trị là khôi phục mức hemoglobin về mức bình thường và bổ sung lượng sắt dự trữ trong cơ thể.
Bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho từng người.
Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu thay đổi chế độ ăn hoặc uống loại thực phẩm bổ sung sức khỏe để đảm bảo không làm giảm hiệu quả hấp thu sắt.
Ăn thực phẩm giàu sắt
Nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn hàng ngày
Nếu bác sĩ cho rằng tình trạng thiếu máu chóng mặt liên quan tới thiếu sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày, thì hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt như:
- Thịt đỏ, như thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm
- Hải sản
- Thịt nội tạng động vật
- Rau xanh lá đậm như rau bina và cải xoăn
- Trái cây khô như nho khô và mơ
- Đậu Hà Lan, đỗ và các loại đâu khác
- Các loại hạt
Uống viên sắt bổ sung nếu được đề nghị
Bạn chỉ nên uống viên sắt khi được bác sĩ xác nhận rằng đang bị thiếu máu do thiếu sắt và có nguy cơ không thể đáp ứng đủ nhu cầu sắt chỉ qua chế độ ăn uống.
Tuy nhiên bổ sung viên sắt hàng ngày có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ bao gồm:
- Táo bón
- Ợ nóng
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Đau bụng
- Đi ngoài phân đen
Nếu muốn giảm thiểu tác dụng phụ khi uống viên sắt có thể lựa chọn các loại chất bổ sung sắt hạn chế tác dụng. Có thể sử dụng sắt bisglycinate chelate.
Thói quen giúp tăng cường hấp thu sắt cho cơ thể
Nếu muốn cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, cố gắng tránh uống sắt cùng lúc với thuốc kháng axit hoặc sữa. Vì những chất này có thể hạn chế sự hấp thu sắt.
Bạn cũng nên tránh hoặc hạn chế thực phẩm nhiều chất xơ hoặc thực phẩm có chứa caffein khi đang uống viên sắt. Vì đây đều là các loại thực phẩm có khả năng cản trở sự hấp thu sắt vào cơ thể.
Thập Toàn Đại Bổ - Thuốc Đông y bồi bổ khí huyết cho người bị thiếu máu chóng mặt
Với sự kết hợp hài hòa của 10 vị thuốc trong bài thuốc Thập Toàn Đại Bổ giúp bồi bổ khí huyết rất hiệu quả cho người bị thiếu máu chóng mặt. Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao cho nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất thành dạng viên nén tiện dụng.
Nhờ sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại, đảm bảo các quy chuẩn của GMP-WHO, thuốc Thập Toàn Đại Bổ được giữ nguyên và phát huy dược tính trong các thảo dược quý giúp bồi bổ khí huyết, dành cho người thiếu máu. Hiện nay, sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị thiếu máu chóng mặt có thể tham khảo sử dụng.
Thập Toàn Đại Bổ Nhất NhấtBồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư: • Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, • Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; • Phụ nữ mới sinh Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng. Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm