Thầy cô vùng khó 'xin cơm' cho trò

Thầy cô vùng khó 'xin cơm' cho trò
Nhiều giáo viên vùng cao Gia Lai đã tình nguyện nấu ăn và bỏ thêm tiền túi để bữa cơm của học sinh đủ đầy dưỡng chất hơn.

Thầy cô vùng khó xin cơm cho trò

Học sinh thưởng thức cơm trưa sau giờ học buổi sáng.

Với mong muốn “cái bụng các em đủ no thì con chữ mới được thắp sáng”, nhiều giáo viên Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã tình nguyện và bỏ thêm tiền túi để bữa cơm của học sinh đủ đầy dưỡng chất hơn.

Bữa cơm của tình thương

Đinh Văn Thanh, học sinh lớp 3 ở làng Kông Kpiêu phía bên sông, cách trường 2 km. Hai năm trước, khi vừa lên lớp 1, buổi sáng Thanh đến lớp như chúng bạn rồi trưa về nhà. Cha mẹ đi rẫy, Thanh còn nhỏ nên không thể tự nấu cơm. Vậy nên, Thanh tìm lên nương hoặc ở nhà mà không chịu ra lớp.

Học sinh vắng ngày một nhiều vì nhà xa, bụng đói. Sĩ số không bảo đảm. Thương trò, tháng 9/2021 cô Nguyễn Thị Quyết, khi đó đang công tác tại trường tự bỏ tiền túi mua thức ăn cho 21 học sinh. Từ đó, các em đến trường đều hơn, bữa trưa không còn đói mà có cơm với rau hoặc thịt, cá để ăn.

Với đồng lương ít ỏi, cô Quyết chẳng thể một mình giúp đỡ hết cho học trò khó khăn. Vào tháng 10/2021 thầy Nguyễn Văn Hào, Hiệu trưởng nhà trường đã viết thư kèm theo hình ảnh học sinh ăn chuối chiên hay cơm nguội được gói vào túi bóng, cùng những đoạn clip quay cảnh lớp vắng học sinh đến người thân, bạn bè để “xin cơm” cho trò nghèo.

“Trước nhu cầu cấp thiết, mình , câu chuyện về trẻ vùng sâu đến những người thân quen. Vì ở đây, quãng đường đến lớp của các em khá xa hoặc lũ trẻ còn quá nhỏ để có thể tự xoay sở giúp mình no bụng. Khi đó, mình chỉ nghĩ làm sao để học sinh được ăn, ở lại vào buổi trưa. Bởi chỉ có như thế các em mới có điều kiện học chữ lâu dài”, thầy Hào tâm sự.

Câu chuyện về lũ trẻ vùng cao thiếu thốn trăm bề được người quen của thầy Hào chia sẻ rộng rãi lên mạng . Những đứa trẻ lấm lem, đầu trần với chân đất lủi thủi về nhà sau mỗi buổi học khiến nhiều người không khỏi xót xa. Hình ảnh chân thật về lũ trẻ vùng sâu, vùng xa đã lay động những tấm lòng thiện nguyện. Đã có mạnh thường quân đồng ý hỗ trợ cho các em trong thời gian dài.

Thầy cô vùng khó xin cơm cho trò

Cô Ngô Thị Kim Loan chăm lo bữa trưa cho học trò.

Từ tháng 10/2021, 3 triệu đồng/tháng đã được trao cho 4 lớp với 75 học sinh đều là người dân tộc thiểu số Ba Na. Số tiền tuy ít ỏi nhưng với nhà trường và học sinh nơi đây, nguồn kinh phí hỗ trợ này đã phần nào nâng cao chất lượng bữa ăn và quan trọng hơn, giữ chân được học sinh ở trường. Thế rồi, nhà trường tuyên truyền, thống nhất với phụ huynh nấu cơm cho các em mang đi, còn giáo viên phụ trách cung cấp thức ăn.

“Chúng tôi chỉ xin hỗ trợ 5.000 đồng/em để tổ chức bữa ăn trưa, vào những ngày trong tuần học cả ngày. Bởi không chỉ nơi này mà nhiều khu vực khác học sinh còn quá khó khăn, cơ cực. Chúng tôi mong rằng các em cũng sẽ được quan tâm, hỗ trợ để hành trình đến trường bớt gian nan. Đến nay, bữa cơm 5.000 đồng đã duy trì được 2 năm và giúp đỡ nhiều học trò khó khăn no bụng khi đến lớp”, thầy Hào bộc bạch.

Năm học 2022 - 2023, 136 học sinh thuộc 7 lớp của Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Lê Lợi được hỗ trợ bữa trưa. Các em học ở nhiều điểm trường, nên giờ ăn trưa cũng chẳng giống nhau. 11 giờ, tại trường chính, 4 bàn nhựa kê dọc, 16 tô cơm được đặt ngay ngắn. Bữa trưa được góp từ cơm của học sinh mang tới và thức ăn giáo viên nấu ở nhà đưa đi. Thức ăn được cô Ngô Thị Kim Loan (giáo viên lớp ghép 3+4+5) chia đều cho các em.

16 học sinh đồng thanh mời thầy, cô ăn cơm rồi bắt đầu bữa trưa của mình. Chỉ sau khoảng 7 phút, Đinh Văn Duy (lớp 4) đã ăn sạch phần cơm rồi đứng dậy mang tô đặt vào chậu nước. Vài phút sau, số học sinh còn lại cũng ăn xong, rời bàn rồi tự giác dọn dẹp tô, thìa. Lũ trẻ rửa tay, chân rồi về phòng học nghỉ. Còn giáo viên lau dọn và sắp xếp bàn ghế đưa vào góc trường.

Thầy cô vùng khó xin cơm cho trò

Mỗi ngày, thầy Nguyễn Đình Tịnh thức dậy từ sớm để nấu thức ăn mang đến trường cho trò.

Cũng như 6 giáo viên khác, cứ khoảng 5 giờ sáng mỗi ngày, cô Nguyễn Thị Xanh (34 tuổi, giáo viên điểm trường Kông Kpiêu) lại dậy nấu thức ăn để mang đến trường. Hai vợ chồng cùng dạy một nơi nên mỗi khi cô Xanh bận lo cho 2 con, thì chồng là người phụ trách nấu nướng. Có hôm chẳng kịp chuẩn bị ở nhà, cô Xanh ướp sẵn thực phẩm rồi mang theo, tranh thủ nấu thức ăn vào giờ trưa. Bữa trưa hôm nay, cô Xanh chuẩn bị đậu khuôn, cá và trứng cho 20 em lớp ghép 1+2.

Một tay giữ tô, tay còn lại Đinh Phong (học sinh lớp 2) dùng thìa xúc gọn cơm đưa vào miệng ăn ngon lành. Cô Xanh cho biết: Do cha mẹ đi rẫy từ sáng sớm đến tối muộn mới về nhà nên không có điều kiện chăm sóc Phong. Gần hai năm nay, sáng cha mẹ đùm cơm cho em mang tới lớp, rồi thầy cô cho thức ăn. Bữa trưa của em hôm có thịt, khi thì cá... Được ăn ngon nên em không còn muốn nghỉ học.

Cạnh bên, Đinh Thị Phương (học sinh lớp 1) xúc từng thìa nhỏ. Bữa trưa hôm nay ngoài thức ăn từ cô Xanh, Phương còn có thêm ít lá mì giã mà cha mẹ chuẩn bị sẵn từ sáng. Thấy các bạn thích lá mì, Phương chẳng ăn một mình mà chia cho mỗi người một ít.

Thầy cô vùng khó xin cơm cho trò

Nhờ tấm lòng của mạnh thường quân và sự sẻ chia của thầy, cô giáo mà giữ chân được học sinh ở trường.

Thầy cô góp tiền nuôi trò

Mỗi suất ăn của học sinh được hỗ trợ 5.000 đồng nên giáo viên cân đối để các em no bụng lại đủ dinh dưỡng. Thế nhưng, giá cả ngày càng đắt đỏ nên thầy, cô giáo tình nguyện bỏ tiền túi để mua thêm thức ăn cho trò.

“Chẳng phải chúng tôi dư giả nhưng thương học trò nên muốn trích chút tiền lương để các em no bụng. Tất cả thực phẩm đều được chọn lựa kĩ lưỡng và tươi sống, đảm bảo vệ sinh. Là người thầy, cô chúng tôi nghĩ rằng cái bụng các em đủ no thì con chữ mới được thắp sáng”, cô Ngô Thị Kim Loan bộc bạch.

Mỗi bữa học sinh ở lại trường, thầy Nguyễn Đình Tịnh (giáo viên lớp ghép 2+4, điểm trường Đăk Hway) đều đặn nấu 3 món, trong đó luôn có thịt hoặc cá. Vốn không thạo việc nội trợ, thế mà 2 năm nay thầy Tịnh quen với công việc bếp núc. Nhà ở thị xã An Khê cách điểm trường Đăk Hway gần 30km, có những hôm thầy Tịnh phải thức dậy từ 4 giờ 30 phút sáng để chuẩn bị thức ăn mang đến lớp cho học trò. Với 23 học sinh ở lại ăn trưa, thầy Tịnh có 115 nghìn đồng mỗi ngày nấu cho các em. Thế nhưng, hầu như ngày nào thầy Tịnh cũng phải bỏ thêm tiền túi để bữa ăn của các em được đủ đầy hơn.

“Tôi chẳng tính toán mỗi ngày mình phải bù bao nhiêu tiền để mua thêm thức ăn cho trò. Vì tôi xem học sinh như con nên luôn muốn chúng no bụng, đủ dưỡng chất để học tập. Nhiều em nhà cách trường từ 1 - 2 km, có những em phải đi 3 - 4km mới đến được lớp học. Nếu không duy trì được bữa cơm trưa thì có lẽ các em sẽ nghỉ học vì bụng đói. Không chỉ hỗ trợ thức ăn, tôi còn muốn giúp đỡ nhiều hơn nữa để hành trình đến trường của học trò bớt vất vả hơn”, thầy Tịnh tâm sự.

Ngoài việc nấu cho học trò, thầy Tịnh không quên mang thêm khẩu phần ăn của mình. Có hôm học sinh chẳng mang cơm theo vì cha mẹ quên nấu. Thế rồi thầy lại nhường phần cơm của mình để trò được no bụng.

Gắn bó với ngôi trường đã lâu, thầy Tịnh thấu hiểu tầm quan trọng của bữa cơm trưa. Bởi trước kia, kết thúc giờ học buổi sáng các em lại về nhà, bụng đói nên chiều chẳng lên lớp. Từ ngày nhà trường tổ chức bữa trưa học sinh đến lớp đúng giờ và đủ đầy hơn. No bụng và được nghỉ ngơi nên chiều các em rất tập trung và hào hứng học tập.

Thầy Nguyễn Văn Hào cho biết thêm, 7 giáo viên chủ nhiệm gồm 2 thầy và 5 cô giáo xung phong nhận nhiệm vụ nấu thức ăn cho học trò. Lo học sinh ăn không đủ, thầy cô lại bỏ tiền túi để mua thêm thức ăn giúp các em no bụng. Cũng nhờ mạnh thường quân và sự hy sinh, sẻ chia với học trò của thầy, cô giáo mà nhà trường giữ được chân các em. Thầy Hào mong rằng sẽ có nhiều hơn các mạnh thường quân tâm, hỗ trợ. Qua đó, tiếp thêm động lực để học sinh vững bước đến trường.

Xã Đăk Tơ Pang, nơi Trường Tiểu học – THCS Lê Lợi đóng chân tuy được đầu tư xây dựng, nhưng giao thông vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều em nhà xa, cách trường gần 4 – 5 km nên phải thức dậy từ rất sớm để đi bộ đến lớp. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, nên “ăn no, mặc ấm” với các em ở đây vẫn là thứ gì đó xa xỉ.

Việc làm ý nghĩa của thầy, cô Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Lê Lợi đã góp phần hỗ trợ, tiếp sức cho học sinh đến trường. Qua đó, phụ huynh cũng rất vui và yên tâm gửi gắm con cho nhà trường để lên nương rẫy. Ở những vùng sâu, vùng xa thì việc nhà trường kêu gọi mạnh thường quân và trích thêm tiền túi mua thức ăn nấu cho học trò rất ý nghĩa và cần nhân rộng. Đây là những việc làm hết sức thiết thực, tâm huyết của thầy, cô vùng cao để giữ chân học sinh ở trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Ông Nguyễn Thanh Phong (Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kông Chro).

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
3 ngôi sao trẻ sáng cửa lên tuyển U22 Việt Nam
19 Tháng 01, 2025

Ba cái tên được dự đoán có trong thành phần đội tuyển U22 Việt Nam dự SEA Games đã được xác định.

Đọc thêm
'Gia vị' Táo quân

'Gia vị' Táo quân

19 Tháng 01, 2025

Ngay từ khi tôi còn bé tí, bạn đã trở thành chương trình được yêu thích và mong chờ nhất trong dịp Tết.

Man United chiêu mộ sao Sporting Lisbon

Man United chiêu mộ sao Sporting Lisbon

19 Tháng 01, 2025

Quỷ đỏ rất tự tin trong thương vụ Viktor Gyokeres vì HLV Ruben Amorim là thầy cũ của tiền đạo người Thụy Điển.

Ông Biden kể về nỗi sợ bị ám sát ở Ukraine

Ông Biden kể về nỗi sợ bị ám sát ở Ukraine

19 Tháng 01, 2025

Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã tiết lộ rằng ông lo sợ bị những người theo chủ nghĩa cực đoan Ukraine ám...

Nam Định: Thu giữ hơn 8.000 hộp pháo 'củ tỏi nổ'

Nam Định: Thu giữ hơn 8.000 hộp pháo 'củ tỏi nổ'

19 Tháng 01, 2025

Ngày 18/1, Công an huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định) cho biết đã phát hiện và thu giữ hơn 8.000 hộp pháo với tổng trọng...

"Gặp nhau cuối tuần" trở lại VTV3 sau 19 năm

19 Tháng 01, 2025

Thông tin chương trình "Gặp nhau cuối tuần" trở lại VTV3 sau 19 năm phát sóng đang được khán giả quan tâm.

0.67207 sec| 2279.023 kb