Tất niên là gì? Ý nghĩa phong tục cúng tất niên, tiễn năm cũ, đón năm mới

Tất niên là gì? Ý nghĩa phong tục cúng tất niên, tiễn năm cũ, đón năm mới
Những ngày cuối năm, các gia đình sẽ tiến hành cúng tất niên trước khi cúng giao thừa thể hiện sự sum vầy và mời ông bà về nhà ăn Tết. Vậy Tất niên là gì và có ý nghĩa như thế nào?

I. Tất niên là gì?

Tất niên hay cúng tất niên, lễ tất niên, tiệc tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Tất niên có thể là một bữa tiệc, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới (Tết Tây) và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày tất niên.

Tất niên là gì? Ý nghĩa phong tục cúng tất niên, tiễn năm cũ, đón năm mới

Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự. Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và bên những món thức ăn và cùng chào đón năm mới, giao thừa là một phong tục tập quán lâu đời, mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt.

“Tất” có nghĩa là xong, là hết, còn “niên” có nghĩa là năm. Như vậy, “Tất niên” là kết thúc một năm cũ và bắt đầu chuẩn bị bước sang năm mới. Tất Niên của nước ta rơi vào ngày 29, 30 tháng Chạp Âm lịch hàng năm.

Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúm và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.

Lễ cúng Tất niên là một lễ truyền thống nhưng lễ vật cúng không cần phải quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh... đã gia hộ bình an trong một năm qua.

Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng trời, đất ở khoảng sân trước nhà.

Mâm lễ cúng Tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng mà thịnh soạn hay thanh đạm. Thế nhưng, một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt Nam gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng… được bầy biện trang nghiêm.

Bên cạnh đó, thức ăn trong Tất niên cũng phần nào nói lên sở thích của từng vùng miền ở đất nước ta. Hầu như tiệc Tất niên của người miền Bắc đều có gà luộc lá chanh và giò thủ. Người miền Nam thường có tôm khô, củ kiệu, thịt kho nước dừa ăn chung với dưa giá.

Ngoài ra, việc sắm dọn bàn thờ cúng cuối năm thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Tuỳ theo truyền thống tín ngưỡng từng nhà mà chọn cách trang trí và sắp đặt bàn thờ cho phù hợp. Trước hết là hương và đèn, hương tượng trưng cho tinh tú, sự nối kết giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời.

II. Ý nghĩa của Tất Niên: 

Tất niên còn gọi là lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúm và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.

Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết.

Tất niên là gì? Ý nghĩa phong tục cúng tất niên, tiễn năm cũ, đón năm mới 2

Chính vì vậy, Tất niên luôn có ý nghĩa tích cực trong của người Việt Nam ta nên phần lớn các công ty, xí nghiệp, thương nghiệp, hội đoàn thường tổ chức tiệc Tất niên vào buổi chiều hay buổi tối cuối năm để ăn mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển, tăng trưởng của công ty trong năm vừa qua, đồng thời, chào đón năm mới đang đến gần.

Tại các cơ quan, hội đoàn hay công ty thường tổ chức các buổi Tiệc Tất Niên vào cuối ngày (buổi chiều-tối) để cùng nhau nhìn nhận lại một năm qua đi với bao thăng trầm và cũng như ăn mừng các dự án lớn phát triển công ty cũng như đón chào một năm mới sắp đến với nhiều thành công hơn. Lễ Tất Niên cũng là dịp để tất cả đồng nghiệp trong cơ quan, công ty được gặp gỡ, giao lưu bởi ngày thường ít khi được gặp mặt. Cả một năm có 365 ngày nhưng chỉ có duy nhất ngày Tất Niên là đặc biệt vì ai ai cũng vui mừng khi nhìn lại 1 năm cũ qua đi và cùng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất cho năm mới sắp đến. 

III. Thời gian cúng tất niên:

Cúng tất niên có thể cúng vào 30 tháng Chạp nếu là năm đủ và 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Lễ cúng thường dược diễn ra vào buổi trưa hoặc chiều tối.

Nhưng những năm gần đây nhiều gia đình có xu hướng làm tất niên sớm hơn, có nghĩa là không nhất thiết là vào ngày 30 hay 29 Tết mà có thể là sớm hơn.

Về cơ bản, cúng tất niên dù vào thời gian nào thì cũng chỉ có ý nghĩa là đón ông Táo, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu, thể hiện sự sum họp, đoàn kết, ấm cúng của gia đình. Nhưng tốt nhất bạn nên cúng vào ngày cuối cùng trong năm để đúng với phong tục từ xưa nay cha ông truyền lại.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Viện Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển văn hóa Đông Nam Á có tân Phó Chủ tịch không chuyên trách

Viện Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển văn hóa Đông Nam Á có tân Phó Chủ tịch không chuyên trách

22-09-2024 15:31

Ngày 21/9, tại trung tâm hội nghị Chính phủ diễn ra buổi tọa đàm và bổ nhiệm cán bộ của Viện Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển văn hóa Đông Nam Á.

Nổi bật trang chủ
Nữ MC xinh đẹp tại liveshow của Tuấn Hưng, Duy Mạnh là ai?
22 Tháng 09, 2024

Danh tính MC, BTV Tố Quyên được nhiều người tìm kiếm sau khi cô đảm nhận công việc dẫn chương trình tại show "Anh em kết đoàn" của hai nghệ sĩ Tuấn Hưng, Duy Mạnh.

Đọc thêm
Hải Phòng: Thống nhất cao việc không tăng thu, không vận động tài trợ từ phụ huynh sau bão số 3

Hải Phòng: Thống nhất cao việc không tăng thu, không vận động tài trợ từ phụ huynh sau bão số 3

20 Tháng 09, 2024

Nhiều trường học tại Hải Phòng đã họp phụ huynh, thực hiện chỉ đạo của Ngành, trường không tổ chức vận động tài trợ từ...

Vụ sập cầu ở Hòa Bình: Đề nghị phá dỡ, ngừng khai thác tránh nguy hiểm cho người và phương tiện

Vụ sập cầu ở Hòa Bình: Đề nghị phá dỡ, ngừng khai thác tránh nguy hiểm cho người và phương tiện

20 Tháng 09, 2024

Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản báo cáo sự cố công trình xây dựng trong quá trình khai thác...

Mẹ Kasim Hoàng Vũ xót xa kể về tình trạng hiện tại của con trai

Mẹ Kasim Hoàng Vũ xót xa kể về tình trạng hiện tại của con trai

20 Tháng 09, 2024

Ca sĩ Bích Phương – mẹ Kasim Hoàng Vũ hiện đang ở Mỹ với con trai. Trước đó, khi nghe tin con trai tái phát...

Cách tập luyện chỉ 30 phút mỗi ngày để có vòng eo 'con kiến' như Hoa hậu Kỳ Duyên

Cách tập luyện chỉ 30 phút mỗi ngày để có vòng eo 'con kiến' như Hoa hậu Kỳ Duyên

20 Tháng 09, 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên cho biết cô dành ra mỗi ngày ít nhất 30 phút để tập những bài tập giúp đốt mỡ toàn thân,...

Tuyến đường huyết mạch nối 2 huyện ở Hà Nội vẫn bị chia cắt bởi nước lũ

Tuyến đường huyết mạch nối 2 huyện ở Hà Nội vẫn bị chia cắt bởi nước lũ

20 Tháng 09, 2024

Hơn chục ngày trôi qua kể từ khi bão số 3 đổ bộ Hà Nội gây mưa lớn, thêm vào đó, lũ từ thượng nguồn...

0.87047 sec| 2280.211 kb