Tìm hiểu bệnh cảm lạnh là gì, làm sao để điều trị?
Cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh là một bệnh rất phổ biến, người lớn bị cảm lạnh từ hai đến ba lần một năm, trong khi trẻ nhỏ bị cảm lạnh bốn lần trở lên trong một năm.
Đây là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, ảnh hưởng đến mũi, họng, xoang và khí quản. Trên thực tế, có hơn 200 virus khác nhau có thể gây cảm lạnh. Loại virus cảm lạnh thường gặp nhất là rhinovirrus.
Triệu chứng của bệnh cảm lạnh?
Các triệu chứng điển hình của cảm lạnh bao gồm ho, sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi và đau họng, đôi khi kèm theo đau cơ, mệt mỏi, nhức đầu và chán ăn. Ở người lớn, sốt thường không xuất hiện nhưng lại phổ biến ở trẻ sơ sịnh và trẻ nhỏ. Một số loại virus gây cảm lạnh cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng không có triệu chứng.
Màu sắc của chất nhầy hoặc dịch tiết mũi có thể thay đổi từ trong suốt, vàng sang xanh lục và không cho biết loại tác nhân gây nhiễm trùng.
Sổ mũi – triệu chứng điển hình khi mắc cảm lạnh
Cảm lạnh có lây không?
Cảm lạnh dễ lây lan từ người này sang người khác. Khi người bệnh ho và hắt hơi, virus có thể sống trên tay và các bề mặt trong 24 giờ. Khi bạn chạm vào bề mặt hoặc hít thở không khí ẩm có chứa virus cảm lạnh, virus xâm nhập vào một trong các màng nhầy – lớp màng ẩm ở lỗ mũi, mắt hoặc miệng sẽ khiến bạn bị nhiễm bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh là khoảng thời gian từ khi bạn bị nhiễm bệnh cho đến khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Thời gian ủ bệnh cảm lạnh thông thường từ 12 giờ đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus.
Khả năng truyền nhiễm trong tối đa hai tuần, thậm chí lây bệnh cảm lạnh một hoặc hai ngày trước khi có triệu chứng. Tuy nhiên khoảng thời gian trong ba ngày đầu người bệnh cảm thấy triệu chứng ở mức tồi tệ sẽ dễ lây lan nhất.
Điều trị bệnh cảm lạnh
Không có cách chữa cảm lạnh. Hầu hết cảm lạnh đều tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày và không trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thuốc giúp giảm triệu chứng cảm lạnh bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen và NSAID như ibuprofen làm giảm đau đầu và sốt.
- Thuốc thông mũi: Sử dụng các loại thuốc như pseudoephedrine.
- Thuốc kháng histamine: Diphenhydramine và các thuốc kháng histamine khác có thể ngừng hắt hơi và sổ mũi.
- Thuốc giảm ho: Các loại thuốc như dextromethorphan và codeine giúp giảm ho.
- Thuốc long đờm: Guaifenesin và các thuốc long đờm khác giúp làm loãng và làm lỏng chất nhầy.
Thuốc giảm triệu chứng bệnh cảm lạnh
Phòng ngừa bệnh cảm lạnh
- Rửa tay: rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn. Ngoài ra, hãy rửa tay say khi đi vệ sinh, lau mũi hoặc tiếp xúc với người bị cảm lạnh.
- Tránh chạm vào mặt: Virus cảm lạnh lây lan từ tay đến mắt, mũi và miệng.
- Vệ sinh các bề mặt thường xuyên sử dụng: Virus có thể sống trên tay nắm cửa và những nơi khác mà mọi người thường chạm vào.
- Sử dụng nước rửa tay: Khi không thể rửa tay bằng xà phòng và nước, hãy sử dụng nước rửa tay chứa cồn.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và tập thể dục để cơ thể sẵn sàng chống lại virus
- Ở nhà: Để đảm bảo bạn không lây cảm lạnh cho người khác, hãy ở nhà khi bạn bị bệnh.
Dùng siro và thuốc giải cảm thảo dược
Có một số loại thảo dược có tác dụng giải cảm hiệu quả như Cát căn, Sài hồ, Bạch thược, Cát cánh, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Khương hoạt, Tía tô, Kinh giới, Tần giao, Cam thảo, Hương phụ, Phòng phong, Sinh khương…
Kết hợp các loại thảo dược này tạo thành sản phẩm siro giải cảm và thuốc giải cảm Đông y dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản.
Siro cảm thảo dược hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm, hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm.
Thuốc Giải Cảm Đông y dạng viên nén có tác dụng phán tán phong hàn, dùng cho các trường hợp cảm mạo tứ thời với triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Cả người lớn và trẻ em trên 1 tuổi bị cảm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao đều có thể sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Cảm Nhất Nhất |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm