Táo bón không nên ăn gì?
MỤC LỤC Biểu hiện phổ biến của táo bón Tại sao cần quan tâm táo bón không nên ăn gì? Táo bón không nên ăn gì? Vậy táo bón nên ăn gì? Các biện pháp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón |
Táo bón là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng thường bị xem nhẹ. Nếu để kéo dài, táo bón có thể gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng như: đau rát hậu môn, nứt kẽ hậu môn, trĩ nội – trĩ ngoại, phân ứ đọng lâu ngày gây nhiễm độc ngược, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng…
Biểu hiện phổ biến của táo bón
- Đi ngoài ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần)
- Phân cứng, khô, từng cục nhỏ
- Cảm giác mót rặn nhưng đi không hết
- Đau bụng âm ỉ, đầy hơi, chướng bụng
- Có thể kèm theo đau hậu môn, chảy máu, nứt kẽ hậu môn khi đi tiêu
Tại sao cần quan tâm táo bón không nên ăn gì?
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây táo bón là chế độ ăn uống không hợp lý. Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, ít chất xơ, hoặc uống ít nước có thể khiến phân khô cứng, di chuyển chậm trong ruột, từ đó làm tình trạng táo bón thêm nặng.
Chính vì vậy, việc biết táo bón không nên ăn gì là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa biến chứng về lâu dài.
Nguyên nhân gây táo bón thường gặp
Táo bón không nên ăn gì?
Dưới đây là các nhóm thực phẩm bạn nên kiêng hoặc hạn chế khi bị táo bón:
Thực phẩm ít chất xơ hoặc không có chất xơ
Chất xơ là yếu tố then chốt giúp phân mềm, tăng khối lượng và di chuyển dễ dàng qua đường ruột. Việc thiếu chất xơ là nguyên nhân chính gây táo bón.
Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, thịt heo... thường giàu protein và chất béo nhưng lại rất ít chất xơ.
Thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, thịt nguội, thịt hộp, đồ ăn nhanh (pizza, hamburger),...thường chứa ít chất xơ, nhiều chất béo, muối và phụ gia, gây khó tiêu và làm chậm nhu động ruột.
Ngũ cốc tinh chế: Bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống làm từ bột mì trắng, bánh quy, bánh ngọt... đã bị loại bỏ phần cám và mầm, nơi chứa hầu hết chất xơ và dinh dưỡng, khiến chúng trở nên khó tiêu hơn.
Trứng: Mặc dù trứng giàu protein và dinh dưỡng, nhưng lại không có chất xơ.
Thực phẩm giàu chất béo và dầu mỡ
Chất béo cần nhiều thời gian để tiêu hóa, làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn qua đường ruột.
Đồ ăn chiên rán: Khoai tây chiên, gà rán, các món ăn nhiều dầu mỡ... làm chậm quá trình tiêu hóa và không cung cấp chất xơ.
Thực phẩm nhiều kem, phô mai: Chứa nhiều chất béo và có thể làm phân trở nên cứng.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Một số người, đặc biệt là những người không dung nạp lactose hoặc dị ứng đạm sữa bò, có thể bị táo bón khi tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, kem.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, trà sữa, nước ép đóng hộp... thường chứa nhiều đường nhưng lại rất ít chất xơ và nước.
Lượng đường cao có thể làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột và gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
Đồ uống có cồn và caffeine
Rượu bia: Có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước, làm phân khô và khó đi ngoài.
Caffeine: Một số người có thể thấy caffeine kích thích nhu động ruột, nhưng việc lạm dụng caffeine cũng có thể gây mất nước nếu không uống đủ nước bù lại, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.
Chuối xanh
Trong khi chuối chín có lợi cho tiêu hóa, chuối xanh lại chứa nhiều tinh bột kháng và tannin, có thể làm phân se lại và gây táo bón nặng hơn.
Socola
Socola chứa một lượng lớn chất béo và ít chất xơ, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa ở một số người.
Vậy táo bón nên ăn gì?
Khi bị táo bón, việc chọn đúng thực phẩm có vai trò rất quan trọng trong việc làm mềm phân, tăng nhu động ruột và hỗ trợ đi tiêu dễ dàng hơn. Dưới đây là danh sách các thực phẩm người bị táo bón nên ăn:
Rau xanh giàu chất xơ hòa tan
Giúp làm mềm phân và kích thích ruột co bóp nhẹ nhàng.
Ví dụ: rau mồng tơi, rau lang, rau đay, cải bó xôi, bí đỏ, bầu, súp lơ xanh.
Trái cây tươi có nhiều nước và xơ
Vừa cung cấp chất xơ, vừa bổ sung nước cho phân dễ di chuyển.
Bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn các loại trái cây như:
- Đu đủ chín, chuối chín, táo (cả vỏ), cam, bưởi, lê, kiwi;
- Mận khô và nho khô: chứa sorbitol tự nhiên giúp nhuận tràng nhẹ.
Chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa và làm mềm phân
Ngũ cốc nguyên cám & các loại đậu
Cung cấp chất xơ không hòa tan, giúp làm tăng thể tích phân và thúc đẩy đi ngoài.
Gợi ý: gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, đậu đen, đậu đỏ, hạt chia.
Sữa chua và thực phẩm chứa lợi khuẩn
Cung cấp probiotic hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Gợi ý: sữa chua không đường, kefir, kim chi, miso.
Dầu ăn lành mạnh (dầu thực vật)
Một chút dầu ô liu, dầu mè, dầu hạt lanh có thể giúp bôi trơn ruột và hỗ trợ đào thải phân dễ hơn.
Các biện pháp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón
Ngoài chế độ ăn uống, có nhiều biện pháp hỗ trợ cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón đơn giản mà rất hiệu quả nếu bạn duy trì đều đặn hằng ngày. Dưới đây là tổng hợp những phương pháp khoa học – dễ áp dụng – ít tốn kém:
Tập thể dục thường xuyên
Vận động nhẹ giúp kích thích nhu động ruột, tăng tuần hoàn máu đến hệ tiêu hóa.
Gợi ý: đi bộ 30 phút/ngày, yoga, đạp xe chậm, bài tập xoa bụng.
Tạo thói quen đi tiêu đúng giờ
Cố gắng đi tiêu mỗi ngày vào một khung giờ cố định (ví dụ sau khi ngủ dậy).
Không nhịn khi có nhu cầu vì sẽ làm mất phản xạ tự nhiên của ruột.
Uống nhiều nước
Uống đủ 1.5–2 lít nước/ngày giúp làm mềm phân và ngăn chặn tình trạng khô cứng.
Có thể dùng nước ấm buổi sáng, nước ép rau củ, nước chanh mật ong ấm.
Giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc
Stress kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến trục não – ruột, gây rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy.
Ngủ đủ 7–8 tiếng/ngày giúp ruột phục hồi chức năng tốt hơn.
Hạn chế sử dụng điện thoại khi ăn và đi vệ sinh
Vừa ăn vừa xem điện thoại làm giảm tiết dịch tiêu hóa, dễ gây đầy hơi, khó tiêu.
Dùng điện thoại trong nhà vệ sinh khiến thời gian đi tiêu kéo dài, tăng nguy cơ trĩ và rối loạn phản xạ ruột.
Tránh hút thuốc, rượu bia và thực phẩm khó tiêu
Những yếu tố này gây kích ứng niêm mạc tiêu hóa, làm rối loạn hệ vi sinh và giảm chức năng đường ruột.
Bổ sung men vi sinh
Một trong những nguyên nhân khá thường gặp nhưng lại ít được chú ý đó là táo bón do loạn khuẩn đường ruột gây ra. Trong những trường hợp này, việc bổ sung men vi sinh sẽ mang tới nhiều lợi ích, bao gồm việc tăng cường lợi khuẩn, giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Nhờ đó, mà có thể là giải pháp mà bạn có thể áp dụng, khi gặp các vấn đề như táo bón, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó chịu ở bụng, đồng thời tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
Một trong những chủng lợi khuẩn được đánh giá cao hiện nay là Bacillus clausii. Đây là chủng men vi sinh có khả năng hỗ trợ làm giảm táo bón, tiêu chảy, tiêu hóa kém, đã được nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả. Đặc biệt, Bacillus clausii được bào chế dưới dạng bào tử, giúp lợi khuẩn sống sót cao qua môi trường axit dạ dày và đến được ruột non – nơi chúng phát huy tác dụng.
Việc bổ sung men vi sinh chứa lợi khuẩn Bacillus clausii là một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả, giúp giảm tình trạng táo bón, tiêu hóa kém hiệu quả.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm