Máu lưu thông không tốt gây đau đầu, mất ngủ, tê bì chân tay
MỤC LỤC:
Máu lưu thông không tốt là như thế nào?
Máu lưu thông kém đến não gây đau đầu, mất ngủ
Máu lưu thông không tốt đến chi gây tê bì tay chân
Máu lưu thông không tốt nên làm gì?
Máu lưu thông không tốt là như thế nào?
Máu lưu thông không tốt hay còn gọi là tuần hoàn máu kém, là tình trạng máu không thể di chuyển một cách trơn tru và hiệu quả đến tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể.
Bình thường, hệ tuần hoàn mang máu giàu oxy và dưỡng chất từ tim đến các cơ quan, sau đó thu gom máu giàu carbonic và chất thải để quay lại tim và phổi. Khi quá trình này bị đình trệ hoặc suy giảm, các cơ quan sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy để hoạt động hiệu quả.
Nguyên nhân gây tuần hoàn máu kém có thể là: xơ vữa động mạch, huyết áp thấp, bệnh lý tim mạch, rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường, ít vận động, stress kéo dài, ăn uống thiếu dưỡng chất…
Dấu hiệu nhận biết tuần hoàn máu kém:
- Đau đầu, chóng mặt
- Mất ngủ, ngủ chập chờn
- Tê bì tay chân
- Chân tay lạnh, da xanh xao
- Suy giảm trí nhớ, hay quên
- Nhịp tim nhanh, hồi hộp
Máu lưu thông không tốt hay còn gọi là tuần hoàn máu kém
Máu lưu thông kém đến não gây đau đầu, mất ngủ
Não bộ chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại tiêu thụ đến 20% lượng oxy toàn thân.
Khi máu không lưu thông tốt, lượng máu lên não bị suy giảm, các tế bào thần kinh thiếu oxy và dưỡng chất, từ đó gây ra các biểu hiện như:
- Đau đầu âm ỉ hoặc từng cơn, đặc biệt khi thay đổi tư thế hoặc sau khi làm việc trí óc căng thẳng.
- Mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu, do rối loạn tuần hoàn ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh.
- Hoa mắt, chóng mặt, giảm tập trung, thậm chí có cảm giác buồn nôn.
Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể rơi vào trạng thái suy nhược thần kinh, giảm chất lượng sống nghiêm trọng.
Đau đầu, mất ngủ thường do thiếu máu lên não
Máu lưu thông không tốt đến chi gây tê bì tay chân
Tay chân là những phần xa tim nhất, nên khi tuần hoàn máu kém, lượng máu nuôi dưỡng các đầu chi sẽ bị giảm đáng kể. Điều này dẫn đến:
- Cảm giác tê bì, châm chích như kiến bò, đặc biệt khi ngồi hoặc nằm lâu một tư thế.
- Chân tay lạnh, kém linh hoạt, dễ mỏi khi vận động nhẹ.
- Nguy cơ tổn thương thần kinh ngoại biên, khiến các triệu chứng kéo dài và khó hồi phục nếu không điều trị sớm.
Những tình trạng này thường xảy ra ở người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, xơ vữa động mạch, thoái hóa cột sống cổ, hoặc người ít vận động, làm việc văn phòng nhiều giờ liền.
Máu lưu thông không tốt nên làm gì?
1. Vận động nhiều hơn
Hoạt động thể lực đều đặn giúp tim bơm máu hiệu quả hơn và các mạch máu giữ được độ đàn hồi cần thiết.
Bạn nên tập thể dục 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần với các môn như: đi bộ nhanh, đạp xe, các bài tập thể dục giãn cơ, yoga…
2. Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp nuôi dưỡng mạch máu và hỗ trợ chức năng tim mạch.
- Ưu tiên thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, hạt lanh, hạt chia… giúp giảm mỡ máu và tăng đàn hồi thành mạch.
- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, đặc biệt là các loại chứa flavonoid như cam, bưởi, việt quất vì chúng giúp bảo vệ mạch máu.
- Hạn chế chất béo bão hòa, đường tinh luyện và muối để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
- Uống đủ nước (1,5 – 2 lít/ngày) giúp máu không bị cô đặc và lưu thông tốt hơn.
3. Kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc
Stress kéo dài và mất ngủ có thể gây co thắt mạch máu, ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn máu.
- Áp dụng các biện pháp thư giãn tinh thần như thiền, hít thở sâu, nghe nhạc nhẹ, tắm nước ấm…
- Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm, tránh dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ để dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn.
4. Không hút thuốc, hạn chế rượu bia
Nicotine và cồn là những yếu tố gây hại cho mạch máu và hệ tim mạch.
- Thuốc lá làm giảm lượng oxy trong máu và gây co thắt mạch.
- Rượu bia nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim, gan – hai cơ quan giữ vai trò điều hòa tuần hoàn.
5. Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tay chân
Lạnh là yếu tố khiến mạch máu co lại, làm máu khó lưu thông, đặc biệt ở người cao tuổi.
- Mặc đủ ấm, đặc biệt khi ngủ hoặc khi thời tiết thay đổi.
- Có thể ngâm chân nước ấm mỗi tối để tăng tuần hoàn ngoại vi và giúp ngủ ngon hơn.
6. Sử dụng thảo dược có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết
Một số thảo dược có tác dụng hoạt huyết, bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu… đã được chứng minh hiệu quả trong cải thiện tuần hoàn máu.
- Đương quy, Xuyên khung, Ích mẫu, Xích thược, Ngưu tất, Thục địa… là những vị thuốc quen thuộc trong Đông y, giúp tăng lưu thông máu, trị các chứng huyết hư, ứ trệ.
- Sự kết hợp của các thảo dược này giúp phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ; hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Hiện nay, thuốc hoạt huyết có thành phần gồm các thảo dược này hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị đau đầu, tê bì chân tay do máu lưu thông không tốt có thể tham khảo sử dụng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm