Tìm hiểu nguyên nhân gây nghẹt mũi kéo dài
MỤC LỤC: Nghẹt mũi kéo dài cảnh báo điều gì? Nghẹt mũi kéo dài gây hậu quả gì? Giải pháp cải thiện tình trạng nghẹt mũi kéo dài |
Nghẹt mũi kéo dài cảnh báo điều gì?
Thông thường, nghẹt mũi do cảm cúm hoặc viêm nhẹ có thể khỏi trong vòng vài ngày. Nhưng nếu nghẹt mũi diễn ra dai dẳng trên 10 ngày hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, chảy dịch mũi, mất ngủ, thì cần nghĩ đến các bệnh lý:
- Viêm mũi xoang mạn tính: Khi lớp niêm mạc mũi và xoang bị viêm kéo dài, gây phù nề, tích tụ dịch nhầy, khiến đường thở bị bít tắc, dẫn đến nghẹt mũi kéo dài, đặc biệt vào ban đêm.
- Polyp mũi: Các khối u lành tính trong hốc mũi có thể phát triển âm thầm, làm cản trở không khí lưu thông, gây tắc mũi thường xuyên.
- Vẹo vách ngăn mũi: Một số người có cấu trúc vách ngăn mũi bị lệch bẩm sinh hoặc do chấn thương, khiến một bên mũi luôn bị nghẹt, khó thở, dễ kèm theo viêm xoang tái phát.
- Viêm mũi dị ứng kéo dài: Môi trường sống nhiều bụi, nấm mốc, phấn hoa, hóa chất có thể kích thích mũi liên tục, gây sưng niêm mạc, nghẹt mũi và tiết dịch mũi trong nhiều tuần.
Nghẹt mũi kéo dài có thể là dấu hiệu nhiều vấn đề sức khỏe
Nghẹt mũi kéo dài gây hậu quả gì?
Nghẹt mũi tưởng chừng nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong đời sống và sức khỏe:
- Chất lượng giấc ngủ suy giảm, dễ ngủ ngáy, thở bằng miệng gây khô họng.
- Giảm khả năng ngửi mùi, ăn không ngon, ảnh hưởng đến tâm trạng.
- Nguy cơ lan rộng sang viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản nếu không điều trị đúng cách.
- Ở trẻ em, nghẹt mũi kéo dài khiến trẻ phải thở bằng miệng, giảm oxy lên não, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tập trung và tiếp nhận ngôn ngữ. Đồng thời, tình trạng viêm tai giữa do ứ đọng dịch mũi xoang cũng làm giảm khả năng nghe – yếu tố quan trọng trong quá trình học nói và học tập.
Giải pháp cải thiện tình trạng nghẹt mũi kéo dài
Khi tình trạng nghẹt mũi kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Thăm khám chuyên khoa tai mũi họng
Người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, loại trừ các bệnh lý mạn tính như viêm xoang, polyp mũi, vẹo vách ngăn… và có phác đồ điều trị phù hợp.
Xông mũi – họng bằng thảo dược hoặc tinh dầu
Các loại tinh dầu như khuynh diệp, tràm, bạc hà… có tác dụng thông mũi, sát khuẩn nhẹ, làm dịu niêm mạc. Có thể xông bằng nước nóng nhỏ vài giọt tinh dầu hoặc xông máy chuyên dụng.
Xông hơi giúp giảm nghẹt mũi
Giữ ẩm không khí trong phòng
Không khí khô, nhất là khi dùng điều hòa hoặc vào mùa đông, dễ làm khô niêm mạc mũi và khiến nghẹt mũi nặng hơn. Dùng máy tạo ẩm hoặc đặt chậu nước trong phòng ngủ là cách đơn giản để cải thiện.
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, hỗ trợ đào thải dịch ứ, từ đó giúp giảm nghẹt mũi. Nên uống nước ấm và tránh uống nước lạnh trong giai đoạn bị nghẹt mũi.
Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng
Nếu nghẹt mũi liên quan đến viêm mũi dị ứng, cần tránh xa các yếu tố như bụi nhà, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc… Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng và giặt rèm cửa, chăn gối thường xuyên.
Nâng cao đầu khi ngủ
Kê cao đầu khi nằm sẽ giúp dịch nhầy không bị ứ đọng ở mũi, từ đó cải thiện lưu thông không khí và giảm nghẹt mũi vào ban đêm – thời điểm nhiều người cảm thấy khó thở.
Massage vùng xoang
Massage nhẹ nhàng vùng trán, hai bên sống mũi và quanh hốc mắt giúp tăng tuần hoàn, hỗ trợ dẫn lưu dịch mũi ra ngoài, giảm áp lực và cảm giác tắc nghẽn.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Vận động giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch. Các bài tập nhẹ như yoga, đi bộ cũng hỗ trợ hô hấp tốt hơn, nhất là trong môi trường thông thoáng.
Xịt mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi
Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Zn)… với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi, giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
Người lớn có thể xịt 4-6 lần/ngày vào 2 bên mũi, mỗi bên mũi xịt 2 – 3 lần; trẻ em có thể xịt 3-5 lần/ngày vào 2 bên mũi, mỗi bên mũi xịt 1 – 2 lần.
Dung dịch vệ sinh mũi có sản phẩm dành riêng cho trẻ em và người lớn, có thể dùng lâu dài, an toàn, dùng được cho phụ nữ có thai, cho con bú.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO
Hộp 1 chai x 70 ml |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm