Sốt xuất huyết ở trẻ em có thể phòng tránh được
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh do muỗi vằn – muỗi Aedes aegypti – mang mầm bệnh đốt.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm toàn cầu có khoảng 390 triệu ca sốt xuất huyết, trong đó đa số các ca nằm ở các nước châu Á.
Nguyên nhân gây bệnh là do virus Dengue, vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn (Aedes aegypti). Khi muỗi đốt người bệnh, nó sẽ mang virus trong máu, sau đó đốt người khác và truyền virus cho họ qua vết đốt.
Virus Dengue có 4 chủng khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu nhiễm 1 chủng thì có khả năng tạo miễn dịch suốt đời với chủng đó, nhưng vẫn có nguy cơ mắc các chủng còn lại. Do đó, một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời.
Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày, và chỉ có muỗi cái mới có thể đốt người và truyền bệnh.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi Aedes aegypti mang mầm bệnh đốt
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cũng giống như người lớn.
Virus sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8-11 ngày. Trong thời gian này, nếu muỗi đốt người khác thì sẽ truyền bệnh. Khi virus vào cơ thể người, virus tuần hoàn trong máu từ 2-7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu muỗi Aedes đốt thì virus lại truyền cho muỗi và muỗi lại đi truyền cho người khác.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt cao
Triệu chứng đầu tiên xuất hiện là sốt cao đột ngột, có thể sốt đến 39, 40 độ C.
Đau đầu, đau cơ
Người bệnh bị đau đầu, đau mỏi chân tay, đau sau hốc mắt. Một số người còn bị đau họng, đau vùng thượng vị dạ dày, kèm theo buồn nôn và tiêu chảy.
Ở trẻ em, ngoài sốt thì đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi bật.
Xuất huyết nhẹ
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5, cơn sốt đã hạ, nhưng có thể bị xuất huyết: chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng.
Ban thường xuất hiện dạng sẩn, đầu tiên ở thân mình, sau đó lan rộng theo hướng ly tâm đến chân tay, mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa.
Ban sốt xuất huyết thường xuất hiện dạng sẩn
Hạ tiểu cầu và cô đặc máu
Hai biểu hiện này cần được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng nặng.
Tiểu cầu hạ: Biến chứng này không khiến cho người bệnh sốt cao hay mệt mỏi nhiều nên khó nhận biết. Cần xét nghiệm máu để kiểm tra tiểu cầu.
Cô đặc máu: Việc máu bị cô đặc sẽ dẫn đến các hệ luỵ khác như mệt mỏi, đau nhức toàn thân, sốt cao và đầu óc lơ mơ, không tỉnh táo.
Trẻ em bị sốt xuất huyết nên làm gì?
Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần.
Việc điều trị của bác sĩ chủ yếu nhằm giảm triệu chứng và hạn chế bệnh biến chứng nặng.
Khi xác định bị sốt xuất huyết, người bệnh sẽ được kê đơn điều trị tại nhà hoặc nhập viện tùy theo tình trạng bệnh.
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Bác sĩ có thể kê một số thuốc để giảm sốt như Paracetamol, cần tránh các thuốc giảm đau có nguy cơ tăng biến chứng chảy máu như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium.
Không tự ý dùng thuốc kháng sinh
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra, không phải do vi khuẩn. Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh,
Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM, khuyến cáo không nên dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp này, vì kháng sinh không có
tác dụng điều trị sốt xuất huyết.
Ăn uống lành mạnh
Người bệnh cần ăn uống lành mạnh, ăn những món dễ tiêu hóa, tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ, khó tiêu. Ngoài ra, cũng cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Duy trì điều trị và theo dõi trong khoảng 12 ngày, nếu không có triệu chứng gì bất thường thì có nghĩa là bệnh đã khỏi.
Phòng tránh sốt xuất huyết trẻ em
Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền nhiễm. Do đó, cần chủ động phòng chống muỗi đốt để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
Phòng tránh muỗi đốt để phòng bệnh sốt xuất huyết
Các cách phòng tránh muỗi đốt:
- Dọn dẹp môi trường sống, phát quang bụi rậm, dọn sạch lá cây rụng, không để chỗ cho muỗi trú ngụ
- Đổ hết nước trong các dụng cụ chứa nước không dùng đến, như chum, vại, mảnh sành, nắp chai nhựa…
- Thay nước bình hoa, tiểu cảnh thường xuyên, vì muỗi có thể sinh sản trong nước
- Nên trồng một số cây đuổi muỗi quanh nhà, hoặc đặt những chậu cây nhỏ trong các góc nhà
- Nên mặc quần áo dài tay khi ra ngoài trời, nhất là thời điểm có nhiều muỗi
- Mắc màn khi ngủ, dùng đèn bắt muỗi
- Dùng sản phẩm lăn và xịt chống muỗi từ thảo dược giúp phòng tránh muỗi đốt cho cả gia đình
Sản phẩm lăn và xịt chống muỗi từ thảo dược nhỏ gọn có thể mang theo bên mình để dùng khi đi học, đi làm, đi chơi, đi dã ngoại, rất tiện dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Lăn Antimuoi Nhất Nhất
Thành phần: Almond Oil (Dầu hạnh nhân), Alpha Tocopherol (Vitamin E), Citronella Essential Oil (Tinh dầu sả java), Geranium Essential Oil (Tinh dầu Hoa phong lữ), Lemongrass Essential Oil (Tinh dầu sả chanh).
Công dụng:
- Dùng lăn lên da, hương thơm từ tinh dầu trong sản phẩm giúp làm thơm da, làm dịu da khi ngứa, giúp ngăn ngừa muỗi và côn trùng.
- Sản phẩm an toàn, dưỡng da mềm mịn nhờ thành phần vitamin E và dầu hạnh nhân có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa da, tăng cường dưỡng ẩm cho da, thân thiện với sức khỏe và làn da của cả mẹ bầu và trẻ em từ 6 tháng tuổi.
Xịt Antimuoi Nhất Nhất
Thành phần: Glycerin, Ethanol, Water, Tween 80, Citronella Essential Oil (Tinh dầu sả java), Geranium Essential Oil (Tinh dầu Hoa phong lữ), Lemongrass Essential Oil (Tinh dầu sả chanh).
Công dụng:
- Dùng xịt lên da, hương thơm từ tinh dầu trong sản phẩm giúp làm thơm da, làm dịu da khi ngứa, giúp ngăn ngừa muỗi và côn trùng.
- Sản phẩm an toàn, dưỡng da mềm mịn nhờ thành phần Glycerin, tăng cường dưỡng ẩm cho da, thân thiện với sức khỏe và làn da của cả mẹ bầu và trẻ em từ 6 tháng tuổi.
|
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm