Tại buổi thăm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 8/2 của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi tới thăm, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú kiến nghị Chính phủ duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025 và phương án cơ cấu lại các ngân hàng mua bắt buộc để có cơ sở triển khai thực hiện.
Theo ông Tú, năm 2021, ngành ngân hàng có những đóng góp vào thành tựu của nền kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong cuộc gặp mặt khai xuân ngành ngân hàng
Ông Tú cũng đề cập đến rủi ro lạm phát có nguy cơ tăng cao khi giá nguyên, nhiên, vật liệu của thế giới vẫn ở mức cao (chi phí đẩy) và áp lực phục hồi kinh tế trong nước nửa cuối năm 2022 (cầu kéo), xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia, độ trễ của các gói kích thích kinh tế khá lớn 2 năm qua sẽ tác động tới diễn biến lạm phát, thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước, nhất là khi nền kinh tế của chúng ta có độ mở cửa cao.
Nợ xấu cũng đề cập nguy cơ tăng cao do ảnh hưởng của dịch bệnh; doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn dẫn đến khó đảm bảo thực hiện được mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ trước mắt là hết sức cần thiết nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu gia tăng và rủi ro kỳ hạn thanh khoản trong trung hạn. Việc cung ứng vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung dài hạn) vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng trong khi nguồn vốn ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, làm gia tăng rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản cho hệ thống TCTD.
Tái cơ cấu các TCTD là một vấn đề rất lớn mà ngành ngân hàng đang tập trung triển khai nhưng còn đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, vốn điều lệ các ngân hàng thương mại Nhà nước tăng chưa tương xứng với vai trò, vị thế chủ đạo dẫn dắt thị trường đã hạn chế năng lực của các ngân hàng này trong vai trò chủ lực, trụ cột thực hiện chính sách của nhà nước, của Chính phủ, đặc biệt là việc mở rộng các chương trình tín dụng chính sách, tham gia vào các dự án lớn, các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia để góp phần khôi phục nền kinh tế.
Trong buổi gặp với Thủ tướng, Phó thống đốc Đào Minh Tú kiến nghị 5 vấn đề với Chính phủ về hoạt động ngành ngân hàng. Thứ nhất, Phó Thống đốc mong muốn Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo, sớm phê duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025 và phương án cơ cấu lại các ngân hàng mua bắt buộc để có cơ sở triển khai thực hiện.
Thứ hai, NHNN cũng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp với NHNN để triển khai gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo triển khai sớm, hiệu quả, đúng đối tượng, đúng mục tiêu.
Thứ ba, Phó Thống đốc cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo sớm tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, tạo điều kiện cho các ngân hàng này tăng cường năng lực tài chính, phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn của nhà nước.
Để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, NHNN kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội gia hạn thời gian áp dụng Nghị quyết 42 để tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, song song với việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng một luật về xử lý nợ xấu của nền kinh tế.
Vấn đề cuối cùng, nhằm mở rộng hệ sinh thái số và phát triển dịch vụ ngân hàng số, thanh toán số, NHNN đề xuất với Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chú trọng đẩy mạnh phát triển, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu trong từng ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế địa phương, vùng, lãnh thổ, tạo thuận lợi cho việc tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các ngân hàng, trung gian thanh toán.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm