Ông Phạm Thiếu Hoa, người điều hành "cỗ máy in tiền" của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Ông Phạm Thiếu Hoa, người điều hành "cỗ máy in tiền" của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Chủ tịch Vinhomes Phạm Thiếu Hoa thuộc thế hệ đầu lãnh đạo lâu năm của Tập đoàn Vingroup. Ông Hoa lận lưng những bài học kinh doanh thời còn ở Đông Âu trước khi điều hành “cỗ máy in tiền” cho tỷ phủ Phạm Nhật Vượng.

Ông Hoa chỉ mới xuất hiện gần đây trên truyền thông, khi nói về các dự định xây nửa triệu căn nhà ở .

Nhà ở xã hội của Vinhomes với tên gọi là Happy Homes , là những dự án đô thị độc lập, tách biệt khỏi các dự án nhà ở thương mại của Vinhomes hoặc là các khu đất nhà ở xã hội trong các đại dự án của doanh nghiệp này.

Happy Home được triển khai theo mô hình "full tiện ích", quy mô 50 - 60 hecta trở lên và được triển khai tại vùng ven của các tỉnh, thành phố lớn - nơi đang "khát" nhà ở cho lao động thu nhập thấp- như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng...

Bao gồm 3 loại: Loại 1 bán gần 300 triệu đồng, là các căn hộ trong các tòa nhà cao tối đa 7 tầng, diện tích từ 24 m2 sàn và 12 m2 gác xép. Loại 2 là các căn hộ trong các tòa nhà cao 15 - 21 tầng, diện tích từ 30 - 50 m2, với mức giá 400 - 700 triệu đồng. Loại 3 là các căn nhà liền kề 3 tầng, có diện tích từ 50 - 70 m2, giá bán tối đa 950 triệu đồng.

Ông Hoa nói rằng Vinhomes đã nộp đơn xin xây dựng một số dự án nhà ở xã hội tại các quận huyện của Hà Nội và TP HCM, đồng thời cũng chuẩn bị xây dựng phần đất nhà ở xã hội trong các dự án hiện có của mình. Dự án đầu tiên dự kiến được khởi công vào tháng 8 năm nay. Các tòa nhà đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 6/2023.

pham_thieu_hoa

Chủ tịch HĐQT Vinhomes Phạm Thiếu Hoa

"Nửa triệu căn nhà ở xã hội là con số rất lớn và tôi khẳng định 100% số căn nhà sẽ đến tay đúng đối tượng! Chúng tôi sẽ tổ chức bán hàng trực tiếp, công khai. Mọi hồ sơ đăng ký sẽ được thẩm định trước khi trình lên các Sở Xây dựng để xin phép nên chúng tôi tin rằng các căn nhà này sẽ đến đúng địa chỉ", ông Phạm Thiếu Hoa nói về tham vọng về thị trường mà Vinhomes mới tham gia.

Ông Phạm Thiếu Hoa được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Vinhomes 11/5/2022. Và gần như ngay lập tức, ông xuất hiện trước truyền thông với những thông điệp mạnh mẽ về những ngôi nhà nhỏ cho người thu nhập thấp. Ít ai biết rằng, trước khi ngồi ghế nóng, ông Phạm Thiếu Hoa là người kín tiếng trong dàn lãnh đạo của Vingroup. Tuy nhiên, ông được xem là người nắm vị trí chủ chốt, giúp VinHomes phát triển quỹ đất lên đến 165 triệu m2 – một yếu tố vô cùng quan trọng giúp ‘cỗ máy in tiền’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng không bị gián đoạn.

Theo hồ sơ, ông Phạm Thiếu Hoa sinh ngày 6/11/1963, tại Hà Nam, hiện đang thường trú tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản Trị Kinh doanh của trường Đại học Nam California.

Từ năm 1987 đến năm 2002, ông Phạm Thiếu Hoa phụ trách công tác xuất nhập khẩu tại Công ty Leaprodexim Vietnam. Từ năm 2003 đến năm 2005, ông Hoa đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Technocom, công ty sản xuất mì gói mà ông Phạm Nhật Vượng gây dựng tại Ukraine (tiền thân của Tập đoàn Vingroup ).

Tháng 12/2005, ông Hoa được bổ nhiệm làm Giám đốc Phát triển dự án CTCP Vincom. Ngoài ra, ông còn là thành viên HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển địa ốc Thành phố Hoàng Gia, thành viên HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Hồ Tây.

Từ tháng 2/2015, ông Phạm Thiếu Hoa được bầu vào vị trí thành viên HĐQT CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội. Ngoài ra, ông Hoa còn là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng, thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc CTCP Phát triển đô thị Nam Hà Nội.

Tháng 2/2018, ông Phạm Thiếu Hoa được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Phát triển dự án Vinhomes. Ngày 18/5/2019, ông Phạm Thiếu Hoa được bổ nhiệm thay thế bà Lưu Thị Ánh Xuân làm Tổng Giám đốc Vinhomes.

Từ 08/07/2020 ông Hoa là thành viên HĐQT Công ty cổ phần Vinhomes, đến 11/5/2022 ông được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vinhomes.

Vinhomes là công ty con trực thuộc Tập đoàn Vingroup. Từ những năm 1998-1999, khi mới trở về Việt Nam từ Ukraine, ông Phạm Nhật Vượng đã sớm bắt tay vào lĩnh vực bất động sản bằng việc thành lập 2 công ty bất động sản ở Việt Nam là Vinpearl năm 2000 và Vingroup năm 2002.

Tuy nhiên phải đến năm 2008, CTCP Đô thị BIDV - tiền thân của Vinhomes mới ra đời, với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 300 tỷ đồng, hướng đến mục tiêu xây dựng phát triển khu đô thị, nhà ở.

Năm 2009, công ty đổi tên thành CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội, đồng thời tăng vốn điều lệ lên mức 2.000 tỷ đồng vào 2010. Từ thời điểm này, Vinhomes nhanh chóng trở thành "con gà đẻ trứng vàng" và “cỗ máy in tiền” trong hệ sinh thái doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Ngay từ khi thành lập, Vinhomes đã mang về nguồn doanh thu khổng lồ cho Tập đoàn mẹ là Vingroup.

Theo đó, trong năm 2020, doanh nghiệp do ông Hoa làm Chủ tịch ghi nhận trên 71.500 tỷ đồng doanh thu và hơn 28.200 tỷ lãi ròng, tăng lần lượt 39% và 16% so với năm 2019.

Năm 2021, Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu 90.000 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 35.000 tỷ đồng, tăng trưởng 24%. Đây là mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục của doanh nghiệp này kể từ khi thành lập đến nay.

Mặc dù vậy, tại Vinhomes tỷ phú Phạm Nhật Vượng chỉ nắm chức vụ thành viên hội đồng quản trị. Hai cánh tay đắc lực và quan trọng giúp Vinhomes vận hành một cách trơn tru chính ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch Vinhomes và bà Phạm Diệu Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vingroup, phụ trách Vinhomes.

Không chỉ nhiều tiền, Vinhomes là công ty dẫn đầu thị trường bất động sản Việt Nam với quỹ đất lên tới 165 triệu m2, cao nhất thị trường, vượt trội hơn hẳn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy đã triển khai liên tiếp nhiều dự án với quy mô lớn qua các năm nhưng Vinhomes mới chỉ sử dụng khoảng 10-15% quỹ đất của mình.

Như vậy, phần lớn đất của Vinhomes vẫn đang chờ được khai phá, dự kiến đủ để công ty này sử dụng và phát triển các dự án trong 10-15 năm tới.

Đến nay, Vinhomes đang quản lý 23 khu đô thị tại 7 tỉnh thành với tỷ lệ hấp thụ trung bình lên đến 95%. Theo thống kê của Forbes Việt Nam, từ năm 2014 đến nay Vinhomes đã hoàn thành 74.700 đơn vị nhà ở, chiếm ngôi vị số 1 về nguồn cung, bỏ xa các đối thủ.

Trong giai đoạn 2016-9M2019, Vinhomes chiếm tới 22% thị phần căn hộ đã bán tại HN và TP. HCM. Trong đó, chỉ tính riêng phân khúc cao cấp, Vinhomes chiếm tới 40% thị phần, bỏ xa các doanh nghiệp đứng sau với thị phần xấp xỉ 6%.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Đại học Quốc gia TPHCM giảm bớt phương thức tuyển sinh
07 Tháng 10, 2024

Năm 2025, Đại học Quốc gia TPHCM dự kiến bớt các phương thức tuyển sinh đại học, chỉ giữ lại 3 phương thức xét tuyển.

Đọc thêm
Cảnh giác thủ đoạn giả danh shipper chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác thủ đoạn giả danh shipper chiếm đoạt tài sản

06 Tháng 10, 2024

Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Phú Thọ khuyến cáo người dân thủ đoạn...

Giá nhà liên tục lập đỉnh, làm sao để GenZ mạnh dạn mua nhà?

Giá nhà liên tục lập đỉnh, làm sao để GenZ mạnh dạn mua nhà?

06 Tháng 10, 2024

Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua...

Đỗ Hùng Dũng tiết lộ tiêu chí chọn người của HLV Kim Sang Sik

Đỗ Hùng Dũng tiết lộ tiêu chí chọn người của HLV Kim Sang Sik

06 Tháng 10, 2024

Trả lời truyền thông trước buổi tập mới đây, tiền vệ Đỗ Hùng Dũng tiết lộ nhiều điều thú vị.

Bộ Y tế cảnh báo thủ đoạn mạo danh các đoàn thanh tra, kiểm tra để lừa đảo

Bộ Y tế cảnh báo thủ đoạn mạo danh các đoàn thanh tra, kiểm tra để lừa đảo

06 Tháng 10, 2024

Các đối tượng giả mạo văn bản chỉ đạo của Sở Y tế với nội dung sẽ tiến hành kiểm tra tại các cơ sở...

Cân nhắc hình thức chọn môn thi thứ 3 tuyển sinh THPT

Cân nhắc hình thức chọn môn thi thứ 3 tuyển sinh THPT

06 Tháng 10, 2024

Nhiều nhà giáo, cán bộ quản lý GD đồng tình việc Bộ GD&ĐT quy định cụ thể chỉ thi 3 môn với phương thức tuyển...

0.65512 sec| 2271.797 kb