Sáng ngày 26/04, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) đãtổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022. VNM lên kế hoạch doanh thu năm nay trên 64,000 tỷ đồng và lãi ròng 9,720 tỷ đồng, cổ tức tiền mặt duy trì tỷ lệ 38.5% (3,850 đồng/cp). Cuộc họp cũng đánh dấu việc Chủ tịch Lê Thị Băng Tâm rời khỏi HĐQT sau nhiều năm gắn bó.
HĐQT trình cổ đông phương án chia cổ tức năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 38.5%, trong đó Công ty đã tạm ứng 2 đợt vào tháng 9/2021 (15%) và tháng 1/2022 (14%). Cổ tức còn lại 9.5% dự kiến sẽ được chi trả vào tháng ́8/2022 theo ngày đăng ký cuối cùng là 07/07.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc
Dự kiến cổ tức năm 2022 cũng duy trì cùng tỷ lệ 38.5% tương ứng số tiền dự chi hơn 8,000 tỷ đồng. Công ty dự kiến sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 với tỷ lệ 15% cùng thời điểm với cổ tức còn lại của năm 2021.
Năm 2022, VNM tiếp tục duy trì cổ tức ở mức cao 38.5% tương đương năm trước. Cổ tức còn lại của năm 2021 (9.5%) và cổ tức tạm ứng đợt 1 năm 2022 (15%) dự kiến sẽ được tạm ứng vào tháng 8 tới.
VNM tiếp tục nuôi tham vọng tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam trong năm 2022, đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hướng đến phục vụ nhu cầu dinh dưỡng toàn diện; đặt trải nghiệm người tiêu dùng làm trọng tâm trong việc phát triển chiến lược tiếp cận và phân phối đa kênh.
Vinamilk cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, phát triển chiến lược tiếp cận và phân phối đa kênh.
Về tài chính, VNM đặt mục tiêu năm 2022 sẽ đem về doanh thu 64,070 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước; lãi ròng dự kiến đạt 9,720 tỷ đồng, thu hẹp 8%.
Với mức tăng 2.2% so với năm 2020, tổng doanh thu hợp nhất năm 2021 của VNM đạt 61,012 tỷ đồng, lần đầu vượt mức 60,000 tỷ đồng và thực hiện 98.2% kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, doanh thu hợp nhất quý 4/2021 đã tăng trưởng xấp xỉ 10%, là mức tăng trưởng theo quý nhanh nhất trong gần 5 năm trở lại đây.
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh quốc tế đạt 9,717 tỷ đồng, tăng 10.5% so với năm 2020. Các thị trường trọng điểm tại Trung Đông, Hoa Kỳ và Campuchia tiếp tục đóng vai trò chủ chốt và duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nhu cầu đối với sản phẩm sữa vẫn phục hồi và công tác phát triển thị trường đạt hiệu quả cao. Với 2 thị trường xuất khẩu mới được khai thác trong năm, tổng số thị trường xuất khẩu lũy kế đã tăng lên 57.
Trong giai đoạn mới, VNM hợp tác cùng Vilico để đầu tư và xây dựng Nhà máy chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Dự án nhà máy sữa tại Hưng Yên có tổng mức đầu tư dự kiến là 4,600 tỷ đồng (gần 200 triệu USD), trên diện tích gần 25 ha, tổng công suất thiết kế ước đạt khoảng 400 triệu lít/năm.
Một trong những vấn đề rất được cổ đông Vinamilk quan tâm lần này là công tác nhân sự. Theo đó, bà Lê Thị Băng Tâm rời khỏi HĐQT cũng như vị trí Chủ tịch HĐQT cho nhiệm kỳ 2022-2026 của Vinamilk. VNM.
Bà Lê Thị Băng Tâm sinh năm 1947, là tiến sỹ kinh tế đại học Kinh tế Tài chính Leningrat và có chứng chỉ tài chính quốc tế tại trường North University London. Bà nắm giữ vị trí cao nhất tại VNM từ tháng 7/2015.
Bà Tâm từng là Chủ tịch Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC), Thứ trưởng Tài chính (1995-2006), Phó Cục trưởng, Cục trưởng, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước Trung ương và nhiều chức vụ khác tại Bộ Tài chính.
Người được bầu bổ sung thay bà Tâm là ông Nguyễn Hạnh Phúc. Ông Phúc nguyên là Uỷ viên TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Thái Bình, Tổng thư ký, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm