Nước lũ các sông dâng cao, Hà Nội sẵn sàng sơ tán dân

Nước lũ các sông dâng cao, Hà Nội sẵn sàng sơ tán dân
Nước lũ sông Cầu, sông Bùi ở Hà Nội lên mức báo động 3, sông Hồng sát mức báo động 1, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu sẵn sàng phương án sơ tán dân.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội cho biết nhiều con sông tại thủ đô lũ đã lên mức 3.

Cụ thể, mực nước sông Bùi tại trạm thủy văn Yên Duyệt hồi 17h ngày 9-9 đạt 7m (mực nước báo động III là 7m).

Thời điểm 22h40 ngày 9/9, mực nước trên sông Cầu, Sóc Sơn cũng đã lên mức báo động 3: 8,02m (mực nước báo động III là 8,00m).

Hà Nội lệnh Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức và Sóc Sơn thi hành nghiêm những quy định khi có lệnh báo động III.

Đêm 9/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có công điện về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các sông. 

Để chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các cấp, các ngành căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm "4 tại chỗ" phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông, trên sông biết để chủ động phòng, tránh bảo đảm an toàn.

Nước lũ các sông dâng cao, Hà Nội sẵn sàng sơ tán dân

Lũ trên càng sông ở Hà Nội đang dâng cao. Ảnh: Phạm Hưng.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người dân ở tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là các vùng ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ lũ rừng ngang bằng nhiều hình thức để thông báo, cảnh báo người dân; tăng cường tuyên truyền tại các trường học, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp; phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền đến từng tổ chức, hộ gia đình.

Tổ chức trực ban, ứng trực 24/24h: theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; bố trí cán bộ trực ban 24/24h, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; theo dõi sát sao các bản tin , cảnh báo mưa lũ; kịp thời về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố khi có sự cố, tình huống bất thường; duy trì liên lạc thường xuyên với các địa phương, đơn vị để nắm bắt tình hình và chỉ đạo kịp thời. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra; duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi có tình huống xảy ra; kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân đội, công an, y tế để ứng cứu kịp thời, hiệu quả.

Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về việc xả lũ các hồ chứa thủy điện thượng nguồn, lũ lớn trên các tuyến sông; kịp thời thông báo cho người dân ở những vùng thấp, trũng có khả năng bị ngập hoặc có nguy cơ bị sạt lở biết để chủ động phòng tránh; không để người dân đến những khu vực bị ngập, có nguy cơ sạt lở.

Chủ động rà soát, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết; xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm, khu vực bãi giữa sông Hồng, lên danh sách các hộ dân cần sơ tán; chuẩn bị các điểm sơ tán an toàn, đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn người dân nắm rõ quy trình, thao tác khi có lệnh sơ tán; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, đảm bảo an toàn đối với người dân; phân công cán bộ phụ trách từng khu vực, hộ gia đình cần sơ tán, đảm bảo không bỏ sót người dân.

Yêu cầu chủ đầu tư các công trình đang thi công trên sông, ven sông, các chủ phương tiện vận tải thủy chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình; rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp nơi bãi sông..; chủ động thu hoạch hoa màu ở những vùng bãi thấp, trũng có nguy cơ bị ngập lũ.

Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các đò ngang, đò dọc, các phương tiện nổi trên sông để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện; cần thiết tạm ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn.

Có phương án bảo vệ tài sản, kho tàng, hàng hóa của Nhà nước và Nhân dân ở những vùng có khả năng bị ảnh hưởng của lũ; di chuyển chất dễ cháy, nổ, hóa chất độc hại ra khỏi vùng bãi sông; đảm bảo an toàn về điện.

Tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra; thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ theo đúng quy định của Luật Đê điều và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 6-1-2009.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô, Giám đốc Công an thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan sẵn sàng phương án hiệp đồng với các lực lượng chức năng của Thành phố để triển khai các biện pháp phòng, chống lũ và ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra; Duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động, hỗ trợ công tác di dời, cứu hộ, cứu nạn người dân tại các khu vực nguy hiểm; Tăng cường tuần tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm, đảm bảo trật tự, an toàn cho người dân và tài sản, hướng dẫn, điều tiết đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan phối hợp với Công an thành phố Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, sẵn sàng triển khai phương án phân luồng tổ chức giao thông, bố trí lực lượng hướng dẫn và đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, cầu qua sông; kịp thời xử lý sự cố, kiên quyết ngăn chặn hoạt động của những phương tiện giao thông thủy không đảm bảo an toàn; Kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền và hoạt động tại các bến cảng, khu neo đậu để đảm bảo an toàn về người và phương tiện.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc: Kiểm tra, rà soát hệ thống đê điều, kè, cống, trạm bơm, các công trình phòng chống lũ khác, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả; kiểm tra kỹ thuật, đánh giá hiện trạng, khả năng chịu lực của hệ thống đê điều, kè; sửa chữa, gia cố ngay các vị trí xung yếu, hư hỏng; kiểm tra, bảo dưỡng các trạm bơm, cống, đảm bảo vận hành tốt khi cần thiết; chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị, nhân lực để xử lý sự cố đê điều, kè; kiện toàn các đội xung kích kiểm tra đê điều, sẵn sàng ứng phó với các sự cố có thể xảy ra, đảm bảo an toàn đê điều, hồ, đập, các công trình thủy lợi

Tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Công điện này và công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo những vấn đề đột xuất, phát sinh, vượt thẩm quyền.

Giám đốc Sở Công Thương rà soát phương án đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho người dân, đặc biệt là tại các khu vực bị ảnh hưởng/chia cắt bởi mưa lũ; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; Sẵn sàng phương án hỗ trợ các hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do mưa lũ; Phối hợp với các đơn vị liên quan để vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến các vùng bị cô lập, khó khăn...

Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội rà soát, thống kê các đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn tại các khu vực có nguy cơ cao; Sẵn sàng phương án hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ các đối tượng này trong và sau mưa lũ; Kịp thời tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ tinh thần cho người dân khi có tình huống xảy ra.

Giám đốc Sở Y tế: Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại các khu vực có nguy cơ cao và các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ; Chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, vật tư y tế, hóa chất xử lý môi trường để ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; Tổ chức các đội y tế lưu động, sẵn sàng khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân tại các vùng bị ảnh hưởng; Phối hợp với các đơn vị liên quan để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân trong và sau mưa lũ.

Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị khẩn trương triển khai ngay giải tỏa cây đổ, cành gãy, xử lý thu dọn cây đổ, cành gãy, dựng lại cây, trồng thay thế và dọn vệ sinh; Kiểm tra, rà soát các công trình xây dựng, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt tại các khu nhà tập thể cũ ở khu vực có nguy cơ cao; Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để hỗ trợ di dời người dân, tài sản tại các khu vực nguy hiểm; Bảo đảm nguồn cung cấp nước sạch sinh hoạt phục vụ người dân

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình mưa lũ; Chỉ đạo các nhà mạng đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và ứng phó với mưa lũ; Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình mưa lũ, các biện pháp phòng tránh, ứng phó đến người dân thông qua các kênh truyền thông đại chúng và mạng ; Xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội rà soát, kiểm tra, đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; Sẵn sàng phương án cắt điện khẩn cấp khi cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dân, sau đó khôi phục trong thời gian nhanh nhất; Chuẩn bị lực lượng, phương tiện ứng trực để khắc phục sự cố điện do mưa lũ gây ra, trong đó ưu tiên không để ảnh hưởng đến các trạm bơm tiêu thoát.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
[GIẢI ĐÁP] Trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong hay không?

[GIẢI ĐÁP] Trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong hay không?

19-01-2025 07:14

Nhiều người có quan niệm uống nghệ mật ong giúp chữa bệnh dạ dày. Vậy liệu người bệnh trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong không và nên dùng như thế nào?

Nổi bật trang chủ
19 Tháng 01, 2025

Thông tin chương trình "Gặp nhau cuối tuần" trở lại VTV3 sau 19 năm phát sóng đang được khán giả quan tâm.

Đọc thêm
Công Phượng có cơ hội thay thế Xuân Son ở tuyển Việt Nam

Công Phượng có cơ hội thay thế Xuân Son ở tuyển Việt Nam

18 Tháng 01, 2025

Lúc này, HLV Kim Sang-sik đang gấp rút tìm giải pháp thay thế Xuân Son và Công Phượng khả năng đang là một trong những...

Thêm quốc gia châu Phi là đối tác của BRICS

Thêm quốc gia châu Phi là đối tác của BRICS

18 Tháng 01, 2025

Bộ Ngoại giao Brazil đã công bố Nigeria gia nhập BRICS với tư cách là quốc gia đối tác của hiệp hội.

Báo Thái Lan liệt kê 9 ngôi sao có cơ hội nhập tịch Việt Nam

Báo Thái Lan liệt kê 9 ngôi sao có cơ hội nhập tịch Việt Nam

18 Tháng 01, 2025

Báo chí Thái Lan dự đoán sẽ có thêm 9 cầu thủ được nhập tịch nhằm giúp HLV Kim Sang-sik nâng tầm đội tuyển Việt...

NSƯT Kim Tử Long gặp lại 'người yêu năm 17 tuổi' tại Táo Xuân

NSƯT Kim Tử Long gặp lại 'người yêu năm 17 tuổi' tại Táo Xuân

18 Tháng 01, 2025

Táo Xuân 2025 không chỉ dừng lại ở việc mang đến những mảng miếng hài hước, dí dỏm mà còn lồng ghép nhiều thông điệp...

Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

18 Tháng 01, 2025

Ông Dmitry Trenin, một trong những chuyên gia chính sách đối ngoại giỏi nhất của Nga, mới đây đã đưa ra những dự đoán cần...

0.71136 sec| 2279.383 kb